PDA

View Full Version : Mất hết khi vay tiền bằng hợp đồng bán nhà, đất


johnnydan9
02-13-2012, 17:14
Bằng h́nh thức cho vay tiền thông qua việc ép người vay kư hợp đồng mua bán nhà, đất để làm tin, nhiều người “nhẹ dạ cả tin” đă bị mất nhà, đất mà không hề hay biết.

Trường hợp của ông H. và ông N. (huyện Long Thành, Đồng Nai) là tiếng chuông cảnh báo cho tất cả mọi người.


Do cần vốn để làm ăn mà ngân hàng không cho vay nên vào tháng 1/2012, ông H. và ông N. đă t́m cách vay vốn bên ngoài. Qua người môi giới, hai ông đă vay được 30 tỷ đồng với lăi suất tạm thời 2%/tháng. Biết hai ông đang rất cần tiền cho công việc làm ăn nên bên cho vay đă buộc hai ông phải kư giấy ủy quyền giao diện tích 17.000 m2 đất thuộc quyền sở hữu của hai ông cho bên cho vay để họ được toàn quyền định đoạt đồng tời họ hứa sẽ chuyển hồ sơ vay qua ngân hàng để hai ông được trực tiếp vay tiền của ngân hàng với mức phí 5% trên tổng số tiền vay hai ông phải thanh toán.
http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/khanhan/2-2012/tuan3/nguoiduatin-vaytin.jpgCẩn thận với vay tiền bằng hợp đồng bán nhà, đất (Ảnh minh họa)



Không nắm bắt được tính chất nghiêm trọng của sự việc, ngày 29/1/2011, ông H. và ông N. đă đi công chứng hợp đồng ủy quyền theo yêu cầu của bên cho bên cho vay. Theo đó, bên cho vay được quyền chuyển nhượng, tặng cho và thế chấp toàn bộ diện tích đất của hai ông. Nhưng sau đó, bên cho vay đề nghị hai ông hủy hợp đồng ủy quyền và thay bằng hợp đồng chuyển nhượng đất để họ tiện làm thủ tục vay tiền ngân hàng giúp hai ông. Theo hợp đồng, giá chuyển nhượng đất tương ứng với số tiền cho vay là 30 tỷ đồng trong khi giá trị thật của khu đất hơn 100 tỷ đồng.
Sau khi mọi thủ tục đă hoàn tất nhưng không thấy bên cho vay thực hiện những điều họ đă hứa, vào tháng 6-2011, hai ông đă kiện bên cho vay ra ṭa khi phát hiện bên cho vay đă hoàn tất thủ tục sang tên đất bằng hợp đồng chuyển nhượng đất nêu trên. Hai ông cam kết trả lại số tiền đă vay cộng với lăi suất vay đồng thời yêu cầu hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đất. Hiện ṭa án đă thụ lư vụ án nhưng việc có lấy lại được đất hay không vẫn c̣n là điều phải chờ đợi .


Một trường hợp “Dở khóc dở cười” khác cũng xảy ra với bà P. (B́nh Dương). Do việc kinh doanh thua lỗ hơn 500 triệu đồng nên bà P. muốn vay vốn để làm lại từ đầu nhưng không tŕnh bày được phương án kinh doanh nên ngân hàng không đồng ư cho bà vay vốn.
Đang "cay cú" và muốn gỡ lại những mất mát trong kinh doanh, bà P. đă nhờ vả môi giới và được bà H. cho vay 700 triệu đồng với điều kiện bà P. phải thế chấp bản chính giấy đỏ cho bà H. với thời hạn vay ba tháng, lăi suất vay 3%/tháng.
Không dừng lại ở đó, khi tới hạn trả nợ nhưng vẫn chưa có tiền nên bà P. đă đề nghị bà H. cho vay thêm 300 triệu đồng với lư do phần đất của bà trị giá gần 2 tỷ đồng. Lợi dụng hoàn cảnh đang cần tiền của bà P, bà H. đă ra điều kiện buộc bà P.đồng ư với điều kiện bà P. phải ra công chứng kư hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà. Hai bên hợp đồng miệng bằng bản thỏa thuận trong thời hạn năm tháng bà P. có quyền chuộc lại đất và hủy hợp đồng chuyển nhượng đất.


Đúng thời hạn của bản hợp đồng miệng, bà P. đem tiền đi chuộc đất lúc đó mới biết là bà H. đă bán tiếp phần đất của bà cho người khác với giá 2 tỉ đồng. Bà P. đă kiện bà H. ra ṭa với những vấn đề nói trên, tuy nhiên, việc có lấy lại được miếng đất hay không vẫn là điều bà P. đang ngậm ngùi chờ đợi.
Đó là hai trong số rất nhiều những trường hợp v́ thiếu hiểu biết về các thủ tục cần thiết khi vay nợ nên vô t́nh đă trở thành cơ hội cho những chủ nợ ép vay bằng những bản hợp đồng bán nhà, bán đất để rồi khi nhận ra th́ người vay đă phải trắng tay với những bản hợp đồng mà ḿnh đă vô t́nh kư tên.
Phan An