Log in

View Full Version : Môn vơ kỳ bí và mối họa ‘sát vợ’


tonycarter
02-15-2012, 05:36
Theo học vơ của cao nhân Thoong Phênh, rồi lại bái ông Kha Lai làm thầy, nhưng cuối cùng ông Ón cũng phải bỏ dở giữa chừng. Bởi, theo ông, những “thuật” này có những cấm kỵ rất nghiêm ngặt và cái họa “sát thê” luôn đeo đẳng bên ḿnh…

Chứng kiến tài năng đến độ khó tin của Thoong Phênh, ông Ón đă quyết tâm gặp kỳ được vị cao nhân này để bái sư học đạo. Tuy nhiên, bao nhiêu lần đến năn nỉ xin học là bấy nhiêu lần ông bị từ chối.

“Ông Phênh cứ lắc đầu nguầy nguậy, không chịu nhận tôi. Ông bảo, cái “nghề” này phải có duyên mới học được, cực khổ trăm đường. Không những vậy, quan trọng hơn cả là phải có cái “tâm”, biết từ bỏ những dung tục đời thường mới mong thành công được. Nếu vẫn vướng bận, không rũ bỏ được “thú vui hồng trần” th́ sẽ rước họa vào thân.

Thế nhưng, lúc ấy, bởi quá say mê nên tôi vẫn kiên tŕ xin học cho kỳ được. Măi sau, ông Phênh mới gật đầu đồng ư. Nhưng ông cũng cảnh báo, tôi hăy “chừa cho ḿnh một cửa lui”, không nên dấn thân quá sâu để sau c̣n có thể quay lại được. Tôi đồng ư”, ông Ón kể.

Theo lời ông Ón, trong quá tŕnh theo học ông Phênh, nhiều lần ông Ón c̣n nhiều lần được chứng kiến ông Phênh làm phép “đuổi ma” chữa bệnh cứu người. Ông Phênh có cây gươm sáng loáng. Ông quư thanh gươm hơn bất cứ thứ ǵ trên đời này. Ông bảo, thanh gươm đó đă được thầy ông yểm phép, nên có thể xua đuổi ma tà. Trước đây, khi mới trở về, Ph́a Tạo vùng này đă dùng nhiều bạc trắng và cả chục con trâu mộng để gạ ông nhượng lại thanh gươm đó. Thế nhưng, dù sống trong nghèo khổ nhưng trước những của nải đó, ông chẳng động ḷng.

Trước khi chữa bệnh, ông Phênh thường “làm sạch” bản thân ḿnh bằng chính thanh gươm đó.

“Ông lấy mũi gươm ngoáy thật mạnh vào mũi, mắt ḿnh rồi cứa cả vào những kẽ tay, kẽ chân. Lưỡi gươm nhọn hoắt, sắc lẹm thế nhưng kỳ lạ, da thịt ông vẫn trơn tru không mảy may t́ vết. Nhờ thanh gươm ấy, người bệnh được ông chữa cho cũng nhiều vô kể”, ông Ón gật gù nhớ lại.

Nghe chuyện ông Ón kể về màn “làm sạch” khó tin này, anh bạn tôi là một người ngược xuôi Tây Bắc nhiều lần cũng thừa nhận, chính anh cũng chứng kiến cảnh ấy. Nhưng cũng như ông Ón, anh cũng không thể lư giải tại sao mà chỉ giật ḿnh kinh sợ.

“Cả tôi và mấy người bạn đi cùng đều chứng kiến thanh gươm nhọn hoắt, thử chạm vào th́ sắc đến độ xước da thịt, ấy vậy mà ông ta cứ dùng lưỡi gươm đâm qua kẽ chân kẽ, kẽ tay. Thậm chí, lưỡi gươm ấy c̣n đứng thẳng trên bát gạo, không hề suy chuyển. Liệu có phải là một phép “ảo thuật” đánh lừa thị giác không hay một điều kỳ bí khó giải thích th́ tôi không dám chắc”, anh bạn kể chắc nịch.

<table class="cms_table" align="center" width="200"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">http://img2.news.zing.vn/2012/02/13/vo-3.jpg</td> </tr> <tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">Ông Ḷ Văn Pín, xă Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên cũng có thuật chữa bệnh bằng kiếm tương tự như ông Thoong Phênh. Ông Ḷ Ngọc Ánh, Chủ tịch UBND xă Mường Luân cũng xác nhận việc chữa bệnh của ông Pín là có thật.</td> </tr> <tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">http://img2.news.zing.vn/2012/02/13/vo-4.jpg</td> </tr> <tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">Tuy nhiên, cũng phải chịu nhiều cấm kỵ nên ít người dám theo học. Thanh kiếm của ông Pín giờ được cất giữ cẩn thận trên ban thờ. “Không biết ở bên Lào thế nào chứ ở đây th́ không ai học nữa rồi. Thanh kiếm này chắc phải chôn theo tôi thôi”. Tay mân mê thanh gươm, ông Pín nói giọng đầy tiếc nuối.</td> </tr> </tbody></table>
Những cấm kỵ nghiêm ngặt và mối họa “sát thê”

Ṭ ṃ và ham mê đến vậy, thế nhưng, ông Ón chỉ học được một thời gian rồi lại bỏ dở giữa chừng. Bởi, theo ông Ón, lời cảnh báo của ông Phênh năm nào tưởng như chỉ là câu nói “lửa thử vàng” hóa ra lại “vận” vào rất nhiều cao nhân không đành ḷng rũ bỏ “thú vui hồng trần”.

Theo đó, những người học không được lấy vợ, không được ham muốn cuộc sống giàu có, phải chấp nhận cả đời sống trong nghèo khổ. Nếu ai cố t́nh bước qua những phép tắc trên th́ như một lời nguyền, người đó sẽ không bao giờ có được hạnh phúc, thậm chí c̣n mang họa diệt thân.

“Ông Phênh, sau này, cũng đă lấy vợ. Nhưng chẳng bao lâu th́ vợ ông lăn ra chết. Rồi đến ông Khăm Phăn Ắc, cũng là người vùng này, so với Thoong Phênh th́ không nổi tiếng bằng nhưng tài chữa bệnh cũng thuộc hàng danh tiếng. Khi gặp ông Ắc và t́m hiểu, tôi cũng được ông cho hay, ông học những thuật này bên nước bạn Lào.

Sau đó, v́ không tuân thủ các phép tắc khi nhập môn nên ông Ắc đă phải chịu số phận rất bi đát. Đó là người vợ của ông không ốm đau bệnh tật mà đột tử khi c̣n rất trẻ. Người vợ thứ hai chưa kịp sinh cho ông được mụn con cũng rời bỏ ông về thế giới bên kia. Lần thứ 3 ông lập gia đ́nh cũng không thoát khỏi mối họa “sát thê”. Người vợ ấy cũng bị chết bất đắc kỳ tử.

Bởi thế, từ bỏ thú ham, tôi chỉ dừng lại ở việc t́m hiểu chứ không dám dấn thân quá sâu vào việc học những thuật này”, ông Ón kể.
<table class="cms_table" align="center" width="200"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">http://img2.news.zing.vn/2012/02/13/ong-on3.jpg</td> </tr> <tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">Ông Ón và vợ, cùng nhiều tài liệu mà ông sưu tầm, ghi chép bằng chữ cổ.</td> </tr> </tbody></table>
Cũng bởi mối họa luôn canh cánh ấy mà sau này, ông Phênh và ông Ắc cùng nhiều người khác cũng mất đi trong cảnh cô độc và nghèo khổ. V́ thế, nên theo lời ông Ón, truyền nhân của những vị cao nhân ấy đến giờ hầu như không c̣n ai. Những câu chuyện về vơ Lào lừng danh hay nhiều thuật chữa bệnh lạ kỳ cũng dần dần chỉ được kể lại như những truyền thuyết một thời.

“Tôi cũng đă xuất bản nhiều cuốn sách và đang trong quá tŕnh hoàn thiện một số công tŕnh nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng bằng tiếng dân tộc. Dù mất cả nửa cuộc đời để t́m hiểu, sưu tầm tôi vẫn chưa thể lư giải hết, vén bức màn huyền bí của mảnh đất này. Thế nhưng, dù thế nào, những nét huyền bí ấy cũng là một phần không thể thiếu làm nên nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Lào, Thái nơi đây”, ông Ón nói.

Lê Trang
Theo Infone