PDA

View Full Version : Bóng đá Việt & cơn ác mộng bạo lực


megaup
02-15-2012, 16:53
Hơn chục năm lên chuyên, cũng là chừng đó mùa giải người hâm mộ phải chứng kiến rất nhiều những h́nh ảnh kinh hoàng, đầy bạo lực từ khán đài cho tới sân cỏ. Vua không ra Vua, tướng mất mặt tướng, lính hỗn hào, đấu đá nhau, trên khán đài là cảnh loạn đả đáng hổ thẹn... Chưa kịp hết lo cho chất lương BĐVN th́ cơn ác mộng bạo lực lại bùng phát mạnh mẽ ngay những ngày đầu năm...

Kỳ 1: Những thảm họa kinh hoàng

Sân Vinh: SLNA - Hải Pḥng (mùa giải 2008)

Cho tới thời điểm này, với rất nhiều cổ động viên chân chính của bóng đá Việt Nam (BĐVN) khó có thể quên được buổi chiều cuối tháng 5-2008 trên sân Vinh sau trận đấu giữa đội chủ nhà SLNA gặp Hải Pḥng ở khuôn khổ ṿng 18 V-League.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/06/08/20120206083931_san-vinh.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Nhiều người vẫn c̣n bị ám ảnh bởi h́nh ảnh đáng quên như thế này trong buổi chiều cách đây gần 4 năm</td> </tr> </tbody> </table>


Không có ǵ đáng nói về chuyên môn trong suốt 90 phút tranh tài, nhưng những diễn biến khác bên ngoài sân khi trận đấu kết thúc mới thực sự là nỗi ám ảnh của rất nhiều người.

Mọi chuyện được khơi mào khi các CĐV đến từ đất Cảng đốt pháo sáng, và có những hành động khiêu khích với khán giả xứ Nghệ để rồi mọi chuyện bùng phát không thể cứu văn.

Hơn 1 vạn cổ động viên SLNA đă quây và ném đá về phía đối thủ, phía bên kia dù ít hơn rất nhiều nhưng cũng đáp trả quyết liệt chẳng kém.

Để rồi cuối cùng máu đă đổ trong cơn mưa gạch đá và cuồng loạn đó của những kẻ hiếu chiến bên phía cả hai bên. Phải rất vất vả, cũng như nhờ tới sự hỗ trợ rất lớn của quân đội, CA địa phương mọi chuyện mới ngừng lại sau vài giờ căng thẳng.
Rất nhiều người bị thương, và đáng tiếc hơn trong buổi chiều đen tối ấy một người dân vô can đi trên đường đă bị xe chở CĐV Hải Pḥng trong lúc hoảng loạn bỏ chạy cán, dẫn tới tử vong.

Sân Vinh: SLNA - Thể Công (mùa giải 2008)

Buổi chiều đen tối ấy không phải là lần duy nhất diễn ra ở thánh địa của đội bóng xứ Nghệ, bởi trước đó chừng hơn 1 tháng tại đây máu cũng đă đổ, và khốc liệt không kém.

Cuộc đối đầu giữa đội chủ nhà và Thể Công (thời điểm chưa giải thể) đă kết thúc bằng việc rất đông CĐV SLNA với gậy gộc, gạch đá tràn san tấn công người hâm mộ đội bóng áo đỏ bên phía khán đài D.

Và tất nhiên, trong khung cảnh hỗn loạn chẳng kém ǵ một trận chiến thực thụ ấy vài người không kịp chạy đă đổ máu phải nhập viện khẩn cấp.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/06/08/20120206083941_vdvha iphong.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Nổi tiếng với t́nh yêu BĐ cuồng nhiệt, nhưng fan Hải Pḥng cũng khiến nhiều người ngán ngẩm bởi sự quá khích đến mất khả năng kiểm soát bản thân của một số thành phần</td> </tr> </tbody> </table>



Không những thế, xe chở đội bóng Quân đội cũng như các CĐV đă bị đập vỡ nát các cửa kính. Phải rất khó khăn mới có thể rời thành Vinh sau trận đấu vài giờ đồng hồ.

Sân Vinh: SLNA - Hải Pḥng (mùa giải 2009)

Một mùa bóng sau, Hải Pḥng lại tái ngộ SLNA tại sân Vinh. Dù đă bố trí lực lượng bảo vệ từ rất sớm, và chặt chẽ thế nhưng một lần nữa máu lại đổ, xe lại bị phá và quây trong cuộc đụng độ giữa người hâm mộ của hai đội bóng này.

Sân QK7: TMN.CSG - Thanh Hóa (mùa giải 2007)

Xa hơn một chút, mùa giải 2007 cảnh tượng tưởng chừng chỉ có trong phim và những khu vực bất ổn nhất cũng đă xuất hiện ngay tại TP.HCM, và cụ thể hơn chính là SVĐ QK7.

Hàng vạn CĐV Thanh Hóa, sau khi không đồng ư cách điều khiển của tổ trọng tài trong trận đấu của đội nhà với TMN.CSG đă gây rối khiến trận đấu buộc phải dừng khi hiệp đấu thứ nh́ đi qua chừng 20 phút.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/06/08/20120206083941_cdv2. jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Và đây là h́nh ảnh đáng quên của CĐV Thanh Hóa trên sân QK7...</td> </tr> </tbody> </table>



Gạch đá, mũ nón, thậm chí là ghế nhựa hoặc bất cứ cái ǵ có thể ném đă được các "thượng đế" tới từ xứ Thanh phang thẳng xuống đường biên, vào sân khiến cứ địa của đội bóng Sài thành khi đó không khác ǵ băi chiến trường.

Tất nhiên, cơn cuồng nộ đó của CĐV xứ Thanh không dừng ngay ở đó, và cũng rất không may khi buổi chiều đầu của tháng 7 ấy lại đúng vào ngày bầu cử, lực lượng an ninh bảo vệ cho trận đấu là khá mỏng.

Sân Hàng Đẫy: Thể Công - Hải Pḥng (mùa giải 2009)

Gần đây hơn, từ sân Hàng Đẫy một cảnh tượng kinh hoàng chẳng kém những sự việc đă nói với vụ gây rối trên khán đài rồi dẫn tới bạo động ngoài sân của các CĐV Hải Pḥng ở trận đấu với Thể Công ở mùa giải 2009.

Ban đầu là đốt pháo sáng, rồi quay sang "chiến đấu" với lực lượng an ninh. Để rồi khi kết thúc trận đấu, cả ngàn khán giả đến từ thành phố Cảng đă tụ tập bên ngoài và bắt đầu có những hành động thiếu kiềm chế.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/06/08/20120206083931_cvd3. jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Thêm một lần nữa, holigan Hải Pḥng được "nhắc tên" trong danh sách những "vết đen" của BĐVN</td> </tr> </tbody> </table>



Cả chục CĐV Thủ đô đă bị thương, một số chiến sỹ trong trung đoàn CSCĐ cũng đă phải nhập viện khi dính những "củ đậu bay" của holigan Hải Pḥng.

Chưa dừng ở đó, trên đường di chuyển về lại đất Cảng, nhóm holigan hiếu chiến này đă dùng gạch đá ném vỡ kính của trung tâm hội nghị Quốc tế, và gây rối tại khu vực Sài Đồng - Long Biên.

Đây không phải là lần duy nhất CĐV Hải Pḥng làm loạn như thế, khi chỉ sau đó một mùa giải trong ṿng 1 tuần họ cũng đă khiến sân Hàng Đẫy 2 lần chao đảo v́ những hành động không thể thiếu kiềm chế hơn.

Sân Lạch Tray: Hải Pḥng - SLNA (mùa giải 2008)

Sân khách đă thế, về Lạch Tray mức độ quậy phá của các holigan đất Cảng c̣n khủng khiếp hơn nhiều. Và tất nhiên, "mối thù" giữa người hâm mộ xứ Nghệ ở mùa giải 2008 cũng đă được trả đủ bằng máu, hay thiệt hại về kinh tế...

Không chỉ ra tay và gây rối với đối thủ là những người hâm mộ xứ Nghệ, vài lần holigan của đất Cảng cũng khiến cho các trận đấu rơi vào t́nh trạng đặc biệt nguy hiểm.

Điển h́nh là máu của tiền vệ Duy Nam đă đổ ở Lạch Tray khi bị vật cứng từ khán đài ném trúng đầu trong trận đấu mà đội nhà HN.T&T tới làm khách tại đây trong mùa giải 2010.

Hoặc trước đó, CLB TP.HCM ở mùa 2009 cũng là nạn nhân, và cụ thể hơn trợ lư trọng tài Huỳnh Quốc Việt đă không thể làm nhiệm vụ khi bị ném vào chân, đồng thời trong sân cơ man nào là vật cứng, giày dép...

Đó là những trận đấu kinh hoàng nhất mà người hâm mộ chân chính của bóng đá Việt Nam từng chứng kiến. C̣n ở mức độ bạo loạn nhẹ hơn, ít căng thẳng hơn th́ gần như mùa bóng nào, ṿng đấu nào cũng có.

Và không chỉ mới xuất hiện trong vài năm trở lại đây như thế, mà xuất hiện kể từ khi giải bóng đá Việt Nam lên chuyên nghiệp. Thế nhưng, sau nhiều năm "rút kinh nghiệm" mọi chuyện vẫn không thay đổi. Mà bằng chứng chính là việc đội bóng xứ Thanh bị quây mới đây nhất ở sân Thống Nhất là đủ thấy...

Không chỉ có các holigan mới phá bĩnh sự phát triển của bóng đá Việt Nam mà c̣n có cả những nhân vật chính của giải đấu như cầu thủ, HLV hay các đội bóng.

Kỳ 2: Những màn kungfu trên sân cỏ Việt

Tuệ Anh, vietnamnet.vn

megaup
02-15-2012, 16:58
Kỳ 2: Bạo lực bóng đá Việt, sóng ở đáy sông

Ṿng 4 của giải hạng Nhất và Super League đă trôi qua có phần êm đềm hơn trước đó. Liệu đấy có phải là tín hiệu cho chất fair-play của bóng đá Việt? Hay những cơn sóng ngầm đang tạm lắng xuống đáy sông?

Từ những chiếc thẻ đỏ, thẻ vàng...

Tại Super League mọi thứ diễn ra có phần êm ả, sau những công văn chỉ đạo của Tổng cục TDTT và VFF. Khi an ninh đă được siết chặt, đồng thời cầu thủ đều đă ư thức được việc giới chuyên môn cũng như người hâm mộ sẽ săm soi lối chơi rắn rát tới mức nào.

Nhưng để đạt được sự êm đềm như tại ṿng 4 Super League, có lẽ trước mỗi ṿng đấu cần phải có vài công văn được phát đi?

Khi mà mọi con mắt đổ dồn vào Super League th́ giải hạng Nhất lại có cơn mưa thẻ đỏ, thẻ vàng trút xuống. Theo thống kê sau 7 trận đấu của ṿng 4 giải hạng Nhất, đă có 38 chiếc thẻ vàng và 6 chiếc thẻ đỏ được rút ra.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/06/17/20120206173951_AND_6 635.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Số lượng thẻ phạt ở giải hạng Nhất vẫn gia tăng. Ảnh: Đức Anh </td> </tr> </tbody> </table>


Có nghĩa trung b́nh có 5,4 thẻ vàng/trận và 0,85 thẻ đỏ/trận. Thậm chí, tại trận đấu giữa Tây Ninh và Cần Thơ đă có tới 9 thẻ vàng, 3 thẻ đỏ được rút ra. Nhưng nghịch lư ở chỗ, không có bất kỳ bàn thắng nào được ghi trên sân Tây Ninh.

Đây là những con số đáng buồn, có thể coi là báo động khi số thẻ vàng, thẻ đỏ ngày càng gia tăng. Những ǵ diễn ra tại ṿng 4 giải hạng Nhất báo hiệu cơn sóng ngầm về lối chơi rắn quá mức. Thậm chí, có thể dẫn tới những bạo lực sân cỏ vẫn tiềm ẩn tại bóng đá Việt. Nó có thể bùng phát và quấn phăng đi tất cả bất cứ lúc nào.

...đến những “ngựa chứng” bắt đầu nổi loạn

Mới đây The vissai Ninh B́nh đă dành cho “ngựa chứng” Hoàng Vissai án phạt “treo gị” vô thời hạn. C̣n nhớ tại ṿng 2 Cup quốc gia chính cầu thủ nhập tịch này là tác nhân gây ra vụ lộn xôn khi đuổi đánh Timothy chạy ṿng quanh sân. Không những thế, theo BHL Ninh B́nh, “ngựa chứng” này chưa chuyên nghiệp trong việc ăn ở cũng như sinh hoạt cùng đội. HLV Nguyễn Văn Sỹ cho biết: “Tôi không thể trả lời chính xác án phạt của Hoàng Vissai có thời hạn đến khi nào, thái độ của Hoàng Vissai quyết định chính điều đó. Chúng tôi sẽ chỉ xóa án phạt khi Hoàng Vissai nhận ra sai lầm của ḿnh, biết rơ ḿnh đă làm ǵ chưa đúng với bóng đá chuyên nghiệp”.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/06/17/20120206173951_Timot hy.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Timothy vẫn được biết đến là một cầu thủ hay dở chứng
</td> </tr> </tbody> </table>


Ở một đội bóng có nhiều “ngôi sao”, tài năng th́ ít mà cá tính lại có thừa như Ninh B́nh đây là một án phạt theo kiểu “án điểm” nhằm văn hồi b́nh yên khi trong đội h́nh có nhiều cầu thủ tứ xứ. C̣n nhớ tại ṿng 2 Cup quốc gia, các cầu thủ Ninh B́nh đuổi đánh Timothy, sang đến ṿng 1 Super League th́ chính hai “gà nhà” của Ninh B́nh đă choảng nhau ngay trên xe bus trở đội bóng.

Tại ṿng 4 Super League, Đinh Thành Trung của CLB BĐ Hà Nội lại cương quyết không vào sân thi đấu. Theo HLV Nguyễn Thành Vinh: “Trước trận đấu tôi đăng kư Thành Trung thi đấu nhưng cậu ta không đồng ư. Thành Trung và CLB Hà Nội c̣n vướng mắc một số điều khoản trong hợp đồng”.

C̣n nhớ tại đầu mùa, khi bóng chưa lăn th́ những chuyện xoay quanh chiếc băng đội trưởng của Thành Lương. Cùng với sự ḥa nhập của Công Vinh ở đội bóng mới đă tốn không ít giấy mực của báo chí nước nhà. Vấn đề của Thành Trung lại là một đề tài cho báo giới tha hồ mà khai thác về đội bóng “non trẻ” của bầu Kiên.

Đă có một cuộc “nổi loạn” của các ông bầu, thành quả là sự ra đời của VPF. Liệu những biểu hiện của Thành Trung, Hoàng Vissai có báo hiệu cho một cuộc “nổi loạn” của các cầu thủ?

Phạm Mạnh, vietnamnet.vn

megaup
02-15-2012, 17:00
Kỳ 3: Những màn kungfu trên sân cỏ Việt

Không phải tới khi Sunday cùng đồng đội "tung chưởng" với đối thủ ở ṿng tứ kết cúp QG mới đây, khán giả mới có dịp xem kungfu khi bỏ tiền vào xem bóng đá mà phải nói ngay rằng: Mùa nào, năm nào cũng có. Thậm chí, có người c̣n phán: nếu không, sẽ chẳng phải là bóng đá Việt Nam...

Văn hóa... tung chưởng!

Cho tới giờ, những h́nh ảnh như một phim hành động ở sân Thống Nhất chiều 29/1 hẳn vẫn chưa thể quên với những ai chứng kiến trận đấu này.

Sau vài lần va chạm, sau đó xỉ vả nhau rất thường thấy trên sân cỏ rồi cũng có một cái kết rất xấu khi Sunday, Bật Hiếu và nhiều đồng đội khác đuổi đánh Kesley.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/07/10/20120203092812_SG-FC---Thanh-Hoa-3-1-0526.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Những h́nh ảnh như thế này từ lâu trở thành chuyện "b́nh thường" với bóng đá VN</td> </tr> </tbody> </table>



Phải rất vất vả, mọi thứ mới tạm được văn hồi. Nhưng chỉ "tạm" thôi bởi ngay sau đó "cơn điên" của Sunday và các đồng đội đă lan sang các CĐV đội chủ nhà.

Những h́nh ảnh ấy chẳng phải lạ ǵ với bóng đá Việt Nam. Đánh nhau, chơi xấu và triệt hạ đối thủ nếu có thể dường như đang là nét "văn hóa" trên các sân cỏ, các giải đấu.

Sân Vinh được "nêu danh"

Nói thế chẳng phải oan, bởi cũng ngay mùa bóng hiện tại, trên sân Vinh, đội chủ nhà cũng khiến các cầu thủ HN.T&T sợ xanh mặt với những pha vào bóng không thương tiếc.

Nh́n cách Huy Hoàng lao với tốc độ rất nhanh, bằng 2 chân nhằm "hạ gục" Samson khiến cho rất nhiều người có mặt ở đây, và qua truyền h́nh phải rùng ḿnh.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/07/10/20120207101630_AnhTM TheAnh.jpg</td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Thủ môn Thế Anh từng phải khâu cả chục mũi sau cú vào bóng của Công Vinh
</td> </tr> </tbody> </table>


Rất khó có thể tin rằng đó là một pha vào bóng truy cản thông thường, bởi nếu tiền đạo của đội khách không kịp giơ chân th́ chấn thương nặng, thậm chí giă từ bóng đá là hoàn toàn có xảy ra.

Nhưng, Samson cũng chẳng phải vừa khi kinh nghiệm chinh chiến ở Việt Nam là quá đủ để giơ thẳng chân đạp vào mặt Huy Hoàng, để rồi trung vệ người xứ Nghệ cũng rời sân ngay sau đó và chưa hẹn ngày trở lại.

Sân Vinh, điểm đen của bạo loạn trên các khán đài cũng là nơi chiếm số 1 về lối chơi rắn. Và thậm chí lối chơi ấy đă và đang là "thương hiệu" của SLNA nhiều năm qua.

Không cần nh́n đâu xa, ngoài pha bóng đă nói ở trên ngay ở ṿng tứ kết cúp QG, SLNA cũng khiến Ninh B́nh chùn chân v́ những cú vào bóng không thương tiếc, và đầy chủ ư đưa đối thủ lên cáng của đội chủ nhà.

Nh́n h́nh ảnh mà Hoàng Thịnh tung người trên không rồi đưa ra pha sút thẳng vào mặt của Mạnh Dũng chẳng khác ǵ 1 bộ phim vơ thuật, hay thi đấu đối kháng của môn Taekwondo.

Những phút cuối trận, một h́nh ảnh kinh khủng chẳng kém pha bóng trên là pha tung cước thẳng vào mặt Trọng Hoàng của Đức Huy bên phía Ninh B́nh.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/07/10/20120207100849_slna. jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Các cầu thủ xứ Nghệ nổi tiếng với lối chơi chém đinh chặt sắt
</td> </tr> </tbody> </table>


Rồi ở suốt 90 thi đấu không thiếu những pha vào bóng ở mức độ nhẹ hơn đôi chút, nhưng hoàn toàn có thể cho đối thủ giă từ sự nghiệp v́ chấn thương như thế.

Đó là những h́nh ảnh bạo lực mới nhất, c̣n quá khứ các cầu thủ SLNA cũng khiến nhiều cầu thủ suưt bỏ nghiệp v́ những pha vào bóng tương tự.

Tài Em là một ví dụ điển h́nh, pha vào bóng của Huy Hoàng đối với tiền vệ này ở sân Vinh sau chuyên án bán độ ở SEA Games 23 đă khiến cầu thủ của ĐT.LA lao đao măi v́ chấn thương, cho tới giờ cũng chưa thực sự là lành hẳn.

Trong sự nghiệp của ḿnh, hẳn thủ thành Thế Anh cũng khó có thể quên pha vào bóng của Công Vinh đối với ḿnh trong lần cùng B́nh Dương về gặp đội bóng cũ SLNA ở mùa bóng 2006.

Sau cuộc tái ngộ ấy, dù sau này tuyển thủ này nói đỡ cho đàn em, nhưng việc phải khâu cả chục mũi, và đưa đi cấp cứu ngay trong trận đấu cũng là nỗi ám ảnh rất lớn đối với không chỉ Thế Anh mà c̣n với những người thân của ḿnh khi chứng kiến t́nh huống ấy.

Ai chơi "hung thần" với các chân sút?

Mùa bóng 2009 cũng là một nỗi ám ảnh khác đối với thủ thành Đức Anh của SLNA khi cùng đội nhà xuống Đồng Tháp thi đấu. Vài chục phút được bắt chính của thủ môn người xứ Nghệ được khép lại bằng cái chân gẫy ĺa v́ pha va chạm đầy ác ư của Timothy...

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/07/10/20120207100839_huyho ang.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Trung vệ Huy Hoàng, "hung thần" của các chân sút!</td> </tr> </tbody> </table>

Nếu như Huy Hoàng được coi như "hung thần" của các tiền đạo th́ Chí Công danh tiếng cũng chẳng kém là mấy, dù mới chỉ chơi bóng đỉnh cao vài mùa gần đây.




Nói tới trung vệ của B́nh Dương hẳn nhiều người không quên pha bay người đạp thẳng vào Lucas của HN.ACB ngay tại G̣ Đậu của trung vệ này ở mùa bóng trước.

Những pha vào bóng rợn người đă kể trên chỉ là phần nổi cộm, bởi nếu có dịp tới sân xem các trận đấu thuộc hệ thống của Việt Nam có lẽ sẽ rất nhiều người nghĩ, bóng đá không c̣n là một cuộc chơi fair-play khi tính quyết liệt của nó đă được nâng tầm thành bạo lực và triệt hạ nhau.

Mà có khi cũng chẳng cần phải tới sân xem làm ǵ có mất tiền và gặp ác mộng, cứ nh́n số thẻ vàng, thẻ đỏ như mưa mỗi ṿng đấu, mỗi mùa giải là đủ để nhiều phụ huynh suy nghĩ có cho con ḿnh theo nghiệp bóng đá không rồi...

Thế th́, giờ gọi bóng đá Việt Nam là tṛ chơi mang tính giải trí cao hay là một bộ phim hành động và đầy h́nh ảnh không phù hợp với người yếu tim?

Kỳ 4: Điểm mặt "những gă đồ tể" của BĐVN

Tuệ Anh, vietnamnet.vn

megaup
02-15-2012, 17:02
Kỳ 4: Điểm mặt những gă "đồ tể" của bóng đá Việt

Tác nhân không nhỏ gây nên làn sóng bạo lực chính là những cái tên mà khi nói đến nhiều cầu thủ đă phải rùng ḿnh với cách chơi bóng của họ. Gần như mục tiêu của những gă "đồ tể" ấy không ngoài ǵ khác là chặt chém và đưa đối thủ ra sân bằng băng ca chấn thương... Họ là những ai?

Cho tới giờ, nếu như hỏi các ngoại binh ở Việt Nam "sợ ai nhất mỗi khi đối đầu" chắc chắn phần đông sẽ không chọn Như Thành, Phước Tứ hay bất cứ ai khác mà phải là Huy Hoàng (SLNA).

Cái tên Hoàng "lác" hay Hoàng "Cẩn" gần như đă là thương hiệu khiến cho cả tiền đạo Tây lẫn ta khiếp đảm mỗi khi đối đầu. Ngoài chuyên môn tốt c̣n bởi ở chỗ trung vệ của SLNA sẵn sàng "chặt chém" bất cứ ai nếu cần thiết.

Pha bóng lao như tên lửa, bằng cả hai chân đối với Samson như ở trận đấu gần đây nhất của Huy Hoàng chẳng phải hiếm gặp mỗi khi chứng kiến trung vệ rất tài hoa của BĐVN này thi đấu.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/08/13/20120208134257_SLNA_ Huy-Hoang.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Không ai giựt ngôi quán quân nổi với Huy Hoàng về khả năng chơi rắn có tiếng</td> </tr> </tbody> </table>


Gần như không phải nghĩ, và không tiếc chân mỗi khi tranh chấp với đối thủ. Nhiều người đă bảo rằng, cả trận đấu có lẽ quá nửa thời gian trung vệ người xứ Nghệ bay trên không, tức tung người đá vào đầu hay ngực đối thủ.

Phần c̣n lại cũng chẳng kém phần nguy hiểm khi Huy Hoàng luôn biết quét trụ, hoặc ŕnh rập từ phía sau và lao cả hai chân vào đối thủ mà không cần biết hậu quả ǵ sẽ xảy ra cho ḿnh hay đối phương.

Độ gần chục năm trở lại đây, kể từ lúc bắt đầu chơi bóng đỉnh cao thực thụ có lẽ chẳng thể đếm được bao nhiêu "nạn nhân" của Huy Hoàng. Chấn thương nặng, nhẹ đều có hoặc chí ít là bầm tím mỗi khi đối đầu với trung vệ đang khoác áo SLNA.

Đă có đôi lần, lối chơi rắn quá mức cần thiết, thậm chí là rất "tàn bạo" ấy khiến nhiều tiền đạo cả ngoại lẫn nội đều phải thoả hiệp với trung vệ này mỗi khi đối đầu là đủ hiểu "tầm" của Hoàng "lác" là thế nào...

Nhưng có một thực tế rất khác, Huy Hoàng nếu xét trên b́nh diện thẻ phạt lại không phải là "vua nhận thẻ", nói như thế không có nghĩa cựu tuyển thủ này vào bóng hợp lệ, mà đơn giản cái bóng và uy của trung vệ người xứ Nghệ là khá lớn đối với các vị vua sân cỏ, nhất là mỗi khi được chơi ở Vinh.

Chẳng thể sánh được với Huy Hoàng về chuyên môn, nhưng ở mức độ khốc liệt hay đá láo có lẽ Chí Công (B́nh Dương) cũng không kém người chơi cùng vị trí của ḿnh là bao nhiêu.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/08/13/20120208134257_chi-cong.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Chí Công giành vị trí á quân</td> </tr> </tbody> </table>



Song phi lao vào đối thủ, nhảy lên tranh chấp bóng bổng nhưng cùi trỏ sẵn sàng đưa thẳng vào mặt đối thủ hoặc những pha lao ra "cắt kéo" của Công "Tây" cũng khiến rất nhiều ngoại binh, hoặc nội binh non kinh nghiệm ngán hẳn.

Tính sơ sơ, kể từ khi về khoác áo B́nh Dương mùa nào cũng thế nếu như không nhận non chục thẻ vào, và một vài thẻ đỏ v́ những lỗi nguy hiểm như thế có lẽ là thất bại đối với cựu trung vệ của đội hạng nhất Cần Thơ.

Đá láo, và thường mất kiểm soát hành vi khiến Công "Tây" luôn là cái gai trong mắt người hâm mộ đối phương. Cũng từ lư do này, đă có lần trung vệ từng lên ĐTQG phải ăn dao của một nhóm côn đồ nào đó, mà nghe đâu đến từ Thanh Hoá, chỉ không lâu sau trận đấu với đội bóng xứ Thanh ở mùa bóng trước.

Thương hiệu "máy chém" ở BĐVN đương nhiên cũng khó có thể thoát khỏi tay Sakda (HA.GL). Cũng giống như trung vệ của B́nh Dương, cầu thủ người Thái cũng là nguyên nhân gây khá nhiều rắc rối trên sân với những pha vào bóng khốc liệt không thua ǵ một vơ sỹ Muay Thái.

Gần chục năm chơi bóng ở Việt Nam, tiền vệ đánh chặn này của HA.GL thừa hiểu mánh khoé và ngón nghề xấu của đồng nghiệp rồi phát triển lên thành thương hiệu riêng của ḿnh.

Có lẽ, kể từ khi Quốc Vượng dính vào ṿng lao lư, gần như các tiền vệ đang chơi ở Việt Nam chẳng có ai khiến cầu thủ nhập tịch này ngán ngại như khi c̣n có Vượng "cơ" nữa.

Thể h́nh nhỏ, nhưng khá chắc và lối chơi quyết liệt quá mức cũng như sự tinh quái của Sakda khiến cho nhiều cầu thủ đối phương phải ngán ngẩm mỗi khi có dịp đối đầu với HA.GL.

Và đương nhiên, thẻ phạt tính sơ sơ sau nhiều mùa chơi ở Việt Nam của Sakda cũng chẳng kém bất cứ trung vệ chơi rắn và đá xấu nào, kể cả so với những cái tên đ́nh đám Chí Công hay Huy Hoàng.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/08/13/20120208134305_Timot hy1.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Timothy đá hàng tấn công nhưng về mức độ chơi "bạo lực" th́ nhiều hậu vệ phải kiêng nể...</td> </tr> </tbody> </table>


Theo lẽ thường, tiền đạo vốn là những người hay phải chịu cảnh "chặt chém" triệt hạ nhất, thế nhưng với Timothy th́ lại khác. Tiền đạo đang khoác áo CLB BĐ Hà Nội đang là nhà vô địch của đội nhà về thẻ phạt và nghỉ nhiều.

Cứ tưởng tượng, mùa bóng trước tiền đạo người Nigeria nhận tới 4 thẻ đỏ và cơ số không nhỏ thẻ vàng th́ đủ để khiến không những Huy Hoàng, Chí Công hay bất cứ ai phải sợ mà có khi trên thế giới cũng ít người làm được như thế.

Càng kinh hoàng hơn khi 3/4 thẻ đỏ ấy là những thẻ trực tiếp và được rút ra sau những pha giật trỏ, chuồi bóng... cực kỳ nguy hiểm của tiền đạo chuyên môn rất khá này.

Nhiều trung vệ đang chơi bóng ở Việt Nam đă từng bảo, nếu gặp Timothy một là tránh va chạm hai là chịu khó khiêu khích vài lần kiểu ǵ cũng được ăn đ̣n, c̣n đối thủ sẽ mất người đủ để hiểu cơn điên của tiền đạo của CLB BĐ Hà Nội có "máu điên" ra sao.

Bóng đá Việt không chỉ có những gă "đồ tể" như đă kể mà c̣n rất nhiều, có chăng chỉ kém đôi chút về danh tiếng cũng như mới nổi và chưa gây nhiều ấn tượng bằng các đàn anh mà thôi.

Có thể kể tới giàn máy chém rất khủng và rất trẻ tới từ đội bóng xứ Nghệ như Hoàng Văn B́nh, Âu Văn Hoàn, Đ́nh Đồng và thậm chí là Trọng Hoàng... số má cũng đang lên rất nhanh với các pha bóng đầy bạo lực của ḿnh.

Rồi c̣n đó là Aniekan, là Sunday...đều là những máy chém chất lượng cao cả. Và chính sự nở rộ như nấm sau mưa của những cầu thủ có lối chơi chặt chém ấy đă khiến các giải đấu của BĐVN luôn ở trong t́nh thế đầy nguy hiểm, đầy bạo lực như vậy.

Và dù giải đấu diễn ra như thế, nhưng rất đáng buồn mọi chuyện trong mắt BTC giải chỉ là con kiến không hơn. Cứ thế, đôi khi nhiều người cứ tưởng rằng trên các sân cỏ của BĐVN không phải để thi đấu bóng đá mà là sàn đấu vơ đối kháng...

Kỳ 5: Thuốc nào để ngăn chặn bạo lực?

Tuệ Anh, vietnamnet.vn

megaup
02-15-2012, 17:04
Kỳ 5: Thuốc nào để ngăn chặn bạo lực?

Phát bệnh từ rất lâu, và cho tới giờ bạo lực sân cỏ đă là cơn bạo bệnh của bóng đá Việt Nam. Điều đáng buồn, những vết đen ấy không có dấu hiệu giảm mà c̣n có chiều hướng gia tăng làm cho người hâm mộ ngày một cạn niềm tin, chất lượng giải đấu đi xuống khiến sức mạnh của các ĐTQG chẳng thể hoá rồng...

Án phạt? Chỉ mới làm phần ngọn

Không phủ nhận một điều rằng, trong nhiều năm qua BTC các giải đấu đă vô cùng nỗ lực để cải thiện t́nh h́nh cũng như giải quyết những vấn nạn của bóng đá Việt Nam, trong đó có t́nh trạng bạo lực sân cỏ.

Thế nhưng, ở một góc độ nào đó cũng có thể thấy, những ǵ mà các nhà làm giải thực hiện chỉ giải quyết được những phần nổi, có nghĩa xử lư các vấn đề khi đă xảy ra.

Đơn cử là việc xử lư sự cố sân QK7 năm 2007, sân Vinh một năm sau đó hay treo và cấm các CĐV Hải Pḥng tới sân... Tuy nhiên, tất cả những bản án đưa ra ấy chỉ là thuốc giảm đau tạm thời mà thôi.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/09/14/20120209141532_k1.jp g </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Những h́nh phạt của BTC dành cho sân Vinh hay với các CĐV quá khích của Hải Pḥng chỉ mang tính "giảm đau tạm thời"</td> </tr> </tbody> </table>


Nh́n vào những sự cố liên tục tiếp diễn, và có hệ thống như tại sân nhà của SLNA năm 2008 hoặc những hành vi quậy phá của holigan đất Cảng là thấy.

Mùa bóng 2008, chỉ trong vài ṿng đấu đă liên tục xảy ra chuyện với những vụ bạo loạn rất kinh hoàng trong trận đấu với Thể Công, rồi sau đó là hỗn chiến cùng holigan Hải Pḥng.

Thế nhưng, chỉ sau khi xảy ra chết người an ninh tại sân bóng này mới được khép chặt, nhưng cũng chỉ được 1 thời gian lại tái phát trở lại khi sau đó cũng lại đổ máu.

An ninh sân cỏ rơ ràng là cần thiết và đặt lên hàng đầu nhằm hạn chế, cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh trong trận đấu. Tuy nhiên, gần như ở các sân bóng Việt Nam điều này là rất ít được chú trọng.

Cần lắm, "nói đi đôi với làm"

Tăng cường an ninh trên các sân cỏ, đương nhiên để cắt "cơn điên" bao lực trước mắt. C̣n về căn nguyên, như nhiều năm qua truyền thông đă lên tiếng, BTC cũng như những người làm bóng đá Việt Nam cần phải giải quyết triệt để tận gốc căn bệnh của ḿnh ngay từ chính ḿnh.

Cụ thể, những án phạt đưa ra cần mạnh mẽ hơn, và ít dung túng hơn như hiện tại. Rất nhiều tiền lệ đă xảy ra khi BTC đưa ra án khá nặng, nhưng chỉ ít lâu đă đồng ư giảm án, bất chấp dư luận và phản ứng của nạn nhân...

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/09/14/20120209141532_k2.jp g </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> BTC tuy đă nỗ lực nhưng c̣n giơ cao đánh khẽ</td> </tr> </tbody> </table>


Chính sự dung túng như thế, sân Vinh hay Lạch Tray - những điểm đen của bóng đá Việt tiếp tục có cơ hội quậy phá và làm loạn trong các trận đấu có đội nhà đá tại đây, chỉ sau khi được giảm án không lâu.

Không chỉ là án phạt nghiêm khắc và "tử tế" đối với những hành vi sai phạm của các đội bóng, hay cá nhân cầu thủ ngay cả người của ḿnh, có lẽ BTC cũng cần như thế.

Trọng tài nh́n có lẽ vô can trong những vụ bạo lực đă được đề cập tại các kỳ trước, nhưng thực tế lực lượng vua sân cỏ với những tiếng c̣i méo cũng là ngọn lửa dí vào thùng thuốc nổ điên loạn của những holigan.

Nhưng cũng giống như sai phạm của các sân đấu, v́ là "người trong nhà" nên tất cả đều được ém nhẹm và giải quyết trong... bóng tối. Tiếng là treo c̣i, nhưng tiếp tục được ngồi ở ghế trọng tài bàn th́ liệu dư luận có phục, người bị xử có phục?

Chính bởi thế, chẳng phải c̣n sớm nếu như không muốn nói rằng đă quá muộn, BTC có lẽ cần phải bắt đầu sử dụng bàn tay sắt, mạnh mẽ và nghiêm minh để tạm cắt cơn trong căn bệnh của ḿnh.

Cái khó nhất là phần gốc...

Chất lượng trọng tài đi xuống đă đành, sự thiếu nghiêm minh của BTC th́ cũng đă rơ. Nhưng cốt lơi nhất của vấn đề có lẽ không ngoài ǵ khác chính là từ cầu thủ.

Giá chuyển nhượng cao, ít học hành... đă khiến phần đông cầu thủ đang chơi bóng ở Việt Nam đều không có được nền tảng cơ bản về đạo đức nghề nghiệp, cũng như cách ứng xử trên sân.

Sẵn sàng ẩu đả nếu thấy cần thiết, sẵn sàng tranh căi với bất cứ đối tượng nào trên sân. Và đương nhiên, từ những mâu thuẫn không nhỏ ấy điều ǵ sẽ xảy ra sau đó là đă biết.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/09/14/20120209141532_SG-FC---Thanh-Hoa-3-1-0557.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Giáo dục cầu thủ, một vấn đề tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng khó... Cần lắm những người thực sự có tâm huyết với BĐ nước nhà</td> </tr> </tbody> </table>


Giáo dục cầu thủ - nghe th́ có vẻ như đơn giản, và giải quyết cũng như thế. Tuy nhiên, đây mới là vấn đề khó khăn nhất hiện tại của bóng đá Việt Nam.

Gần như các trung tâm đào tạo chỉ chú trọng vào tài năng bóng đá, và bỏ mặc cho việc học hành, giáo dục cầu thủ của ḿnh. Chuyện sáng tập, chiều tập, tối đến lớp học bổ túc rồi trốn đi chơi là không phải cá biệt.

Sống tập trung và xa gia đ́nh, đáng lẽ cần sự quản lư chặt chẽ của các đội bóng, HLV đối với các cầu thủ sau giờ tập, nhưng điều đó gần như là không có đối với bóng đá Việt Nam.

Kiếm được tiền từ sớm, rảnh rang vào buổi tối và ở những đô thị lớn phồn hoa liệu những cầu thủ trẻ có bị nhiễm tật xấu hay không th́ chỉ cần nh́n vào vài vụ bắt thuốc lắc, hay ẩu đả ngoài đường có sự tham gia của các "ngôi sao sân cỏ" là đủ thấy.

Ở tuổi năng khiếu đă thế, khi trưởng thành th́ c̣n khủng khiếp hơn, nhưng báo động th́ báo, khi cầu thủ nhà có chuyện th́ biết và nhắc nhở thế, c̣n chuyện xử lư triệt để th́ tuyệt nhiên không.

Thậm chí đến như ẩu đả trong sân của cầu thủ, nhiều ông thầy c̣n lao vào kích động, thậm chí xuống tay luôn với đối thủ th́ liệu giáo dục học tṛ kiểu ǵ?

Bởi vậy, ngoài việc xử lư những t́nh huống đă xảy ra từ phần ngọn, việc giáo dục cầu thủ từ phần gốc phải được BTC, những người làm bóng đá nước nhà làm ngay.

Đă quá muộn để thay đổi, nhưng không phải là hết đường binh. Chỉ có điều, liệu người làm giải, làm bóng đá có chấp nhận bắt tay vào để trị bệnh hay không mà thôi!

Tuệ Anh, vietnamnet.vn

megaup
02-15-2012, 17:06
Kỳ 6: SLNA: Quyết liệt và bạo lực là anh em sinh đôi

Không thể phủ nhận được những chiến tích lẫy từng của bóng đá xứ Nghệ nhưng cũng phải thẳng thắn mà nói rằng lối đá thậm chí quá mức “chém đinh, chặt sắt” cũng gây nhiều điều tiếng cho đội bóng này.

“Tr trâu, H ḅ”…

Trong ṿng 15 năm lại nay, không thể phủ nhận kết quả nổi bật của bóng đá Nghệ An từ công tác đào tạo trẻ, thành tích đội 1 và các đội U, đóng góp cho ĐTQG và các đội tuyển U quốc gia.

Về cơ bản, cho đến nay chưa có địa phương hoặc ngành nào làm bóng đá căn cơ và hiệu quả như Nghệ An, khi bóng đá làm nên thương hiệu một địa phương, “niềm tự hào Xứ Nghệ”, luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt t́nh của lănh đạo và nhân dân cũng như công luận, sự hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân…

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/13/07/20120207100839_slna. jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc">SLNA (áo vàng) là đội nổi tiếng với lối chơi rắn
</td> </tr> </tbody> </table>


Vậy nhưng trên những bước đường để đi tới thành công, bóng đá Nghệ An cũng để lại không ít điều tiếng, thậm chí những vết đen khó xóa trong lịch sử bóng đá nước nhà. Sự việc bán độ liên quan đến Văn Quyến, Quốc Vượng hồi SEA Games 23, những án kỷ luật dành cho cầu thủ SLNA và Sân Vinh, lối đá “chém đinh, chặt sắt”, những cái tên phụ Tr “trâu”, H “ḅ”…, những nghi ngờ và án về cầu thủ sử dụng ma túy…đă khiến cho h́nh ảnh oai hùng của đoàn quân Xứ Nghệ nhiều lúc bị lung lay dữ dội trong ḷng người hâm mộ, không ít khi khiến Ban kỷ luật của VFF dở khóc dở mếu …

Khoảng cách mong manh

Nếu thống kê trong các lứa SLNA, ai là cầu thủ chơi bóng kỹ thuật, mềm mại nhất th́ con số đó chỉ lưa thưa như …lá mùa đông. Vũ Quang Bảo, Văn Sỹ Hùng, Văn Quyến, Công Vinh và… hết? Trong khi đó, nếu tính các thẻ vàng, thẻ đỏ, tính các án kỷ luật, tính các danh hiệu được báo giới và CĐV “ khen tặng” th́ SLNA luôn không có đối thủ.

Người cầm quân của SLNA hiện nay trong sự nghiệp cầu thủ rạng rỡ và khúc khuỷu của ḿnh, hễ cứ nhắc đến tên là người ta lại h́nh dung đến các từ: đinh, sắt, thép, rắn…, vừa nể phục cũng vừa lo ngại. Trong BHL của vị HLV trẻ tài năng này có một cựu hậu vệ từng song phi một lúc vào hai đối thủ trên sân Thống Nhất trong trận gặp Hải Quan hồi đó và lĩnh thẻ đỏ.

Học tṛ ruột và đầu tàu của đội bóng luôn vào trận với 2 động từ rất đàn ông là dằn mặt và triệt hạ. SLNA rất ít khi mượn hoặc dùng quân do nơi khác đào tạo, họa hoằn mới cần đến và nếu có th́ cũng phải có tiền sử…rắn, thép kiểu như S.H. của QK4 cũ (anh này bị thẻ đỏ như cơm bữa và trận đấu mới nhất của SLNA ở G̣ Đậu cũng vừa kịp đem về cho đội nhà…một quả phạt đền!)

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/13/07/20120207100839_huyho ang.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Các cầu thủ luôn e ngại khi phải đối mặt với Huy Hoàng (áo vàng)
</td> </tr> </tbody> </table>


Với quan niệm “thâm căn cố đế” như thế, với một cách làm như thế, không dễ để tồn tại trong đoàn quân ấy một bóng dáng ẻo lả như…đàn bà. Người viết từng nghe rơ mồn một lời một cựu HLV SLNA khi nói về một tài năng trẻ không lớn của đội bóng “anh thấy không, em nó không dám vào bóng, tránh hết mọi va chạm. Thế là thua, thua ngay lập tức”. Cầu thủ này là một tiền vệ tổ chức cừ khôi của U21, vô cùng ăn ư với tiền đạo Phan Thanh Hoàn hồi đó, nhưng nay cả hai đều đi vào quá khứ v́ nhiều lư do, trong đó chắc chắn có chuyện chơi bóng không quyết liệt như lời vị HLV nọ.

HLV Nguyễn Hữu Thắng từng công khai chuyện cầu thủ SLNA vào sân là phải quyết liệt, phải là một người đàn ông thực sự trên sân cỏ. Đáng mừng biết bao nếu cầu thủ vào sân luôn mang theo khát vọng chiến thắng, cống hiến, được giáo dục, được thưởng phạt theo quan niệm đó. Nhưng vấn đề đặt ra là khoảng cách giữa quyết liệt và bạo lực luôn vô cùng mong manh. Huy Hoàng là cầu thủ luôn được đồng đội và đối thủ kiêng nể v́ cú ra chân nhanh như chớp, trên chân mọi đối thủ của ḿnh. Không ít lần người hâm mộ vô cùng măn nhăn với cú xoạc bóng, cú móc bóng “đặc sản” của Huy Hoàng. Nếu dừng lại ở đó, Huy Hoàng sẽ luôn là h́nh mẫu để mọi cầu thủ học tập và nghe theo. Chắc hẳn, cả Hữu Thắng và Huy Hoàng đều không ư thức được việc nên dừng lại ở đâu là vừa, là đẹp.

SLNA bây giờ không c̣n là thời phải thuê thầy từ Hà Nội, mượn quân từ Nam Định, mà là thời kỳ sung măn về mọi mặt. Thầy giỏi, quân cừ. Nội nhất nh́ bảng v́ đều mác tuyển, ngoại lựa chọn công phu, việc ǵ cứ vừa vào trận là Huy Hoàng đă tung chân ngay vào mặt đối thủ? Rồi ngay cả một cầu thủ mặt hiền khô như Trọng Hoàng cũng phi thân không thương tiếc vào đồng đội ở U23? (trận gặp NB ở tứ kết Cúp QG mới đây)

V́ những chuyện như vừa nói, khoảng cách giữa quyết liệt và bạo lực bỗng giống nhau như…anh em sinh đôi, và việc một ngôi sao sáng và một án kỷ luật luôn có cơ hội song hành, theo đó cũng thật mong manh làm sao!

Cuồng nhiệt và quá khích

Bóng đá sẽ chết nếu không có khán giả, điều đó luôn luôn đúng và càng là chân lư đối với bóng đá Nghệ An. Từ lănh đạo tỉnh tới người dân thường, t́nh yêu bóng đá nói chung và SLNA nói riêng được nói một cách h́nh ảnh, là như…nước Sông Lam, như câu hát truyền đời của người Nghệ “Nước Sông Lam biết khi mô cho cạn…”. SLNA đi đến đâu có CĐV ở đó. Ngay hôm vừa đây, đồng hương Nghệ An gặp mặt đầu xuân ở Hà Nội, mọi việc cũng được thu xếp nhanh gọn, lư do là để các bác, các anh c̣n về xem…SLNA đá với B́nh Dương! Cách nói “chảo lửa” thành Vinh chỉ là một trong vô vàn cách để người hâm mộ đến với bóng đá và SLNA.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/13/07/20120213074124_cdv.j pg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> CĐV Nghệ An bao vây xe chở cầu thủ HN T&T sau trận ḥa giữa SLNA và đội bóng Thủ đô hôm 15/1 </td> </tr> </tbody> </table>


CĐV nào th́ vào sân cũng muốn đội nhà thắng, CĐV SLNA càng mong muốn cháy bỏng hơn. Ngày xưa, SLNA thua QK Thủ đô 0 – 1, tan trận, vị trọng tài phải chạy bán sống bán chết, may chỉ..găy mấy cái răng. Mới đây, SLNA bị gỡ ḥa giây cuối, chưa tan trận, cả vị trọng tài lẫn cựu cầu thủ SLNA hết hợp đồng để đi đội khác đều bị đưa vào danh sách…xin tí tiết (xịn không nhắc lại những sự cố liên quan đến CĐV SLNA mà nhiều người đă biết). Nghĩa là ranh giới cửa sự cuồng nhiệt đáng yêu và sự quá khích cần lên án đă lại rất mong manh. Đáng tiếc là phần lớn CĐV vẫn vô tư, hồn nhiên với mọi vui buồn của đội bóng như nhiều năm qua..

Đó là lư do cho sự ra đời của Hội CĐV SLNA, khiến Hội là một phần của đội bóng, hoạt động bài bản, thu hút, có tiếng nói thống nhất, tạo dựng và gắn kết mối quan hệ chặt chẽ với CĐV SLNA trong cả nước, xây dựng mối quan hệ thân thiện với các hội bạn.
Khi CĐV SLNA nhuộm kín màu vàng truyền thống trên sân G̣ Đậu để cổ vũ đội nhà thi đấu sân khách thực sự là niềm cổ vũ lớn lao. Nhưng khi cũng từ đó phát ra những lời lẽ quá khích, ném pháo sáng, mưa vật thể lại khiến lực lượng chức năng phải ra tay, th́ đó lại là một nỗi hổ thẹn.

Niềm vui ở cạnh nỗi buồn lo là như thế. Ai thấu hiểu khoảng cách mong manh này? Ai đó cũng đừng bao giờ nói : đó không phải là CĐV SLNA, đó chỉ là một nhóm quá khích bởi nói như thế là đồng nghĩa với thất bại, với đầu hàng và việc lập ra các hội này, hội kia chỉ là h́nh thức và vô nghĩa trong bối cảnh mong manh không dễ vượt qua này.

Phú Châu, vietnamnet.vn

megaup
02-15-2012, 17:08
Kỳ 7: SLNA: Hảo hán và những kẻ không biết ngán

Hiện tại không ít cầu thủ không c̣n ngán lối chơi “chặt sắt” của SLNA mà họ cũng “ăn miếng trả miếng” đàng hoàng. Và nếu không có một quy tắc cho thật công tâm bóng đá Việt sẽ rơi vào ṿng xoáy của bạo lực.

Không biết ngán…hảo hán

Trong bóng đá, người ta hay nói tới từ “bắt bài” để nói việc t́m cách khắc chế, hạn chế, ngăn chặn triệt để mọi bài vở của đối phương, thậm chí phá lối chơi của đối phương để áp đặt lối chơi…SLNA là điển h́nh của việc luôn t́m mọi cách phá lối chơi trước khi tung đ̣n hạ gục đối phương.

Ở SLNA, chỉ có rất ít những giai thoại kiểu như hậu vệ biên Nguyễn Đ́nh Nghĩa luôn “bắt chết” tiền đạo nhỏ con, nhanh nhẹn Đặng Gia Mẫn, hay tiền đạo Nguyễn Đ́nh Dũng luôn là “sát thủ” trước khung thành Thể Công mỗi khi hai đội gặp nhau. Trung vệ Huy Hoàng là người khiến các tiền đạo khắp vùng trũng Đông Nam Á ngán ngại, kể cả Kiatisuk. Các hậu vệ biên SLNA cũng nổi tiếng đá như…chó cắn (xin lỗi, đây là từ dùng của mọi người có ư đùa vui), nghĩa là luôn đeo bám quyết liệt, không cho ai một kẽ hở nào, quấn chân đối phương khiến họ không thể thoát ra được.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/13/11/20120213112929_baolu cj.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Không chỉ riêng SLNA mà bạo lực là vấn nạn của bóng đá Việt Nam
</td> </tr> </tbody> </table>


Nhưng SLNA tài th́ người khác cũng giỏi. Kiatisuk thời đỉnh cao không bao giờ ngán ĐTVN, riêng SLNA lại càng không. Trừ Đà Nẵng trong trận thua 0-5, thời các đội bóng đến Vinh mang theo tư tưởng thất bại đă dần qua. B́nh Dương, HA.GL vào trận luôn trên chân chủ nhà SLNA, nhất là khi SLNA nghèo túng và chảy máu nhân tài. Ngay cả V.Ninh B́nh năm ngoái đây đá sân nhà, được trọng tài ngoảnh mặt làm ngơ, cũng cho thầy tṛ SLNA một bữa no đ̣n.

Đinh Hoàng Max v́ thế mới thượng cả chiếc giày đinh vào mặt Đ́nh Đồng, khiến hậu vệ “thép” này phải mưng mủ nhiều ngày. Mới đây, đ̣n triệt hạ của Huy Hoàng dành cho Samson cũng ngay lập tức bị đáp trả bằng hành động ác ư không kém, hậu quả ra sao th́ cả người không đam mê bóng đá cũng biết. Hoàng Thịnh vung thẳng chân vào mặt cầu thủ bạn th́ người ta cũng không ngại “tặng” Trọng Hoàng một pha tương tự, nghĩa là không ai ngán ai, bóng đá bạo lực lên ngôi, mà những cái đầu nóng không chỉ phía SLNA, bắt đầu từ SLNA mà có…

Cho ngày nay, cho ngày mai…

Điều này cũng có nghĩa ngày hôm nay, ngày mai, ngày sau sẽ không có “đất” cho những suy nghĩ và hành động phi thể thao như vừa nói ở trên. Đơn giản, anh hùng th́ sẽ gặp hảo hán. Thiếu ǵ kẻ ăn ṃn bát đũa thiên hạ, trải đủ cay đắng của bóng đá và cuộc sống, dám bỏ nhà đi kiếm ăn, họ không dễ đầu hàng mọi thứ và dễ dàng phá bẫy giăng ra trước mỗi bước chạy.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/13/11/20120116164300_Samso n.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Hẳn NHM vẫn chưa thể quên pha va chạm rợn người khiến Huy Hoàng nhập viện
</td> </tr> </tbody> </table>


Chỉ có điều, bóng đá Việt vẫn đang trong quá tŕnh lên chuyên đầy trắc trở và không thể lường trước. Huy Hoàng không bị thẻ đỏ (chỉ nhận thẻ vàng) và Samson cùng bị phạt như Huy Hoàng sau sự kiện trên Sân Vinh, trong khi 2 HLV ai cũng có lư lẽ của riêng ḿnh, cho thấy không có chuẩn tắc ở nơi cần chuẩn tắc nhất.

Mỗi lời nói, hành động của HLV, cầu thủ, quan chức, CĐV trong hay ngoài sân cỏ luôn được đặt trong tầm ngắm, bày ra công khai giữa ba quân thiên hạ và buộc tất cả phải chấp hành (tất nhiên ai cũng được quyền kháng cáo), ấy mới là điều mà thế giới văn minh đang thực thi và bắt buộc bóng đá Việt phải thực hành.

Chuyện quyết liệt và bạo lực, cuồng nhiệt và quá khích cũng v́ thế mà bay lơ lửng giữa trời, không thể căn cứ vào đâu mà đánh giá, phán xử hoặc mặc sức phán xử, đánh giá, cuối cùng lại rơi tơm vào vùng trũng thân yêu ngàn năm của chúng ta.

Đó cũng chính là điều mà thực tiễn đang đ̣i hỏi VFF, VPF phải định h́nh được những chuẩn tắc minh bạch cho bóng đá Việt, chứ không thể trước mỗi hành động không chấp nhận được lại thanh minh “đó là một phần của bóng đá”.

Phú Châu, vietnamnet.vn

megaup
02-15-2012, 17:10
Kỳ cuối: Những "nạn nhân" nổi tiếng của bạo lực trong bóng đá Việt

Bạo lực sân cỏ gia tăng không chỉ khiến các nhà tổ chức lo lắng, chất lượng chuyên môn đi xuống mà c̣n trở thành nỗi ám ảnh của các cầu thủ khi chấn thương xảy ra bất cứ lúc nào và nguy cơ giải nghệ hiển hiện trong mỗi lần ra sân...

Từ quá khứ...

Có lẽ cho tới giờ, Trần Minh Chiến, tiền đạo xuất sắc một thời của BĐVN, mỗi khi nhắc lại giây phút chia tay sân cỏ của ḿnh đều không thể giấu được sự ngậm ngùi, tiếc nuối.

Trước Tiger Cup lần đầu tiên, trong một buổi đá tập trên sân Thống Nhất, anh đă ngă gục xuống sân sau pha va chạm với đội đồng đội. Tiền sử chấn thương, thêm pha tranh chấp quyết liệt ấy đă biến chàng trai 21 tuổi đời đầy tài năng vĩnh viễn rời sân cỏ.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/15/09/20120215090902_minhc hien.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Chấn thương đă cướp đi một trong những chân sút tài năng nhất của bóng đá Việt. (Trên ảnh: Cựu danh thủ Trần Minh Chiến)
</td> </tr> </tbody> </table>


Cũng chẳng hơn ǵ người đồng lứa, trung vệ danh tiếng của BĐVN Đỗ Khải cũng phải giải nghệ sớm v́ chấn thương, sau nhiều năm chữa trị không ngừng.

Và để kết thúc sự nghiệp của trung vệ từng khoác áo Hải Quan (giờ đă giải thể) cũng không ngoài điều ǵ khác chính là từ lối chơi quyết liệt có phần triệt hạ ấy của đối thủ.

Rồi rất nhiều cái tên danh tiếng nữa của bóng đá Việt Nam đă phải rời sân cỏ v́ chấn thương, là nạn nhân của lối chơi bạo lực vốn đă ăn sâu vào nhiều đội bóng, vào nhiều cầu thủ...

May mắn hơn so với các đồng nghiệp người Việt, trung vệ Niweat suưt nữa phải giải nghệ chấn thương cột sống trong trận đấu với ĐT.LA ở mùa bóng 2006.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/15/09/20120215090902_taiem .jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Tài Em cũng phải chật vật với cơn ác mộng chấn thương</td> </tr> </tbody> </table>


May mắn hơn, bởi một điều cầu thủ người Thái được chăm sóc y tế tốt hơn và quan trọng hơn nữa, Niweat chuyên nghiệp hơn trong sinh hoạt của ḿnh để rốt cuộc bước qua được nỗi ám ảnh đến từ lối chơi bạo lực của các đồng nghiệp Việt Nam...

... đến hiện tại

Quăng chục năm trở lại đây, sân cỏ Việt chứng kiến rất nhiều những pha bóng khốc liệt chẳng kém so với những ǵ mà Trần Minh Chiến, Đỗ Khải hay Niweat phải nhận.

Trong sự nghiệp của ḿnh có lẽ thủ môn Đức Anh (SLNA) khó có thể quên pha bóng va chạm với Timothy, để rồi ngay sau đó thủ thành này đă phải nhập viện khẩn cấp với cái chân găy ĺa không khác ǵ một tai nạn giao thông.

Rồi Tài Em, Hữu Thắng... những tiền vệ vô cùng tài năng của BĐVN cũng phải nhận những chấn thương khốc liệt chẳng kém như thế trong sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của ḿnh.

Và nếu như có một con số thống kê cụ thể về mức độ chấn thương từ những pha bóng ác ư của đối thủ trên sân cỏ Việt trong ṿng 10 năm trở lại đây, có lẽ là rất nhiều.

Bởi chỉ cần nh́n vào danh sách "bệnh nhân" ở bệnh viện Y học thể thao, bệnh viện quân đội 175, chấn thương chỉnh h́nh hoặc các trung tâm chữa trị chấn thương tại Singapore, người theo nghiệp bóng đá chiếm phần lớn.

Bóng đá càng lên chuyên, chấn thương v́ những pha bóng quyết liệt càng lớn, khi mức độ cạnh tranh cao. Thậm chí, đôi khi chơi quyết liệt tới mức triệt hạ như thế không chỉ là về thành tích mà c̣n những câu chuyện sau hậu trường.

Dù vậy, cũng rất may cho nhiều cầu thủ thế hệ đàn em của Minh Chiến, Đỗ Khải... sau này y học trong thể thao, sự chuẩn bị về y tế ở các đội bóng đă chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Để rồi những chấn thương nặng của Công Vinh, Tài Em thậm chí là Hữu Thắng (khi từng được chẩn đoán không thể đá bóng) rốt cuộc cũng được chữa trị kịp thời để có thể tiếp tục theo nghiệp của ḿnh.

Nói th́ khá đơn giản, nhưng để có thể trở lại sân cỏ Công Vinh, hay nhất là Hữu Thắng (B́nh Dương) đă phải nỗ lực và tốn tiền như thế nào.

<table class="image center" width="400" cellpadding="0" cellspacing="0" align="center"> <tbody> <tr> <td> http://image.thethao.vietna mnet.vn/Images/2012/02/15/09/20120215090902_congv inh.jpg </td> </tr> <tr> <td class="image_desc"> Công Vinh tốn không biết bao tiền để mong t́m lại được phong độ cũ sau khi phải làm "thương binh"</td> </tr> </tbody> </table>


Công Vinh ngoài tiền được đội bóng cũ HN.T&T hỗ trợ, thậm chí đă bán cả xe hơi để lấy tiền sang Bồ Đào Nha mổ cũng như điều trị phục hồi.

Hữu Thắng cũng tốn chẳng kém với những chuyến bay như con thoi qua Thái, Sing và thậm chí là Mỹ để mổ, điều trị và mất rất lâu sau mới có thể ra sân và chơi bóng trở lại trong hoàn cảnh không thể phục hồi 100% khả năng...

Đó là những cầu thủ thuộc diện "có điều kiện", c̣n ở Việt Nam phần đông đều điều trị trong nước khi không đủ tiền ra nước ngoài chạy chữa. Và tất nhiên, để có thể trở lại đă là cả một vấn đề huống ǵ là lấy lại phong độ, dù chỉ bằng phân nửa so với trước đó.

May mắn v́ có nền y tế hiện đại, chuyên nghiệp để trở lại sân cỏ. Nhưng với những ǵ đang diễn ra, và có dấu hiệu tăng mạnh, e rằng sẽ không c̣n những điều may mắn như thế nữa.

Thật vậy, bởi bóng đá Việt bây giờ không chỉ là chơi quyết liệt nữa mà đă là cố t́nh triệt hạ đối thủ. Mà nếu thế, e rằng, y học cũng sẽ phải lắc đầu...

Tuệ Anh, vietnamnet.vn