PDA

View Full Version : Chuyện t́nh chàng trai tật nguyền và cô gái Hà Thành


jojolotus
02-16-2012, 02:53
- T́nh yêu của cô như là điểm tựa để đôi chân vốn không lành lặn của Xuân được đứng vững mà bước đi được. C̣n nhớ ngày bố mẹ đẻ biết chuyện, cả nhà và họ hàng phản đối, thậm chí ngăn cấm nhưng Thà vẫn khăng khăng: “Em đặt tất cả niềm tin vào anh ấy. Em tin Xuân sẽ làm được tất cả”.

Chàng trai tật nguyền, mang tấm thân gù nhưng tốt tính quê ở Tam Nông, Phú Thọ, c̣n cô vợ đảm hiền lành ở nơi đô thị phồn hoa. Kết quả có được cuộc hôn nhân này cũng do chính người mẹ lặn lội đường xa mang hàng ngh́n lá thư gửi giúp con trai.

T́nh yêu chân thành đă khiến họ vượt mọi hoàn cảnh, khoảng cách để đến với nhau. Giờ đây cuộc sống vốn nghèo khó, nhưng họ vui và hạnh phúc bởi mấy mươi năm nay chưa một lời nặng nhẹ. Hai đứa con lành lặn có nếp có tẻ chào đời, đó là kết quả t́nh yêu lớn mà họ dành trọn cho nhau.

Lụi tắt ước mơ tuổi thơ

Sẽ chẳng có ǵ đáng kể nếu họ là những người rất đỗi b́nh thường. Thế nhưng, họ “nổi tiếng” từ lâu ở cái khu chợ này bởi hoàn cảnh gia đ́nh và hơn hết chính là câu chuyện t́nh yêu được họ viết lên giống như chuyện t́nh cổ tích.

Anh Xuân sinh năm 1971, là con út trong một gia đ́nh có đến 9 anh chị em ở miền quê nghèo bên xóm núi G̣ Dài, xă Xuân Quang. Cuộc sống vốn khó khăn chật vật, nhà đông miệng ăn nên hầu hết các anh chị của Xuân đều không được đến trường mà ở nhà lao động phụ giúp gia đ́nh.

Xuân từng ước ao và thủ thỉ vào tai mẹ: “Lớn lên con sẽ học thật giỏi để làm thầy giáo dạy chữ cho dân bản ḿnh”. Ước mơ, khát khao mạnh mẽ trong Xuân, v́ thế mà mỗi ngày trèo đèo lội suối hơn chục cây số để đến được trường học chẳng làm anh nản chí.

Thế nhưng số phận đă cướp đi, làm lụi tắt dần những khát khao cháy bỏng ấy. Anh Xuân nhớ lại, năm đó khi anh đang học đến lớp 4 th́ bất hạnh ập đến. Trong một lần trên đường đi học về gặp mưa, Xuân bị cảm lạnh, ốm nằm liệt giường.

Chứng bệnh cảm lạnh đă biến chứng khiến anh bị đột quỵ và đôi chân vốn khỏe khoắn và dẻo dai ấy nay đă bị teo tóp dần.

Gia cảnh nhà Xuân vốn nghèo khó, đến cái ăn hàng ngày c̣n lo không nổi th́ lấy tiền đâu mà thuốc thang cho con. Không được tới bệnh viện, những thang thuốc nam của những thầy lang trong làng, quanh bản không làm giảm cơn đau, bệnh t́nh Xuân ngày càng nặng hơn.

Khi đôi chân ấy hành hạ anh chưa đủ th́ chiếc dây thần kinh chạy dọc xương sống lưng lại tiếp tục “kéo cong” khiến tấm lưng anh gù xuống. Từ một chàng trai vạm vỡ, sức dài vai rộng đang tuổi mới lớn giờ đây, Xuân trông hom hem yếu ớt như một ông cụ.

Bao nhiêu ước mơ của chàng trai xóm núi này bỗng chốc lụi tắt. Xuân trở thành một chàng trai tật nguyền. Anh sống trở nên chán nản, thu ḿnh và trầm cảm.

Từ đấy, ngày ngày người ta thấy cậu thanh niên ấy ôm bên ḿnh một chiếc đài radio bé xíu và cũ kỹ lùi lũi trong nhà. Anh chỉ biết được thế giới, cuộc sống bên ngoài qua chiếc đài nhỏ và nó làm vơi bớt đi phần nào chuỗi tháng ngày anh sống trong tuyệt vọng.

Mối t́nh qua chiếc đài radio

http://phunutoday.vn/dataimages/201202/original/images629673_chuyen_ tinh_chang_trai_tat_ nguyen_va_co_gai_ha_ thanh_phunutoday.vn_ 1.jpg

Vợ chồng Xuân- Thà với ki ốt quần áo nhỏ ở chợ

T́nh yêu là một thứ bản năng của con người mà tạo hóa đă ban cho. Thế nhưng trong một lần nghe chương tŕnh “Kết bạn” trên sóng radio, anh biết và ấn tượng nhất là thông tin về Trương Thị Thà.

Thế là sẵn có bút giấy bên cạnh, Xuân viết luôn một lá thư kết bạn rồi nhờ mẹ đi bộ cả ngày xuống huyện lỵ để gửi thư. Thương con, người mẹ không để Xuân buồn ḷng.

Đúng một tuần sau, Xuân nhận được hồi âm, trong thư Thà viết rằng: “Thà rất vui khi nhận được thư của Xuân và hi vọng rằng chúng ḿnh măi măi là bạn của nhau. Hăy giữ liên lạc nhé”. Những ḍng chữ viết vội nguệch ngoạc, lên xuống như càng động viên Xuân.

Cứ một tuần, người mẹ lại lọ mọ vượt đường xá xa xôi xuống tít tận huyện lỵ để gửi thư cho con. Cứ như thế, hàng trăm lá thư chứa đựng lời thăm hỏi, động viên và lâu dần nó mang trong đó cả những nỗi niềm mà chỉ có họ mới biết, mới tỏ cùng nhau.

Sau 5 năm, cả ngh́n lá thư qua lại, nhưng Xuân chỉ dám nghĩ ngôn ngữ câu chữ chỉ là cái cớ để động viên anh mà thôi.

Một lần, trong lá thư cuối, chị Thà có viết: “Dạo này công việc em cũng hơi bận. Chắc từ sau lá thư này anh phải chờ đợi những lá thư khác dài ngày hơn… Nếu anh không bận th́ mời anh một lần xuống chơi và thăm Thủ đô…”.

Đang đều đặn những cánh thư, bỗng dưng Xuân thấy có cái ǵ đó làm anh có cảm giác hụt hẫng và thiếu thốn.

Nắm rơ địa chỉ của Thà lúc đó đang học may tại một trường dạy nghề ở Sơn Tây - ngôi trường đào tạo nghề cho những người tật nguyền, những người có hoàn cảnh khó khăn, Xuân quyết định trốn gia đ́nh xuống thăm người bạn hơn 5 làm quen qua những cánh thư mà chưa một lần được nh́n thấy mặt nhau.

Anh cũng hi vọng được học nghề ngay chính ngôi trường mà Thà đang theo học.

Xuân tới nơi phố xá đông vui, anh lạ lẫm mọi thứ xung quanh, kể cả người con gái đă quen 5 năm nhưng lần đầu gặp mặt. Anh tự ti, mặc cảm về thân phận.

Nhưng chính người con gái ấy đă cho anh thêm sức mạnh. Nụ cười hiền từ chân chất ẩn chứa một t́nh yêu của Thà chỉ có anh mới cảm nhận được. Ánh mắt, cái nắm tay chặt ngay từ khi mới gặp của Thà đă giúp anh có thêm động lực.

Những giờ tan học, đôi bàn tay nhỏ nhắn, xinh xắn của cô gái mới lớn lại nhẹ nhàng đến bên chiếc xe lăn đưa Xuân về căn pḥng tập thể. Sáng sáng, Thà dậy sớm hơn để múc từng chậu nước cho Xuân rửa mặt. Rồi cũng chính bàn tay ấy đẩy chiếc xe đưa Xuân đến lớp học.

Những ngày nghỉ cuối tuần, tối đến Thà lại dẫn Xuân dạo khắp các con phố. Rồi họ tâm sự, họ thủ thỉ kể cho nhau nghe, ôn lại cảm xúc mà 5 năm họ chỉ có dịp nói với nhau bằng con chữ. Cũng thứ cảm xúc đó, t́nh cảm đó nhưng giờ là con người thật, lời nói thật. Những ánh mắt nh́n nhau đầy âu yếm.

“Em tin ở anh ấy”

Xuân không dám nói lời yêu, bởi anh sợ, sợ cái cảm giác nếu như đó không phải là sự thật th́ măi măi anh sẽ không có được người bạn này nữa. Anh chôn chặt lời yêu thương trong ḷng. Những lần đi chơi ấy, Xuân nắm chặt tay Thà bảo: “Chúng ḿnh là bạn tốt của nhau nhé”.

Thà ngập ngừng, điều mà cô chờ đợi lâu nay chỉ là muốn được nghe câu nói này sao? Cô rơm rớm nước mắt: “Nếu như em cho anh rút lại lời nói để thay vào đó là một câu khác th́ anh có đồng ư không?”.

Với chàng trai lặn lội vượt cả trăm cây số xuống Hà Thành trên đôi chân không lành lặn c̣n đi được, câu trả lời ấy sao khó đến vậy. Xuân sợ Thà lấy ḿnh sau này sẽ khổ, anh không muốn một ai khác phải gánh cùng anh những vất vả, mất mát của cuộc đời ḿnh.

Giữa ḍng người và xe cộ ồn ào qua lại, hai người lặng thinh. Bất chợt, họ ôm nhau khóc nức nở, nước mắt của xúc động, Thà quả quyết: “Em muốn được làm vợ để chăm sóc anh”.

Từ ấy, mỗi lần đôi chân bé nhỏ ấy khó nhọc đạp trên chiếc bàn đạp của máy may th́ đă có Thà bên cạnh. Khi đôi chân Xuân rũ rượi, đỏ ửng, bầm tím những tụ máu th́ đă có bàn tay cô gái nhẹ nhàng dùng dầu xoa bóp. T́nh yêu đă tiếp thêm cho anh sức mạnh. Những đường kim mũi chỉ thành thục và hoàn hảo.

Kể từ đó, thi thoảng Xuân về thăm nhà th́ Thà cũng theo anh về nơi miền quê nghèo chỉ có rừng cọ đồi chè vốn đă đi vào thơ ca huyền thoại ấy. Cô yêu mảnh đất tốt tươi màu mỡ nơi đă sinh ra chàng trai tật nguyền kém may mắn này.

T́nh yêu của cô như là điểm tựa để đôi chân vốn không lành lặn của Xuân được đứng vững mà bước đi được. C̣n nhớ ngày bố mẹ đẻ biết chuyện, cả nhà và họ hàng phản đối, thậm chí ngăn cấm nhưng Thà vẫn khăng khăng: “Em đặt tất cả niềm tin vào anh ấy. Em tin Xuân sẽ làm được tất cả”.

Thế rồi năm 2005, đám cưới nghèo diễn ra như khiến cả cái bản làng, núi rừng kia thức tỉnh. Họ kéo đến đông vui v́ dường như đó là “chuyện lạ” ở cái bản nghèo đến bao đời nay mới thấy.

Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ không ở lại Phú Thọ mà quyết định xuống Hà Nội để mưu sinh, lập nghiệp. “Giận th́ thương mà vương th́ tội”, thấy con quyết chí nên ông bà ngoại cho hai vợ chồng Thà mảnh đất xây dựng căn nhà.

Đôi vợ chồng mở một cái quán may nhỏ. Họ quyết chí làm ăn, quần quật lao động tằn tiện nuôi hy vọng thoát nghèo. Khi cái nghề may ngày một không thịnh hành th́ cũng là lúc họ tích cóp được số vốn liếng nho nhỏ.

Đóng cửa hàng may, Xuân sắm chiếc xe máy ba bánh, ngày ngày chạy xe đến các nơi như chợ Đồng Xuân, chợ vải Ninh Hiệp… để lấy áo quần, vải vóc về cho vợ bán. Cuộc sống ngày một khó khăn hơn khi hai đứa con giờ đây đang tuổi ăn học, nhưng các con của anh chị chăm ngoan và học giỏi.

Quầy áo quần nhỏ ở một góc chợ Vôi (Thường Tín – Hà Nội) không lấy ǵ làm dư dả mà chỉ đảm bảo và duy tŕ được cuộc sống, để gia đ́nh họ sống, hạnh phúc như họ từng sống và dành trọn cho nhau.


Ngọc Anh
theo PNTD