PDA

View Full Version : Kỳ 1: Kí ức những phận đời từng bị hắt hủi


vuitoichat
02-19-2012, 12:01
(PL&XH) - Cách khu công nghiệp Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An chừng 6km về phía Đông, vượt qua con đèo Ông Giảng h́nh ṿng cung hơn 1km nữa là đến trại phong Quỳnh Lập. Nơi từng che chở cho bao phận đời bất hạnh.

Trong kí ức của họ, đó là những nỗi đau, buồn tủi không ǵ có thể phủ lấp được. Tuy nhiên, với khát vọng sống và niềm tin mănh liệt ở tương lai họ đă cùng nhau lập nên làng phong, nơi ươm t́nh người, gieo mầm sống.

Kí ức buồn

Một buổi sáng mưa dầm rả rích, tôi và anh bạn đồng nghiệp t́m đến trại phong Quỳnh Lập. Đập vào mắt chúng tôi là những dăy nhà cấp bốn được xây thành từng cụm, khu vực dành cho từng người mắc bệnh nặng - nhẹ khác nhau sinh sống. Đây vừa là pḥng điều trị nhưng cũng là những ngôi nhà được Nhà nước xây dựng cho những bệnh nhân phong, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với những con người bất hạnh, cô đơn vốn từng bị xă hội ghẻ lạnh.

Trước năm 1957, miền Bắc Việt Nam chưa có bệnh viện dành cho người nhiễm vi trùng Hasen (thường gọi là bệnh phong-cùi). Lúc đó người ta cũng chưa biết bệnh phong không hề lây nhiễm nên họ đă bị người đời hắt hủi. Những người nhiễm bệnh phong rơi vào t́nh cảnh cô đơn, sống lang thang không nhà cửa, người thân xa lánh. Một số người bị chôn sống với vôi v́ người ta sợ một cơn "đại dịch" sẽ lây nhiễm cho xă hội. Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Nhà nước đă có những chính sách quan tâm đến người bị nhiễm bệnh phong. Năm 1957, Bộ Y tế quyết định cho xây dựng trại phong đầu tiên ở miền Bắc tại xă Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thành một khu vực tập trung điều trị và nuôi dưỡng những bệnh nhân nhiễm vi trùng Hasen.

http://plxh.vcmedia.vn/3NCUx6SWmxMOl0W3fVRq KDA4wvoAn/Image/2012/02/3_775ac.JPG
Những mảnh đời vươn lên bằng nghị lực

Tháng 10-2000, trại phong Quỳnh Lập đổi tên thành Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quỳnh Lập. Từ khi thành lập cho tới khi đổi tên là một quá tŕnh gian nan vất cả của cả người bệnh cũng như những bác sĩ tận tâm nơi đây. Đă nhiều lần trại phong bị giặc Mỹ ném bom đánh phá nên phải di chuyển rất nhiều chỗ cho tới địa điểm hiện tại như bây giờ. Thời điểm đông nhất ở đây có đến 2000 bệnh nhân, có cả bệnh nhân từ Lào, Campuchia, Trung Quốc chuyển về đây điều trị. Hiện nay, c̣n khoảng 250 bệnh nhân đang được điều trị tại đây. Một số bệnh nhân sau khi điều trị khỏi bệnh đă được cho xuất viện, một số khác ở lại v́ không có khả năng tự chăm sóc bản thân.

http://plxh.vcmedia.vn/3NCUx6SWmxMOl0W3fVRq KDA4wvoAn/Image/2012/02/4_6a961.JPG
Ông Phạm Đ́nh Tiến (bên phải) - Trưởng khu điều trị bệnh phong trong một buổi phát quà cho bệnh nhân. Ảnh: Lê Quyết

Ám ảnh một kiếp người

Ông Phạm Đ́nh Tiến - Trưởng khu tự quản bệnh nhân phong dẫn chúng tôi đi thăm một ṿng các khu nhà điều trị vừa là nhà ở của bệnh nhân, buồn bă cho biết: "Đă hơn nửa đời người rồi, hàng ngàn người đă sống chết với cái eo đất chật hẹp tách biệt với xă hội bên ngoài này. Các chú thấy đó, bây giờ nhiều người đến đây thăm bệnh nhân vẫn c̣n e ngại, huống chi là hơn 50 năm trước khi mà dân trí c̣n thấp th́ căn bệnh này khiến người ta gớm ghiếc đến mức nào. Người ta nghĩ bệnh này lây truyền nên miệt thị. Bởi vậy, nếu không chết v́ bệnh th́ cũng chết v́ sự cô đơn, lạnh lẽo của bạn bè, người thân xa lánh mà thôi". Bản thân ông Tiến, năm 14 tuổi cũng bị mắc bệnh phong. Chàng thanh niên ấy đă phải ra trại phong Quỳnh Lập để sinh sống và điều trị nhằm tránh sự miệt thị của người đời.

Tuổi trẻ, lại xa nhà có nhiều đêm ông ngồi một ḿnh gạt đi giọt nước mắt buồn tủi mà oán trách cho số phận. Sau một thời gian dài điều trị ở đây, ông đă thấm thía hết tâm trạng của những người chịu chung số phận. Sau khi chữa trị khỏi bệnh, ông được trở về quê, nhưng v́ người đời soi mói, xa lánh cộng với sự thấu hiểu t́nh cảm của những bệnh nhân nơi đây, ông đă t́nh nguyện ở lại. Ông kết duyên với bà Nguyễn Thị Luyến, cũng là một bệnh nhân phong. Hai người nên duyên vợ chồng và sinh ra những người con khỏe mạnh, có người tốt nghiệp Đại học, đă về phục vụ người bệnh ở đây. Những tháng ngày điều trị là nỗi đau trong ḷng ông. Tuy nhiên, bằng nghị lực sống ông đă biết vươn lên t́m lại chính ḿnh và gieo mầm cho thế hệ tương lai. Bà Nguyễn Thị Luận, nhớ lại, khi phát hiện bị bệnh phong, bà được người thân đưa vào trại phong này khi mới tṛn 15 tuổi. Khi đó, quê hương bà (Thanh Hóa) đang là tâm điểm của giặc Mỹ ném bom đánh phá. "Một ngày, khi tôi đang chăn ḅ trên triền sông, th́ bị máy bay ném bom trúng và ngất lịm đi.

Khi tôi được gia đ́nh đưa vào bệnh viện để điều trị vết thương th́ được các bác sĩ cho biết là ḿnh đă nhiễm vi trùng Hasen. Lúc đó, người ta quen gọi là bệnh hủi, những ai mắc phải bệnh đó th́ không được ở trong làng nữa.

Bởi thế, khi dân làng biết tôi mắc bệnh này, tôi đi đến đâu, người dân đều xua đuổi và tránh từ xa. Cha mẹ tôi dù thương con nhưng vẫn quyết định đưa tôi vào trại phong này. Nói là chữa trị, nhưng thực ra là để cách li với xă hội mà thôi. Cũng từ đó đến giờ, tôi chưa một lần về thăm gia đ́nh. Và cũng từ bấy đến nay, chẳng thấy một ai là người thân ghé thăm, dù chỉ một lần". Bởi vậy, trong ḷng người đàn bà già nua tội nghiệp lúc nào cũng khao khát được thăm lại quê hương người thân một lần trước lúc ra đi măi măi. Những tháng ngày hờn tủi, nhớ nhung đă biến người con gái xinh đẹp ngày nào thành một bà cụ già tóc bạc.

Trên khuôn mặt tội nghiệp, đăm chiêu của bà ẩn chứa một nỗi niềm day dứt khôn nguôi. Bà đă khóc ṛng hàng đêm v́ nhớ nhà và căn bệnh phong hành hạ khiến đôi mắt của bà trở nên mờ tối. Rất may, những ngày tháng buồn tủi ở đây, bà gặp được ông Hồ Xuân Quắn - người cùng quê. Họ đều bị bệnh phong từ khi c̣n nhỏ. Qua nhiều năm điều trị, bệnh phong vẫn không thuyên giảm, tay chân của ông Quắn cứ bị cắt dần. Bây giờ hai bàn tay của ông đă bị cắt cụt, hai chân cũng bị cưa đến đầu gối. Cảm thông, thấu hiểu cho những mất mát, hai người đến với nhau.

Trong khuôn viên của khu vực điều trị bệnh nhân phong, người ta dễ dàng bắt gặp những mảnh đời tương tự như vậy. Họ cũng có người thân, họ hàng nhưng rồi bị nhiễm bệnh và cùng nhau vào đây nương tựa nhau, cùng nhau chia sẻ những nỗi hờn tủi mà người đời từng "trao" cho họ. Trong mặc cảm, tủi phận họ muốn người đời nh́n họ với ánh mắt cảm thông, chia sẻ. Chính v́ vậy, họ cố sống và nuôi niềm tin mănh liệt vào tương lai.

Kỳ 2: T́nh người bên chân sóng
Lê Quyết