PDA

View Full Version : Suy nghĩ về cựu quốc gia Việt Nam Cộng ḥa (2/3)


vuitoichat
02-20-2012, 17:06
“Quốc gia Việt nam không chấp nhận chia cắt đất nước và vẫn có ư định sẽ đấu tranh hết sức ḿnh và tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện cho sự thống nhất đất nước. Th́ cớ ǵ họ không cho phép phía Việt nam DCCH làm việc đó? Sao gọi việc thống nhất đất nước của một bên là hành động cướp nước?”

Ở phần thứ nhất của bài viết chúng ta đă xem xét vấn đề “Quân đội NDVN đă giải phóng Miền Nam hay cướp nước của VNCH?”, trước khi sang phần tiếp theo cũng xin được bổ xung thêm một số bằng chứng để khẳng định việc không có bất kể lư do ǵ có thể nói việc giải phóng Miền nam thống nhất đất nước của Quân đội NDVN là hành động “Cộng sản Miền Bắc xâm lăng cướp nước VNCH (Miền Nam)” được. Đó là vấn đề diễn biến của việc kư kết Hiệp định Genevè năm 1954 khôi phục ḥa b́nh ở Đông Dương. Cho dù lập trường của phía Việt nam DCCH đă cố gắng bằng mọi nỗ lực nhằm để thống nhất đất nước thông qua việc Tổng tuyển cử tự do nhằm thành lập chính phủ duy nhất cho Việt nam v́ họ tin rằng nếu có Tổng tuyển cử th́ chắc chắn họ sẽ giành được đa số phiếu bầu để dành quyền thành lập chính phủ. Tới mức phía Việt nam DCCH chịu xuống thang tới mức tuyên bố chấp nhận ư định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. Tất nhiên đây là các biện pháp mang tính chiến thuật của VNDCCH với phương châm kư rồi tính sau (ngón nhà nghề của cộng sản mà nó đă lặp lại ở Hiệp định Paris 1973 về việc chấm dứt Chiến tranh, lập lại hoà b́nh ở Việt Nam. Kư nhưng không thực hiện).

Ngược lại phía Quốc gia Việt nam nhất quyết không kư vào Hiệp định Genève v́ không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam. Điều đó nghiễm nhiên là sự khẳng định đất nước Việt nam là một, không bị chia cắt. Hăy nghe ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam khẳng định nhất quyết không kư vào Hiệp định Genève v́ không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và nhân danh phái đoàn Quốc gia ra một tuyên bố riêng ghi rằng “… chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách kư kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”

Để giải thích cho lư do không chấp nhận kư vào Hiệp định Genève, nhưng không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà b́nh và dân chủ, hăy nghe tuyên bố của ông Ngô Đ́nh Diệm như sau: “Chính sách của chúng tôi là chính sách hoà b́nh. Nhưng không có ǵ có thể khiến chúng tôi đi chệch khỏi mục tiêu của chúng tôi là sự thống nhất đất nước, thống nhất trong tự do chứ không phải trong nô lệ. V́ dân tộc, chúng tôi sẽ đấu tranh hết sức ḿnh cho sự thống nhất đất nước. Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà b́nh và dân chủ. Tuy nhiên nếu những cuộc bầu cử tạo thành một trong những nền tảng cơ bản của nền dân chủ thật sự th́ chúng chỉ có ư nghĩa với điều kiện chúng hoàn toàn tự do. Hiện nay, thực tế phải đối mặt với chế độ áp bức của Việt Minh, chúng tôi nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc.”.

Việc khẳng định của nhà nước Quốc gia Việt nam không thừa nhận và không kư vào Hiệp định Genève chính là tử huyệt để rồi tự họ giết họ (VNCH). Quốc gia Việt nam không chấp nhận chia cắt đất nước và vẫn có ư định sẽ đấu tranh hết sức ḿnh và tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện cho sự thống nhất đất nước. Th́ cớ ǵ họ không cho phép phía Việt nam DCCH làm việc đó? Sao gọi việc thống nhất đất nước của một bên là hành động cướp nước? Cũng v́ lẽ đó sự chính danh hay không chính danh, hợp pháp hay không hợp pháp của nhà nước VNCH hoàn toàn không có giá trị về mọi mặt chính trị cũng như pháp lư. Trong cuộc tranh giành quyền lực thắng lợi sẽ thuộc về bên chiếm ưu thế áp đảo, có một chiến lược chiến tranh đúng đăn và khôn khéo hơn sẽ dành quyền lănh đạo một nước Việt nam thống nhất và toàn vẹn lănh thổ, giang sơn liến một dải từ Mục Nam quan tới Mũi Cà mau. Chính quyền đó sẽ là người đại diện hợp pháp của Việt nam trên trường quốc tế.

B. Về tính chính danh của một Nhà nước

Trong phần các comments của bạn đọc ở phần thứ nhất, một số người đă yêu cầu phải đề cập và xem xét tới tính chính danh của một nhà nước, họ đặt câu hỏi Chính danh là ǵ? Thế nào là chính danh? Một nhà nước dựa vào các tiêu chuẩn ǵ để được coi là chính danh?

Đúng như người ta nói “Danh (có) chính – Ngôn (mới) thuận”, điều đó luôn đúng trên mọi phương diện, ở mức cao nhất là một nhà nước hay thấp nhất là một tập thể nhỏ hay cá thể (con người, tổ chức, doanh nghiệp…) trong mọi lĩnhv ực chính trị, văn hóa, xă hội. Trong phần trả lời các comments do là một vấn đề quá rộng, không thể giải thích vắn tắt, chính v́ thế tôi xin tách thành một mục (bổ xung để làm rơ). Tuy cuối của phần A đă phân tích cho thấy rằng trong cuộc chiến tranh Việt nam giai đoạn (1955-1975) không cần thiết phải xem xét đến tính chính danh, hợp pháp của mỗi bên. Nhưng trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập tới tính chính danh của các nhà nước ở Việt nam trong giai đoạn lịch sử thời kỳ cận đại (1940 – 1975) nghĩa là kể từ khi thoái trào của triều Nguyễn, tới sự chấm dứt của chế độ VNCH tháng 4.1975 một cách nói chung mang tính chất tham khảo. Mà không xem xét đến tính chính danh của nhà nước CHXHCN Việt nam từ năm 1976 cho đến hiện tại.

I. Chính danh là ǵ, và thế nào là một nhà nước có chính danh?

I.1. Định nghĩa chính danh (legitimacy):

Từ legitimacy trong tiếng Anh dịch ra tiếng Việt có thể dịch với nhiều từ khác nhau như chính thống, chính danh, hợp pháp… Ở đây xin dùng chung với nghĩa chính danh cho phù hợp với thắc mắc của một số bạn đọc.

Theo từ điển Hán – Việt giản yếu của Đào Duy Anh – Hà Mạc Tử hiệu đính năm 1931 (trang 118 cột 2) th́ “Chính danh – Một nguyên tắc về chính trị, gốc ở Khổng Tử, ví như gọi vua phải đúng đạo vua, gọi là quan phải đúng đạo quan; trái lại làm hàn lâm mà không biết chữ, làm thừa phái mà không biết việc quan, là bất chính danh”.

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2010 (trang 219 cột 2) th́ “Chính danh: Làm cho đúng danh nghĩa, cư xử, hành động cho đúngcương vị của mỗi người trong xă hội (phong kiến), theo một thuyết của Khổng Tử”.

Trong khoa học chính trị, tính chính danh là một định chế bắt buộc hoặc sự chấp nhận rộng răi của dân chúng đối với một thể chế chính trị nhất định. Tính hợp pháp chính trị được coi là một điều kiện cơ bản để quản lư, mà không có nó một nhà nước sẽ bị bế tắc và tạo nên các nguy cơ của sự sụp đổ. Ngược lại một nhà nước chính danh sẽ tồn tại bởi v́ họ được coi là hợp pháp bởi được sự tán thành của dân chúng.

Tính chính danh của một nhà nước mang nặng tính lư thuyết, v́ trên thực tế nếu căn cứ vào lư thuyết th́ có những quốc gia không có chính danh nhưng vẫn được cộng đồng quốc tế chấp nhận như Bắc Triều tiên và ngược lại có những quốc gia thỏa măn theo lư thuyết nhưng thực tế không được công nhận như Taiwan là một ví dụ. Bỏ qua những cá biệt đó để chúng ta cùng t́m hiểu các lư luận

I.2. Tính chính danh trong các loại h́nh nhà nước

Câu hỏi được đặt ra là một chính quyền phải có những điều kiện nào để được coi là có tinh chính danh? Có ư kiến cho rằng “Có hai loại điều kiện : pháp lư và chính trị. Điều kiện pháp lư là phải hợp pháp tức là phù hợp với pháp luật. Nhưng không phải là bất cứ loại pháp luật nào mà phải là loại pháp luật xuất phát từ ư chí chung của ṭan dân (volonté générale). Nếu không như thế th́ chính quyền nào cũng đều có tính chính danh, kể cả chính quyền độc tài. V́ vậy lại c̣n phải thỏa măn những điều kiện chính trị theo đó chính quyền ấy được toàn dân tự nguyện tuân lệnh, không phải dùng bạo lực khủng bố để ép buộc dân phải theo. Một chính quyền không hội đủ hai loại điều kiện đó th́ không được kể như có tính chính danh”. Ư kiến này theo tôi chỉ đúng với một số trường hợp của các thể chế dân chủ cộng ḥa, chứ chưa thể hiện tính toàn diện và cụ thể nếu xét với những mô h́nh nhà nước đă h́nh thành, phát triển và bị dịệt vong trong lịch sử xă hội loài người. Cụ thể như sau:

* Trong chế độ thần quyền, tính hợp pháp của nhà nước xuất phát từ các cơ quan có tinh thần của thần linh, một vị thần hay nữ thần

* Trong chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến tính chính danh của nhà nước xuất phát từ phong tục xă hội và thói quen lịch sử của quyền lực mang tính truyền thống. Truyền thống được hiểu dưới h́nh thức như một quy tắc lịch sử được chấp nhận một cách tự nhiên, mang tính liên tục và kế thừa của nó, bởi v́ đó là cách xă hội đă luôn luôn chấp nhận. Tuy nhiên trong chế độ quân chủ lập hiến là một h́nh thức biến thể, tính chính danh chính trị quân chủ, kết hợp quyền lực truyền thống và thẩm quyền pháp lư hợp lư, bởi quốc vương duy tŕ sự thống nhất dân tộc (một người) và chính quyền dân chủ (một hiến pháp chính trị).

* Trong thể chế chính trị cộng ḥa th́ tính chính danh của một nhà nước xuất phát từ chính quyền hợp pháp nghĩa là phải nhận được ủy nhiệm của toàn dân để cầm quyền, phải tôn trọng pháp luật do toàn dân làm ra và phải trả lại quyền hành khi măn nhiệm kỳ để toàn dân chọn những người cầm quyền mới. Điều này được thông qua bằng các cuộc bầu cử tự do trong một thời gian giới hạn theo ấn định và phải đáp ứng các yêu cầu khác của một định chế tư pháp cơ bản.

* Tính chính danh của một nhà nước Cộng sản bắt nguồn từ sau khi chiến thắng một cuộc chiến tranh dân sự, một cuộc cách mạng, hoặc từ khi giành được thắng lợi trong một cuộc bầu cử, do đó của nhà nước Cộng sản được coi là hợp pháp, nếu nó được nhân dân ủy quyền. Trong những năm đầu thế kỷ hai mươi, các đảng Cộng sản dành được tính hợp pháp theo quy tắc này, tuy nhiên dần dần họ lạm quyền để duy tŕ sự cầm quyền của họ mà không đượ sự ủy quyền thực sự của người dân (bầu cử giả hiệu).

II. Các nhà nước ở Việt nam và tính chính danh (giai đoạn 1940-1975).

II.1. An Nam: Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ư một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đă không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đă chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. Chính danh v́ là một nhà nước Quân chủ.

II.2. Đế quốc Việt Nam: Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Đây trên danh nghĩa là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.

Không chính danh v́ mang màu sắc của một nhà nước Quân chủ lập hiến, không có sự tham gia của nhân dân (chính quyền dân chủ – một hiến pháp chính trị).

II.3. Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa: Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay).

Giai đoạn 1945-1959 là hoàn toàn chính danh, v́ Hiến pháp do Quốc hội dân cử thông qua tổng tuyển cử tự do tren toàn lănh thổ Việt nam thống nhất, nhưng có thể nói khách quan giai đoạn 1959 – 1975 VNDCCH chưa hội đủ điều kiện chính danh v́ sửa đổi Hiến pháp 1959 không trưng cầu dân ư. Nhưng ngược lại họ lư giải do điều kiện chiến tranh nên không thực hiện được việc đó và nhưng các cuộc bầu cử Quốc hội các khóa II (1960 – 1964), khóa III (1964 -1971), khóa IV (1971 -1975) của nhà nước VNDCCH th́ vẫn bầu cử đa đảng (đảng Dân chủ VN và đảng Xă hội VN vẫn tồn tại tuy là giả hiệu).

II.4 Cộng ḥa tự trị Nam Kỳ: Cộng ḥa tự trị Nam Kỳ hay Nam Kỳ Cộng ḥa quốc hoặc Cộng ḥa Nam Kỳ (tiếng Pháp: République autonome de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lănh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Cộng ḥa tự trị Nam Kỳ được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Cộng ḥa Nam Kỳ giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt Nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.

Hoàn toàn không chính danh bởi một nhà nước cộng ḥa do ngoại bang lập lên mang tính chất ly khai và bù nh́n. Hơn thế nữa nó không có sự tham gia của nhân dân (chính quyền dân chủ – một hiến pháp chính trị).
http://tintuchangngay4.file s.wordpress.com/2012/02/quocgiavn1-11.jpg?w=320&h=240
II.5 Quốc gia Việt Nam: Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lănh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée kư ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Quốc gia Việt Nam được đánh giá lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, về mặt h́nh thức, quốc gia này gần như là một quốc gia Quân chủ lập hiến (nhưng chưa có Hiến pháp và Quốc hội).

Nhà nước Quốc gia Việt Nam h́nh thành thông qua đàm phán nên nó là sản phẩm dàn xếp giữa Pháp và một số chính trị gia Việt Nam “phi cộng sản” không đi theo Chính phủ kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Do vậy nó không có tính chính danh, hay nói một cách khác nó là một nhà nước ly khai khỏi quốc gia Việt nam DCCH.
http://tintuchangngay4.file s.wordpress.com/2012/02/vnch.jpg?w=320&h=240
II.6 Nhà nước Việt nam Cộng ḥa: Việt Nam Cộng ḥa (1955–1975) là một cựu quốc gia mang tính kế thừa, được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), sau Cuộc trưng cầu dân ư miền Nam Việt Nam1955, Ngô Đ́nh Diệm lên nắm quyền và truất phế quốc trưởng Bảo Đại và ban hành bản Hiến pháp của Đệ nhất Cộng ḥa Việt Nam. Nhà nước VNCH được h́nh thành và xây dựng trên nền tảng như vậy. Chính v́ thế nên khó mà khẳng định được tính chính danh của Nhà nước VNCH. Sở dĩ nói là khó bởi nếu Nhà nước VNCH là chính danh th́ Nhà nước Cộng ḥa miền Nam Việt Nam với tên đầy đủ là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa Miền Nam Việt nam của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt nam – một tổ chức trá h́nh chịu sự lănh đạo của đảng Lao động Việt nam do Viêt nam DCCH dựng lên làm đối trọng với VNCH sẽ cũng phải được coi là chính danh. V́ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa do Hồ Chí Minh lănh đạo chưa bao giờ thừa nhận tính chính danh và hợp pháp của Nhà nướcVNCH, mà bằng chứng là tại Hội nghị Paris h́nh thành các cặp đối thoại Việt nam DCCH – Hoa kỳ và Chính phủ CMLT Cộng ḥa Miền Nam Việt nam và Chính phủ VNCH.

II.7 Cộng ḥa miền Nam Việt Nam: Là tên gọi của chính thể do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ở miền Nam Việt Nam để tạo uy thế chính trị trên b́nh diện quốc tế, chống lại quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng ḥa. Chính thể Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam là chính thể quản lư các vùng đất do phía những người cách mạng kiểm soát, sau 30 tháng 4, 1975 quản lư toàn bộ Miền Nam Việt Nam cho đến khi thống nhất nhà nước. Về thực chất nhà nước Cộng ḥa miền Nam Việt Nam hoàn toàn không có chính danh, nó cũng là một chính quyền bù nh́n mà bằng chứng đă bị chính quyền cộng sản bỏ rơi không thương tiếc ngay sau khi hết giá trị sử dụng (năm 1976).

(C̣n nữa…)

Ngày 20 tháng 02 năm 2012

© Kami
————-
*Bài viết thể hiện chính kiến riêng của tác giả Kami, không phản ảnh quan điểm của trang TTHN.