PDA

View Full Version : Syria không dễ sụp đổ như Libya


vuitoichat
02-21-2012, 16:51
Số người thiệt mạng bởi xung đột ở Syria ngày càng tăng. Do đó, một số nhà quan sát cho rằng giờ là lúc phương Tây áp dụng chiến lược ở Libya, h́nh thành liên minh quân sự lật đổ Tổng thống Bashar Assad.

Quân đội vững mạnh

Tuy nhiên, nếu suy xét thấu đáo th́ thấy đây là ư tưởng chưa "hoàn thiện". Áp dụng chiến lược ở Libya (chống lại Đại tá Gaddafi) vào Syria (để chống lại Tổng thống Assad) khó thành công bởi Syria ngày nay khác rất nhiểu so với Libya của năm trước.

Ở Syria, ông Assad có quân đội tinh nhuệ, những sự ủng hộ mạnh mẽ, bền bỉ và kiên định. Chế độ Assad nắm trong tay nhiều ưu thế mà Đại tá Gaddafi nằm mơ cũng không có được.

V́ vậy, những ai cổ vũ cho việc lặp lại kịch bản Libya vào Syria nên cân nhắc những điểm khác biệt này; cũng như đừng lờ đi những khó khăn mà việc can thiệp vào Libya từng gây ra.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120220/Gaddafi-Assad.jpg
Phương Tây khó áp dụng chiến lược ở Libya vào Syria ḥng lật đổ Tổng thống Assad (phải). Ảnh minh họa: blog.kirkpetersen.

Đầu tiên là, ngay sau khi chiến dịch "ném bom" Libya được NATO bắt đầu, lực lượng trung thành với Đại tá Gaddafi dường như được tiếp thêm sức mạnh, chiến đấu dẻo dai và phản công mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, quân nổi dậy lại không tiến thêm được trên chiến trường.

Khi cuộc chiến bắt đầu rơi vào bế tắc, các quốc gia phương Tây buộc phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực thi các cam kết của họ. Các chuyên gia quân sự phương Tây được gửi tới Libya, xâm nhập sâu hơn vào nội địa, phối hợp với cơ quan đầu năo của quân nổi dậy ở Benghazi.

Trong khi đó, Qatar cũng phải gấp rút gửi 30 lô hàng, bao gồm tên lửa chống tăng Milan và súng trường FN của Bỉ tới ủng hộ quân nổi dậy Libya. Thậm chí, trong cuộc tấn công cuối cùng vào dinh lũy của Đại tá Gaddafi, người ta c̣n chứng kiến quân lính Qatar tiên phong xông lên trong hàng ngũ quân nổi dậy.

Tuy nhiên, điều đáng nói là, tất cả các hành động quân sự này chỉ có đối thủ là chế độ không có quân đội thường trực.

Từ năm 1980, Đại tá Gaddafi từng thiết lập chính quyền với trụ cột là hệ thống an ninh. Đó là lập ra các "Kata'ib" an ninh, vũ trang, chỉ gồm toàn người thuộc bộ tộc Gazazefa (bộ tộc của Gaddafi) và một số người thuộc bộ tộc al-Muqaraha. Sau này, chính các con trai của Gaddafi trực tiếp nắm quyền chỉ huy các Kata'ib này. Đó lại là một cuộc đảo chính nữa do Gaddafi trực tiếp thực hiện, lật đổ các thể chế cách mạng mà chính ông lập nên, với mục tiêu là duy tŕ quyền lực.

Thêm vào đó, lệnh trừng phạt quốc tế lâu dài đối với Tripoli khiến nỗ lực mua vũ khí mới cho quân đội trung thành với Đại tá Gaddafi trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Ở Syria th́ ngược lại, quân đội luôn là trụ cột giúp chế độ Syria "vững như bàn thạch". Cha của ông Assad, cựu Tổng thống Syria Hafez Assad chính là người biến quân đội trở thành cột chống giúp ông duy tŕ quyền lực chính trị. Điều đặc biệt là, quân đội Syria được ví von như là một giáo phái với lực lượng chủ chốt là cộng đồng thiểu số Alawi, những người đồng tôn giáo với gia đ́nh Tổng thống Syria.

Ngày nay, 90% sĩ quan quân đội cao cấp cũng như 90% Vệ binh Cộng ḥa ưu tú trong chính quyền Syria là người Alawis dù thực tế, họ chỉ chiếm 12% trong tổng dân số nước này.

Đây là lư do chính để giải thích v́ sao hiện nay Tổng thống Assad không phải đau đầu đối phó với nạn đào tẩu trong hàng ngũ của ông. Trong khi đó, những cánh tay đắc lực của Đại tá Gaddafi chẳng hạn, Tướng Suleiman Mahmud al-Obeidi và Abd al-Fattah Yunis lại lần lượt bỏ rơi ông trong những ngày khốn khó.

Ở Syria, từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu nổ ra vào hồi tháng ba năm ngoái, chưa có một đồng minh nào từ thời cựu Tổng thống Hafez Assad bởi rơi con trai ông, Tổng thống đương nhiệm, Bashar Assad.

Thậm chí, những trường hợp đào ngũ hiếm hoi chủ yếu xảy ra với các sĩ quan bậc trung. Tổng thống Assad biết rằng ông có thể tin tưởng những người đồng tôn giáo Alawi để xây dựng đội quân trung thành tuyệt đối với ḿnh với mọi quyền lực đều được tập trung vào tay nhóm tôn giáo này.

Hơn nữa, không giống như Libya, Syria thường xuyên tổ chức và đào tạo lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và thiện chiến. Đây được xem là trọng tâm chiến lược của quốc gia. Mục tiêu chiến lược tối quan trọng mà cựu Tổng thống Hafez Assad từng theo đuổi là một học thuyết về "cân bằng chiến lược" với Israel. Học thuyết này đ̣i hỏi Syria mở rộng hơn nữa lực lượng vũ trang. Do đó, đến đời Tổng thống Assad, ông chỉ việc tiếp tục tập trung xây dựng quân đội, tăng kinh phí và đẩy mạnh các chương tŕnh đào tạo, huấn luyện như những ǵ cha ông từng khởi xướng.

Một sự so sánh khác để thấy sự chênh lệch và khác biệt giữa Libya và Syria là chi phí quân sự của mỗi quốc gia. Nếu chi phí quân sự của Libya năm 2007 là 728 triệu USD th́ chi phí dành cho quân đội của Syria gần gấp ba lần với 2,1 tỷ USD.

Kết quả là, Syria ngày nay sở hữu một lực lượng quân sự mạnh thứ 2 trong cộng đồng Arab, chỉ xếp sau Ai Cập.

Xă hội hài ḥa

Nói như trên không có nghĩa là Syria là nhà nước được cai trị chỉ bởi tộc người thiểu số Alawi.

Hiện ngoài tộc người Alawi, chế độ Assad cũng nhận được sự ủng hộ của phần lớn người Sunni, tộc người chiếm áp đảo trong cơ cấu dân số Syria. Dù có phần lép vế trước người Alawi song cộng đồng người Sunni ở Syria sống khá chan ḥa và không cảm thấy bị phân biệt đối xử. Do đó, chế độ Assad mới có khả năng duy tŕ quyền lực trong suốt những năm qua.

Có được điều đó cũng là nhờ nỗ lực của cựu Tổng thống Syria, Hafez trong suốt 30 năm cai trị không ngừng t́m cách thiết lập ba cột trụ nhằm giúp ông cũng như con trai ông sau này duy tŕ quyền lực.

Cột trụ thứ nhất chính là giữ vững an ninh quốc gia, đẩy lùi các mối đe dọa từ bên ngoài. Cột trụ thứ 2 là chia sẻ một phần quyền lực cho cộng đồng người Sunni với việc giao cho họ giữ một số vị trí then chốt trong Chính phủ. Cuối cùng, chính quyền tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và chú trọng xây dựng môi trường đầu tư an toàn và thông thoáng cho họ.

Trước khi ông Hafez Assad lên cầm quyền năm 1970, ở Syria xảy ra 8 cuộc đảo chính chỉ trong ṿng 17 năm. Tuy nhiên, từ khi điều hành đất nước, ông khôn khéo ổn định Syria không chỉ bằng cách loại bỏ những chiếc xe tăng khỏi các con phố Syria mà quan trọng hơn, tự do hóa nền kinh tế, triển khai nhiều chính sách dân túy.

Từ đó có thể thấy rằng, chế độ ở Syria sẽ dễ bị tổn thương nhất, không phải bởi hành động can thiệp quân sự mà nhiều khả năng là bởi sự sụp đổ của nền kinh tế, chẳng hạn, bởi một cuộc khủng hoảng. Nó sẽ đánh vào tâm lư của cộng đồng người Sunni giàu có, làm giảm sự ủng hộ của họ đối với Tổng thống Assad.

Do đó, muốn sớm lật đổ ông Assad, Washington và các đồng minh của họ cần phải đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt tài chính đánh vào nền kinh tế Syria, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của tầng lớp doanh nhân giàu có người Sunni từng ủng hộ ông Assad khiến họ dần dần rời bỏ ông.

Có dấu hiệu mặt trời đang tắt dần trong kỷ nguyên của Tổng thống Assad. Tuy nhiên, trên mảnh đất Syria lại tiềm ẩn nhiều cạm bẫy, rủi ro và tồn tại nhiều phức tạp hơn so với Libya. Do đó, trước khi Washington xem xét đến một giải pháp quân sự để lật đổ chế độ Assad, họ cần phải cân nhắc tất cả các lựa chọn khác và thực tế, có rất nhiều lựa chọn mà họ có thể áp dụng.

Bạch Dương (theo The New Republic)