PDA

View Full Version : Hoa Kỳ và Châu Á-Thái B́nh Dương


Hanna
02-22-2012, 16:00
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Los Angeles, California, ngày 17/2/2012 . Ảnh: Reuters

Chính sách của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái B́nh Dưong (CA-TBD) nói chung và vùng Đông Nam Á cùng đất nước Việt Nam nói riêng được nổi bật bởi ba đặc điểm: thứ nhất là yếu tố Trung Quốc nhưng không phải chỉ Trung Quốc, thứ hai là trụ xoay chiến lược (strategic pivot), và thứ ba là đón đầu (hedging).

Chính sách này, trong khi nó phục vụ quyền lợi cốt lơi của Hoa Kỳ ở CA-TBD, nó cũng tạo ra một môi trường thuận tiện cho dân chúng đang sống trong các chế độ độc tài c̣n sót lại ở Á Châu một môi trường thuận tiện để đứng lên đ̣i lại quyền sống của ḿnh, v́ đang có được sự hậu thuẩn của thế giới, nhất là trong thời đại thông tin và Internet.

Hoa Kỳ từ lâu đă nhận thấy rằng sự giàu thịnh của HK trong Thế Kỷ 21 là ở CA-TBD chứ không phải ở sa mạc Iraq hay núi rừng A Phú Hăn, nhưng v́ biến cố khủng bố năm 2001 đă làm đảo lộn chính sách ngoại giao của HK. Họ đă tập trung sức mạnh vào vùng Trung Đông và đương đầu với tổ chức khủng bố al-Qaida. Trong khi đó TQ hưởng được sự lơ là bỏ ngỏ ở CA-TBD về an ninh và cả thế giới về kinh tế.

Ta thấy thập niên 1990s dưới sự lănh đạo của tổng thống đối nội Bill Clinton, ông tập trung nhiều năng lực vào bên trong HK và dễ dăi với TQ trên b́nh diện thế giới. Trong thời kỳ này các công ty HK hay lực lượng tư bản tự do (liberal capitalism) kết hợp với tư bản nhà nước của TQ (state capitalism) qua các xí nghiệp quốc doanh, ồ ạt mang tư bản và kỹ thuật đầu tư vào TQ để khai thác t́nh trạng nhân công rẻ mạt. Phía TQ có nhân công, có đất, c̣n phía HK có tiền và có kiến thức về kỹ thuật và quản trị. Sự kết hợp này đưa đến hàng hóa rẻ tràn ngập thị trường thế giới, nhưng đồng thời các công việc sản xuất ở HK dần dà được xuất cảng gần hết qua TQ mà hậu quả là ngày nay HK bị thất nghiệp cao. TT Obama đă hỏi ông Steve Jobs của Apple là liệu có lấy lại được các công việc sản xuất đă bị mất qua TQ không, và ông Jobs đă trả lời là không.

Ta cũng thấy trong thập niên 2000s sau đó, v́ biến cố al-Qaida tấn công HK mà HK bị sa lầy trong hai cuộc chiến ở Iraq và A Phú Hăn với những chi phí khổng lồ, đồng thời tạo một khoảng chân không quyền lực ở CA-TBD mặc dù HK đă hiện hữu ở vùng này từng cả thế kỷ. Nh́n chung, trong khi HK vừa bị mất công ăn việc làm, vừa bị chảy máu kinh tế cho hai cuộc chiến, th́ trong hai thập kỷ qua TQ được thoải mái để phát triển kinh tế và tránh né để không gánh vác một trách nhiệm ǵ như một siêu cường trưởng thành trong thế giới.

Tổng thống Obama sau khi nhậm chức, muốn xoay chuyển chính sách đối ngoại của HK, ông đă tính sai về phản ứng của TQ khi ông mềm mỏng đưa cành olive cho TQ. TT Obama muốn HK lấy ḷng thế giới bằng quyền lực mềm, thay v́ sử dụng quyền lực cứng như dưới thời TT Bush mà có thể coi là gần đồng nghĩa với thuận ta th́ sống nghịch ta th́ chết (you are with us or against us) với các quốc gia khác trong vấn đề khủng bố. TT Obama đă tiếp xúc lom khom với các nguyên thủ quốc gia thế giới, mặc dù thực tế không có những tương nhượng ǵ quá đáng. Nhưng TQ đă thông dịch sai và cho rằng cung cách này là dấu hiệu HK đă suy nhược, cho nên TQ càng trừng lên một cách hung hăn. Hậu quả là HK xét lại chính sách của họ đối với TQ và đă áp dụng một chính sách cứng rắn hơn mà ta thấy rơ ràng nhất là năm 2010 với các lời tuyên bố của bà ngoại trưởng Hillary Clinton ở Việt Nam, bộ trưởng quốc pḥng Robert Gates ở Singapore và Nam Dương, và TT Obama ở Bali và Úc năm 2011. Các chiến lược gia cho rằng sự hung hăn này của TQ ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á đă vô h́nh chung tạo nên một cơ hội quư giá và gần như là một món quà cho HK v́ 10 quốc gia trong khối ASEAN cho đến Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc v.v.. cảm thấy bất an và bị đe dọa về an ninh nên đều cầu cứu đến sự can thiệp của HK mà không xua đuổi hay đặt một điều kiện ǵ với HK như trước đây như ở Nhật và Phi, tạo điều kiện cho HK dễ dàng xây dựng lại quyền lực ở CA-TBD.

Trở lại đặc điểm thứ nhất của chính sách HK ở CA-TBD về «yếu tố TQ nhưng không phải chỉ TQ», HK thấy rơ ràng sự thịnh vượng về kinh tế ở CA-TD ngày càng mạnh mẽ với đà phát triển thương mại và kỹ thuật đang càng ngày càng tấp nập. Nơi đây, với dân số hơn phân nửa của thế giới, TQ là nhà sản xuất của thế giới, Ấn Độ là nhà cung cấp dịch vụ, Nhất Bản là cường quốc kinh tế thứ ba, mức phát triển của vùng là từ 5% đến 12% cho đa số các nước, so với mức 1% đến 4% cho các quốc gia tây phương. Sự thịnh vượng của HK đ̣i hỏi một sự tham dự vào sinh hoạt kinh tế nhộn nhịp này và làm sao chiếm lại được thị trường mà HK đă bỏ ngỏ trong các thập niên qua.

Cho nên ta thấy tuy HK tham dự sau (2010) nhưng lại tích cực vận động cho một tổ chức kinh tế có tên là Nhóm Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP). Hiện nay HK và CSVN đang thương thảo về các điều kiện để cho VN gia nhập TPP, nhất là lănh vực các xí nghiệp nhà nước cần chấm dứt t́nh trạng cạnh tranh không công bằng do chính quyền CSVN bơm tiền vào hỗ trợ. Cộng đồng người Việt tại HK đă và đang tích cực vận động Ṭa Bạch Ốc bằng h́nh thức quyên góp chữ kư, do đài truyền h́nh STBN khởi xướng để yêu cầu TT Obama khi thương thảo kinh tế th́ không thể thiếu sót yếu tố nhân quyền và cần coi nó là yếu tố nội tại đương nhiên của nền kinh tế tự do. Người Việt ở HK đă tích cực tham gia và vận động thêm người kư tên cho chiến dịch đ̣i nhân quyền này.

Dù có dùng danh từ ǵ đi nữa trong mối liên hệ th́ TQ cũng vừa là đối tác, vừa là đối thủ của HK. Nh́n chuyến đi HK của ông Tập Cận B́nh vào giữa tháng 2/2012 th́ chúng ta thấy rơ. Một mặt HK nâng niu tiếp đón nồng hậu như một đại quốc khách, dùng phó TT Joe Biden để tạo liên hệ thân thiện cá nhân tốt đẹp với ông ta, nhưng một mặt cứng rắn cảnh cáo TQ cần chấm dứt t́nh trạng hành xử như một đứa trẻ vị thành niên, mỗi chút là đ̣i b́nh đẳng, tương kính, tôn trọng lẫn nhau, nhưng thường xuyên vô trách nhiệm, không tôn trọng luật quốc tế, viện dẫn ḿnh là một đất nước c̣n đang phát triển, chứ chưa đạt được tŕnh độ phát triển như phương tây.

Chính sách của HK ở CA-TBD bị ảnh hưởng nặng nề yếu tố TQ, nhưng chính sách này không phải chỉ v́ e ngại TQ, mà là sự giàu thịnh của HK đ̣i hỏi HK tham dự tích cực vào CA-TBD như một siêu cường chạy trước trong một cuộc đua. Ta thấy TPP không có TQ. TQ trách HK sao không mời và HK nói rằng đây là một tổ chức mở, ai muốn vào th́ vào chứ không phải đợi mời mới vào, nhưng vào là phải tôn trọng luật chơi, mà luật chơi này là do HK đặt ra. Nếu TQ vào và chấp nhận luật chơi này th́ về phía HK họ không cần phải làm thêm ǵ nhiều, nhưng phía TQ th́ phải thay đổi rất nhiều, nhất là trong lănh vực sản phẩm xanh mà TQ hiện giờ khó thay đổi được. Thí dụ như trong 153 sản phẩm xanh do HK đề nghị cho thuế suất của TPP là 5%, th́ thuế suất quân b́nh của HK là 1.4%, trong khi của TQ là 7%. Như vậy HK không cần làm thêm, nhưng TQ th́ phải vất vả nếu muốn vào thị trường này. Chính sách có mục đích phục vụ nền kinh tế HK qua thị trường ở vùng này, cho nên an ninh vùng này phải được ổn định, và nếu muốn an ninh được ổn định th́ các giá trị tự do dân chủ phải được phát huy, như ở Âu Châu, Mỹ Châu hay Úc Châu. Nó tiềm ẩn một ư muốn thâm sâu là TQ phải được dân chủ hóa (VN cũng vậy) v́ các quốc gia dân chủ chuộng ổn định và không đe dọa láng giềng.

Đặc điểm thứ hai của chính sách HK ở CA-TBD là trụ xoay chiến lược. Đây là một quan niệm mới của chính quyền Obama, khác hẳn với bao vây và ngăn chận của thời Chiến Tranh Lạnh. Ở điểm này, trên b́nh diện an ninh, HK xem CA-TBD là trụ cột trong chính sách đối ngoại của HK, nhưng đây là trụ cột có thể xoay theo t́nh h́nh biến chuyển của các đối tác trong vùng, nhất là TQ. Nếu TQ vươn lên trong ḥa b́nh th́ trụ cột này sẽ dẫn dắt chính sách ngoại giao HK theo chiều hướng ḥa b́nh, nếu TQ vươn lên một cách hung hăn như trong ba năm qua th́ trụ cột này sẽ xoay theo hướng một chính sách ngoại giao cứng rắn để kềm chế, giữ thăng bằng, không cho bá quyền như ta thấy trong gần 2 năm qua. Điểm này đ̣i hỏi HK duy tŕ một sức mạnh quân sự đáng kể và một hệ thống đồng minh trong vùng. Việc đặt các căn cứ quân sự như bốn tàu chiến cận duyên tối tân ở Singapore, hay vài ngàn Thủy quân lục chiến ở Úc, có tính cách nói lên t́nh tạng đồng minh nhiều hơn là sự biểu dương lực lượng. Ngày 8/2/2012, đại sứ Singapore, K. Shanmugam lên tiếng cảnh báo ở Washington DC rằng các ứng cử viên tổng thống Cộng Ḥa không nên đánh giá thấp sự phản ứng của TQ khi mạnh mẽ chống TQ v́ sẽ gây ra một thực tế mới bất ổn trong khu vực mà không ai muốn. Điều này nói lên rằng liên hệ HK-TQ là một liên hệ đan đệm và phức tạp, nó quấn quyện nhiều yếu tố t́nh-thù rực nắng lẫn lộn nhau, chứ không phải đơn thuần và dứt khoát đối đầu giữa 2 phe tự do và CS như dưới thời Chiến Tranh Lạnh. Chính v́ vậy mà chính quyền Obama muốn giữ sự uyển chuyển trong việc đối phó bằng trụ xoay chiến lược.

Đặc điểm thứ ba của chính sách HK ở CA-TBD là «đón đầu». Nó hàm ư HK lúc nào cũng có một bước trước và một sự chuẩn bị, sự đón đầu này để áp dụng cho mọi t́nh huống, tích cực như trỗi dậy ḥa b́nh, hay tiêu cực như trổi dậy hung hăn. Sự đón đầu này đă được thể hiện trong gần 3 năm qua, như ta thấy dù HK bắt buộc phải cắt giảm ngân sách quốc pḥng nhưng vẫn duy tŕ và dồn thêm sức mạnh về CA-TBD. Sự hy sinh là ở Âu Châu và Trung Đông. HK từ bỏ chính sách duy tŕ sức mạnh khống chế 2 biển cùng một lúc để theo chính sách duy tŕ sức mạnh khống chế ở TBD. Sự đón đầu được thể hiện qua sự liên kết với Ấn Độ mà hệ quả là Ấn Độ sau đó theo chủ trương hướng đông, với Nhật Bản qua sự tăng cường sức mạnh hải quân của Nhật và HK tái xác nhận các đảo mà Nhật đang có tranh chấp với TQ là bao gồm trong liên minh quân sự, với Úc mà vị trí chiến lược quan trọng, với hai vai của châu lục này gánh vác hai biển Ấn Độ Dương và TBD, trong khi phía bắc có các quần đảo che chắn và nằm ngoài tầm hỏa tiển diệt hạm của TQ. Sự đón đầu về các giá trị tự do dân chủ được thể hiện qua việc Miến Điện đă chuyển đổi chế độ, tháo bỏ độc tài quân phiệt, xây dựng dân chủ tự do, với sự tích cực liên hệ và hỗ trợ của HK, và gần đây chính quyền Obama đă tích cực lên tiếng về nhân quyền ở TQ và VN. Việc đón đầu này cũng nằm trên mặt trận kinh tế qua TPP để HK có vai tṛ chủ động trong thị trường của vùng này, không để TQ ngang nhiên một ḿnh một chợ.

HK luôn tuyên bố là không có ư định ngăn chận sự trỗi dậy của TQ, miễn là sự trỗi dậy ấy trong ḥa b́nh, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng thế giới và tôn trọng luật pháp quốc tế, không tiếp tục viện dẫn ḿnh là một nước chậm tiến để thủ lợi bằng cách chơi gian, phá luật, bá quyền hay đe dọa ḥa b́nh an ninh thế giới. Tuy nhiên, dù muốn dù không, sự vùng lên của TQ vẫn làm cho HK xem là một đối thủ và là một đối thủ mà HK phải thân thiện v́ những quyền lợi chồng chéo với nhau và hai bên cần lẫn nhau. Sự phát triển của TQ không thể thiếu HK và ngược lại, sự giàu thịnh của HK trong Thế Kỷ 21 không thể thiếu TQ, và thực tế TQ là một chủ nợ lớn nhất của HK.

Với bối cảnh này th́ chính sách của HK ở CA-TBD nói chung và ĐNÁ cũng như Việt Nam nói riêng đă tạo ra cho nơi này một môi trường thuận lợi cho các dân tộc bị trị đang sống trong các chế độ độc tài có một cơ hội để vùng lên. Môi trường thế giới của ngày hôm nay với Mùa Xuân Á Rập mà đặc tính của nó là sự vùng dậy mạnh mẽ của quần chúng, đứng lên dẹp bỏ các chế độ độc tài không c̣n thích hợp để cai trị một đại khối quần chúng có hiểu biết và kiến thức do Thời Đại Thông Tin cung cấp. Mùa Xuân Á Châu đang âm ỉ ở TQ và Việt Nam, nó chỉ c̣n chờ cơ hội khi có một môi trường thuận tiện th́ sẽ vùng lên, và môi trường thuận tiện này đang h́nh thành qua chính sách của HK ở CA-TBD.

Chúng ta thấy phái đoàn 4 nghi sĩ HK mà trong đó có ông John McCain và Joe Lieberman trong tháng 2/2012 đă đến VN thăm các nhà dân chủ như Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Lê Quốc Quân. Ông Phụ Tá Ngoai Trưởng HK Kurt Campbell cũng đến VN và lên tiếng đ̣i VN phải tôn trọng nhân quyền nếu muốn có những bước tiến nhiều hơn nữa trong mối liên hệ và giúp đỡ của HK. Ở Hạ Viện HK cũng trong tháng 2/2012, Tiểu Ban Ngoại Giao Hạ Viện đă thông qua Đạo Luật Nhân Quyền và cơ hội để toàn thể Hạ Viện và Thượng Viện thông qua rất cao cho năm bầu cử này. Trong khi đó quần chúng hải ngoại rất quan tâm và luôn tham gia vào những cơ hội có được để bày tỏ với chính quyền HK, Canada, Úc, Liên Hiệp Âu Châu về ước muốn nhân quyền và tự do dân chủ sớm có được trên quê hương VN.

T́nh trạng của Việt Nam hiện nay rất rơ ràng là CSVN không thể nào duy tŕ nguyên trạng (status quo) được nữa qua khẩu hiệu «ổn định để phát triển» tức ổn định hay giữ y hiện trạng chính trị để phát triển kinh tế. Áp lực từ thế giới với Mùa Xuân Á Rập, của HK với chính sách mới ở CA-TBD, của cộng đồng người Việt hải ngoại, của láng giềng Miến Điện, của quần chúng từ hạ tầng nén lên, bắt buộc VN phải thay đổi. Do đó, CSVN chỉ c̣n có hai chọn lựa mà thôi, ngoài ra không c̣n có cách nào khác, kể cả cách dán thuốc dán hiện nay qua các nhăn hiệu như sửa hiến pháp, làm luật biểu t́nh, hay đích thân thủ tướng chỉ đạo trơ trẽn (ông ta là luật, chỉ đạo Ṭa Án Tối Cao Nhân Dân, truyền thông báo chí v.v..) việc cướp đất Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lăng để hầu kéo dài t́nh trạng không muốn thay đổi. CSVN hoặc phải thay đổi thực sự từ trên xuống như đă và đang xảy ra ở Miến Điện, hay dân phải vùng lên để thay đổi từ dưới lên như đă xảy ra ở Tunisia, Ai Cập, Libya và hiện nay ở Syria.

Nhưng vấn nạn của CSVN là không phải họ không biết điều này, mà là họ biết nhưng không thể làm được một sự thay đổi từ trên xuống như ở Miến Điện. Lư do là v́ đảng CSVN với khoảng 3.5 triệu đảng viên đă trở thành một con khủng long, vận hành bởi các phe nhóm đặc quyền đặc lợi, lănh đạo bởi các ông vua tập thể như cựu chủ tịch quốc hội CSVN Nguyền Văn An nhận xét, cho nên không thể thay đổi được. V́ vậy, họ chỉ c̣n t́m cách kéo dài để trục lợi cho thật nhiều hơn qua bầy sâu tham nhũng như chính chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận xét, cũng như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu than là chế độ có thể sụp đổ trong hội nghị trung ương vào cuối tháng 12/2011, và đàn áp dă man hơn để dập tắt những tiếng nói đ̣i tự do dân chủ hay toàn vẹn lănh thổ.

Do đó con đường sẽ xảy ra ở VN chỉ c̣n là sự vùng lên của quần chúng. Như Hà Sĩ Phu nhận xét, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và vai tṛ của các tổ chức chính trị, hải ngoại cũng như trong nước, là trợ lực (empower) cho quần chúng và sát cánh cùng quần chúng khi họ quyết định đứng lên, cung cấp cho họ những thông tin đầy đủ và trung thực, giúp đỡ phương tiện tinh thần và vật chất, tích cực vận động quốc tế để hậu thuẫn, phổ biến mạnh mẽ h́nh ảnh và tin tức mà quần chúng đưa ra được đến các chính quyền, tổ chức nhân quyền và nhân dân thế giới, và bằng tất cả những cách khác mà các tổ chức chính trị có khả năng, cũng như bằng sự dấn thân của các cán bộ.

Một giọt nước không làm được cơn mưa rào, nhưng cơn mưa rào nào cùng đều được làm bằng những giọt nước. Cùng nhau quan tâm, tham dự và tranh đấu, chắc chắn dân tộc và đất nước của chúng ta sẽ có ngày vinh quang trong một thể chế chính trị dân chủ pháp trị thực sự và một đất nước có chủ quyền, dù địa chính trị có cận kề một siêu cường như TQ.

19/2/2012

© Lê Minh Nguyên

© Đàn Chim Việt