Log in

View Full Version : Vương Lập Quân: ẩn số chính trị?


Hanna
02-24-2012, 08:58
SGTT.VN - Việc cựu giám đốc công an và phó thị trưởng thành phố Trùng Khánh Vương Lập Quân ở một ngày trong lănh sứ quán Mỹ tại Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), trước khi bị đưa về Bắc Kinh trở thành một vấn đề chính trị.

Theo báo Mỹ, trước khi thăm Mỹ, phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận B́nh đă trao đổi qua điện thoại với Nhà trắng về sự kiện Vương Lập Quân.

Ông Vương Lập Quân trong một hội nghị của uỷ ban thành phố Trùng Khánh ngày 7.1.2012. Ảnh: Reuters

Từ người hùng chống tội phạm

Vương Lập Quân sinh năm 1959 trong một gia đ́nh sắc tộc Mông Cổ ở tỉnh Liêu Ninh.

Khởi đầu sự nghiệp cảnh sát vào năm 1983, đến năm 1984, Vương Lập Quân là cảnh sát giao thông và nhanh chóng thăng tiến. Từ năm 1992 đến 2000, Vương lần lượt là phó giám đốc sở Công an thành phố Thiết Phạt và thành phố Thiết Lĩnh, đều thuộc tỉnh Liêu Ninh. Năm 2000, Vương Lập Quân trở thành giám đốc sở công an Thiết Lĩnh và công luận bắt đầu chú ư tới ông Vương qua các chiến dịch trấn áp tham nhũng và băng nhóm tội phạm. Từ 2003 đến 2008, ông Vương là giám đốc sở công an và sau đó là phó thị trưởng thành phố Cẩm Châu. Năm 2009, Vương Lập Quân được bổ nhiệm giám đốc sở Công an Trùng Khánh.

Vương trở thành tay chân thân cận từ khi Bạc Hi Lai nắm quyền tại tỉnh Liêu Ninh. Vào 10.7.2009, Bạc Hi Lai khởi động chiến dịch chống băng nhóm ở Trùng Khánh và Vương giữ vai tṛ chỉ huy. Sau thành công của loạt chiến dịch này, Vương Lập Quân được mô tả như là một mô h́nh kiểu mẫu của cảnh sát Trung Quốc. Theo chỉ thị của Bạc Hi Lai, Vương đă bắt nhiều cựu viên chức ở Trùng Khánh từ các cáo buộc tham nhũng, trong đó có cả cựu lănh đạo sở tư pháp Wen Qiang và cựu phó giám đốc sở Công an Pang Changjian.

Theo giới truyền thông Trung Quốc, băng nhóm tội phạm từng treo giá sáu triệu tệ cho cái đầu của Vương. Từ năm 2009, gần 6.000 người, trong số đó là những doanh nhân giàu có, cố vấn chính phủ, chỉ huy tội phạm và viên chức cảnh sát cấp cao, đă bị bắt trong chiến dịch lớn nhất của Vương khi bắt giữ đến 1.544 nghi phạm.

Được ca tụng như một anh hùng chống tội phạm ở tỉnh Liêu Ninh, sự can đảm của Vương trong chống băng nhóm trở thành chủ đề của vở kịch truyền h́nh tựa đề Iron-blooded police spirit (Tinh thần sắt đá của cảnh sát). Vương được bầu làm đại biểu đại hội nhân dân năm 2008 và đến tháng 5.2011, trở thành phó thị trưởng Trùng Khánh.

Đến bị cáo tham nhũng

Nổi tiếng là một cảnh sát can đảm, Vương Lập Quân từng đích thân đột kích một khách sạn và bắt giữ một trùm tội phạm sau khi đấm gục hắn. Nhưng Vương Lập Quân cũng có tiếng là tàn nhẫn. Trong một vụ án được truyền thông Trung Quốc tường thuật, Vương Lập Quân đă nổi xung khi một người đạp xích lô liều lĩnh vượt lên và suưt bị chiếc Mercedes của ông tông phải, Vương nhảy ra ngoài, đập người này và bắt giam 15 ngày v́ lỗi vi phạm giao thông.

Trong thời gian làm việc ở Thiết Lĩnh, Vương bị cáo buộc liên quan một vụ tham nhũng, nhưng những chi tiết chung quanh vụ án không được tiết lộ. Chính người tiền nhiệm của Vương ở vị trí giám đốc sở Công an Thiết Lĩnh, Gu Fengjie, đă bị bắt trong quá tŕnh điều tra các cáo buộc.

Một bước ngoặt trong sự nghiệp của Vương diễn ra vào 2.2.2012, khi cơ quan thông tin Trùng Khánh thông báo uỷ ban thành phố quyết định Vương Lập Quân sẽ không đảm nhận vị trí chỉ huy sở Công an, nhưng vẫn là phó thị trưởng phụ trách mảng kinh tế. Cho dù ít có chi tiết về vụ giáng chức này, các nhà quan sát cho rằng Vương không c̣n được trọng dụng sau khi bị uỷ ban Thanh tra kỷ luật của Đảng điều tra vụ tham nhũng ở Thiết Lĩnh.

Vương không tỏ dấu hiệu bối rối nào. Vào ngày 5.2, ông đến nói chuyện tại uỷ ban Giáo dục Trùng Khánh và đại học Trùng Khánh. Không ai có thể nghĩ là ngày hôm sau Vương đến lănh sự quán Mỹ ở Thành Đô sau khi biết tin vụ bắt giữ tài xế của ông.

Thời điểm chính xác Vương Lập Quân đến và ở lại sứ quán Mỹ vẫn chưa rơ. Theo nhiều nguồn tin, Vương đến sứ quán Mỹ vào ngày 6.2 và ở lại cả ngày. Đến ngày 7.2, thứ trưởng công an Qiu Jin hộ tống Vương về Bắc Kinh, thông tin này được tiết lộ do có danh sách hai vé máy bay hạng nhất trên trang web một hăng hàng không.

Khoảng 11g sáng thứ tư 8.2, chính phủ Trùng Khánh chính thức thông báo Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an thành phố, đă được “nghỉ phép để điều trị”, do “bị căng thẳng và làm việc quá sức lâu dài”. Cùng ngày, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington xác nhận Vương Lập Quân đă đến lănh sự quán Mỹ ở Thành Đô với tư cách phó thị trưởng, và sau đó “tự nguyện rời khỏi”. Kể từ đó, lănh sự quán không thể liên hệ với Vương.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9.2.2012 thừa nhận chuyến viếng thăm lănh sự quán Mỹ của Vương và nói rằng vấn đề “đang được điều tra”.

Mối liên hệ tới Bạc Hi Lai

Theo tờ South China Morning Post, những nhà điều tra từ uỷ ban Thanh tra và kỷ luật Đảng gần đây đă đến Trùng Khánh. GS Yuan Weishi tại đại học Sun Yat-sen ở Quảng Châu cho biết: “Hẳn là Vương đă gặp rắc rối lớn và một khi chiến dịch chống tội phạm bị xem xét lại, đó sẽ là một đ̣n quyết định cho sự nghiệp của Bạc Hi Lai”.

Theo New York Times, cho đến thời gian gần đây, nhiệm kỳ của Bạc Hi Lai ở Trùng Khánh tỏ ra có nhiều thành tích khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trùng Khánh ở mức hai con số. Là con của đảng viên lăo thành Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) – bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Trung Quốc, Bạc Hi Lai, 63 tuổi, là một trong số những người thuộc thế hệ con cháu lănh đạo có thể đạt những thành tựu cá nhân và chính trị. Năm 2009, Bạc Hi Lai được Nhân Dân nhật báo chọn là “Nhân vật của năm”. Năm 2010, Bạc Hi Lai nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới ở hạng mục “nhà lănh đạo” của báo Time (Mỹ).

Sau vụ Vương Lập Quân, có nhiều suy đoán về khả năng Bạc Hi Lai lọt vào thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc gồm chín thành viên. Theo nhà phân tích Heng He, Vương Lập Quân bị rơi vào một cuộc tranh chấp quyền lực giữa bí thư Trùng Khánh Bạc Hi Lai và các nhà lănh đạo ở Bắc Kinh.

Tường Khanh (Guardian Times,
China Vitae, People’s Daily)