Log in

View Full Version : Bệnh tay chân miệng: Trường đóng cửa, viện kê thêm giường


Hanna
02-24-2012, 21:51
Sau vài tháng tạm lắng, bệnh tay chân miệng đang bùng phát mạnh trở lại tại các tỉnh Quảng Ngăi, Quảng Nam, Đà Nẵng... Một số trường mầm non đă phải đóng cửa, các bệnh viện phải kê thêm giường cho bệnh nhân.

Quá tải bệnh nhân

Ngày 23.2 tại Trung tâm Sản - Nhi Đà Nẵng, hàng trăm phụ huynh bế con đứng kín hành lang khoa Y học nhiệt đới để chờ khám bệnh tay chân miệng (TCM) cho con. Do bệnh viện quá tải nên nhiều bệnh nhi phải nằm trên tay bố mẹ, thậm chí nhiều người “canh me” ngay cửa pḥng bệnh để chờ có người xuất viện là thế vào chỗ nằm.
Trẻ em điều trị tay chân miệng tại Trung tâm Sản - Nhi Đà Nẵng.

Tính đến ngày 23.2, khoa Y học nhiệt đới của Trung tâm Sản - Nhi Đà Nẵng đă tiếp nhận 140 trường hợp nghi nhiễm bệnh TCM, trong đó có 20 ca nặng. Do trẻ mắc bệnh quá đông nên trung tâm phải kê thêm 50 giường trong pḥng và 50 giường xếp ngoài hành lang cho bệnh nhi nằm.

Cũng tại trung tâm này, ngày 14.2 bé Nguyễn Anh Khoa (22 tháng tuổi, phường Ḥa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đă tử vong v́ bệnh TCM. Sau khi bé Khoa mất, đông đảo phụ huynh lo lắng nên mang con đến bệnh viện khám.

Tuần qua, tại tỉnh Quảng Ngăi, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện cũng tăng đột biến. Bác sĩ Nguyễn Tấn Phụ - Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngăi, cho biết, chỉ trong 7 ngày có đến 70 trẻ nhập viện, nâng tổng số bệnh nhi TCM vào viện từ đầu năm đến nay khoảng 146 ca. Theo bác sĩ Phụ, tính từ giữa năm 2011 đến nay, Quảng Ngăi có hơn 7.100 ca bệnh TCM, trong đó 5 trẻ đă tử vong. "Nếu dựa theo t́nh h́nh bùng phát bệnh TCM sớm hơn mọi năm thế này th́ đỉnh của đợt bệnh có thể tập trung từ nay đến tháng 4" - ông Phụ nhận định.

Thầy cô Trường Mầm non 2.9 (TP. Quảng Ngăi) cho biết, cách đây một tuần, trường báo phụ huynh đưa hai cháu (ở nhóm trẻ 2-3 tuổi) đi khám bệnh. Sau khi bác sĩ xác định hai cháu đều bị TCM, trường đă quyết định cho toàn bộ học sinh nghỉ học cho đến nay; đồng thời tăng cường vệ sinh, khử trùng pḥng chống dịch bệnh trong khuôn viên trường.

Tại Quảng Nam, bệnh tay chân miệng lan cả đến miền núi. Trường Mầm non Liên Hợp ở thị trấn Prao (Đông Giang) đă phải đóng cửa nhiều ngày qua v́ một cháu được phát hiện bị TCM. Ngoài ra, Trường Mẫu giáo Sơn Ca ở xă Ba (Đông Giang) cũng đă có một bé mắc TCM phải đưa ra Đà Nẵng điều trị.

Chi phí quá cao

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Y tế khi về làm việc tại Đà Nẵng đă đưa ra khuyến cáo các địa phương không nên chủ quan mà phải tăng cường các biện pháp pḥng chống dịch bệnh TCM quyết liệt hơn nữa. Bộ Y tế dự báo rất có thể dịch bùng phát mạnh vào tháng 4 - 6 và tái phát tiếp vào tháng 8 - 10. Đặc biệt, khu vực miền Trung đă ghi nhận một số ca dương tính với Entero virus 71 (chủng mới, khả năng gây biến chứng cao, dễ tử vong) tại Quảng Ngăi, Quảng Nam, Đà Nẵng. Tại 3 địa phương này, qua xét nghiệm 22 mẫu bệnh phẩm, đă có 1 mẫu dương tính với Entero virus 71.
Theo Cục Y tế dự pḥng, tháng 4 tới đây mới là đỉnh dịch TCM nhưng thời điểm này số ca mắc trong cả nước đă ở mức rất cao, có tuần 900-1.000 ca nhiễm mới.

Một điều cũng đang là “rào cản” trong điều trị TCM là chi phí cho 1 ca bệnh lên đến 50 triệu đồng, nhưng chưa được BHYT thanh toán.

Bác sĩ Trần Quang Hiếu - Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong tháng 2.2012, đă có gần 20 ca bệnh nặng độ 2b cần điều trị thuốc gama globulin miễn dịch.

Trung b́nh liều gama globulin là 22 triệu đồng/10kg thể trọng và sau 24 giờ chưa đáp ứng, phải tiêm liều thứ 2. Do vậy một bệnh nhân TCM biến chứng có cân nặng 10kg, trong 1 đợt điều trị chi phí từ 20-25 triệu đồng, trẻ lớn hơn là 30 triệu đồng, bệnh nặng có thể lên đến 50 triệu đồng/đợt điều trị.

Theo quy định, những trường hợp bị dịch bệnh, sẽ được BHYT thanh toán hết, nhưng hiện các bệnh nhân bị TCM biến chứng điều trị chi phí cao chưa được BHYT thanh toán.

Song Anh
BDV