PDA

View Full Version : Phim Việt kiều: Xem sướng mắt nhưng gai tai


Hanna
02-26-2012, 09:27
Tuy có nhiều ưu thế nhờ được đào tạo bài bản và kết nối chặt chẽ với công nghiệp điện ảnh quốc tế nhưng làn sóng Việt kiều về nước làm phim vẫn c̣n những điểm lấn cấn, đặc biệt là việc Việt hóa ngôn ngữ kịch bản phim và “xung đột” văn hóa Việt.

Trong số những phim ra rạp thời gian gần đây, tác phẩm của các đạo diễn, nhà sản xuất Việt kiều đă chiếm tỉ lệ ngang ngửa với người làm phim trong nước. Đáng lưu ư là một số phim của đạo diễn Việt kiều gây được tiếng vang như: Thiên mệnh anh hùng của Victor Vũ, Để Mai tính của Charlie Nguyễn… Chính lợi thế được học và nghiên cứu tại nước ngoài đă giúp các đạo diễn này nhanh chóng ghi bàn tại quê hương với những bộ phim được xem là “bom tấn” của màn ảnh Việt.

Những người trở về từ Hollywood

Khi giao dự án phim Thiên mệnh anh hùng trị giá 25 tỉ đồng cho Victor Vũ, hẳn Saiga Films và Phương Nam Phim không phải cân nhắc nhiều, v́ chính đạo diễn này đă đem lại doanh thu 37 tỉ đồng cho phim Cô dâu đại chiến vào tết năm ngoái. Hành trang làm phim của Victor Vũ có lẽ chỉ toàn tiếng thơm nếu không có vụ lùm xùm Giao lộ định mệnh bị cho là y chang một bộ phim Mỹ nhưng anh đă chứng tỏ bản lĩnh khi vượt qua tai nạn này.

Victor Vũ cũng như Charlie Nguyễn, Nguyễn Trọng Khoa, Lê Văn Kiệt cùng một số nhà sản xuất khi về Việt Nam bắt tay làm phim đều là những người trở về từ cái nôi điện ảnh chuyên nghiệp Mỹ: Victor tốt nghiệp ĐH Loyola Marymount (California), Kiệt đă tốt nghiệp khoa Điện ảnh - Truyền h́nh tại ĐH UCLA, Khoa tốt nghiệp thạc sĩ khoa Điện ảnh - Truyền h́nh tại USC, Jimmy Nghiêm Phạm tốt nghiệp điện ảnh ĐH Nam California…

Hơn nữa, các đạo diễn, nhà sản xuất phim nêu trên đều đă có phim ngắn, phim đầu tay được chú ư, ít nhất là trong cộng đồng người Việt hải ngoại và tại các liên hoan phim độc lập: Oan hồn, Buổi sáng đầu năm, Bụi đời… Mạnh về kỹ thuật và công nghệ, sẵn có ê-kip đồng bộ từ nhà sản xuất đến quay phim, diễn viên và dự án phim được đầu tư đúng mức, nên dễ hiểu v́ sao phim của họ dễ gây được ấn tượng tốt nơi người xem.

http://phapluattp.vcmedia.v n/gxUKUQfvwccccccccccc cYgXYIPug/Image/2012/Thang-2/26-2/8chot_21acb.jpg
Victor Vũ trên trường quay Thiên mệnh anh hùng. Ảnh: NB

Phim hoành tráng nhưng… nói ngọng

Khi xem phim của “những người về từ Hollywood”, khán giả bị thuyết phục bởi cảnh quay đẹp, tiết tấu nhanh, mạch phim giống phim Mỹ nhưng không khỏi thất vọng với chất… Việt kiều “lưu dấu” trong phim.

Sau khi xem xong phim Ngôi nhà trong hẻm, blogger Cô Gái Đồ Long nhận xét: “Diễn viên diễn tốt nhưng đúng là phim Việt kiều, vốn hiểu biết về văn hóa, tập tục người Việt có hạn. Ai đời lại để cái ḥm của thai nhi trong pḥng ngủ mấy tháng trời. Đây là điều không tưởng đối với người Việt, v́ khi một đứa con mất, bố mẹ chỉ mong con ḿnh được siêu thoát”.

Đó là chưa kể lời thoại trong phim này cũng không được tự nhiên, hai vợ chồng nhân vật nói chuyện với nhau rất khách khí như hai… vị đại sứ đang đàm phán song phương. Một số lời thoại c̣n chưa được Việt hóa và sử dụng tiếng Anh theo kiểu “bồi”. Chẳng hạn, người chồng hỏi thăm vợ với câu “Em có OK không?” và vợ đáp: “Em OK!”. Hoặc nhân vật nam chính nói chuyện điện thoại với mẹ mà khi kết thúc cuộc điện thoại lại chào: “Bye mẹ”. Những hạt sạn này xảy ra cũng là điều dễ hiểu khi khán giả chứng kiến đạo diễn Lê Văn Kiệt nói tiếng mẹ đẻ không rành trong buổi ra mắt phim tại rạp Megastar.

Trước phim này, Cảm hứng hoàn hảo (đạo diễn Nguyễn Lê Dũng trở về sau một thời gian sống ở Mỹ) gây choáng váng cho khán giả bởi câu chuyện một anh chàng được ba người chị chữa hết “bệnh” đồng tính bằng cách cởi đồ trước mặt, làm mẫu khỏa thân, thuê một phụ nữ khác quyến rũ cậu em. Với những t́nh tiết này, đạo diễn đă phớt lờ cả yếu tố văn hóa Việt và kiến thức y học (đồng tính không phải là một căn bệnh).

Thật may là các phim của đạo diễn Việt kiều sau này đă “thoát xác” khỏi mô típ “Lan và Điệp” như phim của họ mấy năm trước: Những kịch bản về sau đă hiện đại hơn, phù hợp thị hiếu khán giả hơn. Nhưng chính áp lực làm phim phải ăn khách đă khiến một số đạo diễn, nhà sản xuất bắt đầu bước vội nên mới xuất hiện những hạt sạn gây khó chịu cho khán giả.

Đạo diễn Phi Tiến Sơn: Đạo diễn Việt kiều tạo sức ép cạnh tranh

http://phapluattp.vcmedia.v n/gxUKUQfvwccccccccccc cYgXYIPug/Image/2012/Thang-2/26-2/8CD_f8fc2.jpg

Ḍng phim Việt kiều có những tác động nhất định với điện ảnh nước nhà. Qua góc máy của họ, chúng ta nhận thấy các vấn đề trong nước có yếu tố tươi mới, hiện đại hơn. Do kết nối tốt với ngành công nghiệp điện ảnh thế giới, phim Việt kiều cũng có nhiều cơ hội góp mặt tại các liên hoan phim quốc tế, ra rạp nước ngoài hơn. Nói cho cùng, các nhà làm phim Việt kiều đang tạo một sức ép cạnh tranh, buộc các đạo diễn trong nước phải cố gắng hơn trên đường chinh phục khán giả và thuyết phục nhà sản xuất “chọn mặt gửi vàng”.

NGÔ BÙI
PL