Log in

View Full Version : Chính sách đối ngoại của Putin: ưu tiên chống Mỹ?


dh2003
02-28-2012, 11:45
Thủ tướng Putin cáo buộc Mỹ quá v́ ḿnh mà gây hại cho an ninh thế giới và khẳng định sẽ tiếp tục chống Mỹ nếu ông tái đắc cử Tổng thống Nga.

Tuy nhiên, song song với cáo buộc này, ông Putin khẳng định quan hệ gần gũi và tin tưởng lẫn nhau giữa Moscow và Washington là một điềm lành cho thế giới trong thời kỳ hỗn loạn này và Nga luôn sẵn ḷng thiết lập quan hệ nói trên dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong một bài viết khá dài đăng trên tờ Moskovskiye Novosti, Thủ tướng Nga nêu rơ tầm nh́n chiến lược của ông, vị thế của nước Nga trên trường quốc tế và ông sẽ làm thế nào để củng cố vị thế này nếu ông trở lại điện Kremlin.

Trong bài viết này, ông Putin không ngại chĩa mũi công kích vào kế hoạch lắp đặt các thành phần đầu tiên của hệ thống là chắn tên lửa châu Âu gần biên giới với Nga. Ông mạnh mẽ cáo buộc hành động của Mỹ là cứng đầu và không thèm đếm xỉa đến nối bận tâm của Moscow.

"Tôi sẽ không cần phải đề cập đến chủ đề này nếu nó không diễn ra ở sát sườn biên giới Nga, nếu họ (người Mỹ) không làm suy yếu an ninh của chúng tôi, không chỉ ra các hành động chống lại sự ổn định của thế giới. Chúng tôi đă nêu rơ lập trường về vấn đề này và tôi sẽ không nhắc lại một lần nữa. Nhưng tôi phải nói rằng, thật quá quắt khi các đối tác phương Tây không thèm đếm xỉa đến các mối bận tâm của chúng tôi", ông Putin giận dữ tuyên bố.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120227/tgpuitn.jpg
Thủ tướng Putin tuyên bố luôn sẵn ḷng tăng cường quan hệ với Mỹ. Ảnh minh họa: RIA Novosti.

Ngoài ra, Thủ tướng Putin c̣n nhấn mạnh rằng Mỹ dẫn đầu Liên minh Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đang bắt đầu thu nạp thêm các thành viên mới sát sườn Nga. Rơ ràng, người Mỹ có những ư đồ và toan tính riêng của họ. Tuy nhiên, bước đi này của Washington có nguy cơ đẩy quan hệ Mỹ - Nga rơi vào căng thẳng, đối đầu như thời Chiến tranh lạnh.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nga cho biết ông tán thành quan điểm cho rằng nghĩa vụ hàng đầu của các quốc gia có chủ quyền là phải đẩy mạnh và phát huy dân chủ. Đồng thời, những tội ác chống lại loài người phải bị trừng trị bởi ṭa án quốc tế.

Tuy nhiên, ông Puitn cũng khẳng định, quyền con người cần phải được tôn trọng và bảo vệ một cách hợp pháp chứ không phải bằng các hành động can thiệp quân sự vào một quốc gia có chủ quyền bất chấp có được Liên Hiệp Quốc chấp thuận hay không. Hậu quả của hành động này là gây ra cái chết cho nhiều người vô tội hơn, chẳng những không bảo vệ được họ mà c̣n vi phạm những quyền lợi cơ bản của họ.

Tồi tệ hơn là, Thủ tướng Nga quan ngại, hậu quả của hành động can thiệp đó có thể không chỉ dừng lại ở mức độ nêu trên. Nó có thể bị đẩy đi xa hơn rất nhiều và xa đến đâu th́ không ai có thể đoán trước được.

Không dừng lại ở đó, Thủ tướng Nga c̣n tỏ ra quan ngại về những khái niệm an ninh của các thành viên NATO, đặc biệt là Mỹ bởi những quan niệm này “khác biệt cơ bản với chúng tôi”.

Ông nói: "Người Mỹ đang bị ám ảnh với quan điểm phải đảm bảo họ tuyệt đối không bao giờ bị tấn công. Vấn đề ở đây là, tuyệt đối không thể bị tấn công cho riêng nước Mỹ lại bao gồm khả năng tất cả các quốc gia khác có thể bị tấn công chỉ để đảm bảo "cường quốc số 1 thế giới" được an toàn. Đó hoàn toàn là điều không tưởng. Nga không bao giờ chấp nhận quan điểm này”.

Trong khi đó, một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay là làm thế nào để giải quyết t́nh trạng bất ổn trong thế giới Arab cũng được Thủ tướng Putin đề cập đến. Ông tuyên bố Nga sẽ không bao giờ cho phép "kịch bản Libya" diễn ra ở Syria. Thủ tướng Nga nhấn mạnh Moscow muốn ngăn chặn t́nh trạng bạo lực leo thang ở Syria thông qua việc thúc đẩy đối thoại quốc gia tại Syria. Đồng thời, ông Putin cũng kêu gọi Mỹ và phương Tây không tùy tiện và bất chấp tất cả để thay đổi chế độ ở Damacus bằng một cuộc can thiệp quân sự bất chấp có nhận được sự chấp thuận của Liên Hiệp Quốc hay không.

Thủ tướng Nga cũng cáo buộc việc Mỹ và phương Tây can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các quốc gia Arab với mục đích nhằm thúc đẩy “tự do, dân chủ dù có phải viện đến các biện pháp bạo lực” là không thể chấp nhận được và thường dẫn đến các kết quả tiêu cực hơn là những ǵ mà họ rêu rao.

"Mỹ và NATO đang tạo điều kiện cho một số lực lượng, bao gồm những kẻ cực đoan tôn giáo, nổi lên với ư đồ thay đổi hướng phát triển của các quốc gia Arab cũng như bản chất của các chính phủ trong khu vực này", Thủ tướng Putin nhấn mạnh.

Thêm vào đó, ông Putin cũng ghi nhận tầm quan trọng của các trang mạng xă hội cũng như các phương tiện di động khi đóng vai tṛ chính, kích động và làm lan rộng các cuộc nổi dậy trong thế giới Arab hồi năm ngoái.

Đồng thời, Thủ tướng Nga tiết lộ các quốc gia bắt đầu quan tâm đến “quyền lực mềm” và bắt đầu đem áp dụng nó vào chính sách đối ngoại của họ.

Tuy nhiên, ông cảnh báo "quyền lực mềm" và các phương pháp truyền tải thông tin mới cũng bị lợi dụng để kích động chủ nghĩa cực đoan, ly khai, chủ nghĩa dân tộc, để định hướng dư luận và để can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền".

Như một thói quen cũ, ông Putin không ngại lên tiếng chỉ trích các tổ chức phi chính phủ mà theo ông là bị giật dây và mua chuộc bởi một quốc gia này để ngấm ngầm chống phá một quốc gia khác.

Đề cập đến Iran, ông Putin cho hay Nga đang vô cùng quan ngại trước hàng loạt thông tin về nguy cơ bùng nổ một tấn công quân sự để làm tê liệt các cơ sở hạt nhân của Tehran. Thủ tướng Nga cảnh báo nếu một cuộc tấn công như thế xảy ra "sẽ dẫn đến một thảm họa thực sự” trên diện rộng.

Ông cho rằng cộng đồng thế giới cần phải công nhận quyền được phát triển chương tŕnh hạt nhân cho các mục tiêu dân sự của Iran, bao gồm làm giàu uranium để sản xuất năng lượng dưới sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

Cuối cùng, Thủ tướng Nga thừa nhận bất chấp một số cải thiện trong quan hệ Nga – Mỹ trong thời gian qua, song do bị chi phối bởi nhận thức đă lỗi thời về Nga từ thời Chiến tranh lạnh, Mỹ liên tục chỉ ra nhiều hành động tác động tiêu cực đến quan hệ song phương. Trong khi đó, về phía Nga, Thủ tướng Putin khẳng định:

Ông nói: "Chúng tôi luôn sẵn sàng tạo ra những bước đột phá đáng kể để thúc đẩy quan hệ với Mỹ dựa các nguyên tắc của quan hệ đối tác b́nh đẳng và hai bên cùng tôn trọng lẫn nhau".

“Người đàn ông quyền lực nhất nước Nga” thừa nhận Moscow đă không giành được nhiều thành công trong việc tạo dựng một h́nh ảnh mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế sau sự tan ră của Liên Xô. Ông nhấn mạnh rằng tới đây, ông sẽ bảo vệ quyền lợi của nước Nga và Moscow không bao giờ muốn bị cô lập.

"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác trên cơ sở cùng có lợi, hướng tới đối thoại cởi mở với tất cả các đối tác nước ngoài. Chúng tôi luôn nỗ lực để hiểu và quan tâm đến cả những lợi ích của các đối tác của chúng tôi. Và chúng tôi cũng rất hi vọng nhận lại sự tôn trọng từ họ".

Bạch Dương (theo RIA Novosti)