tonny_thuong
02-29-2012, 02:20
- Một báo cáo do Lầu Năm Góc công bố hôm 28/2 cho biết tro của một số nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 bị đổ ra bãi rác.
Theo bản báo cáo, năm 2002, tro của các nạn nhân không xác định danh tính trong vụ tấn công vào Lầu Năm Góc và trên chiếc máy bay rơi ở Shanksville (bang Virginia), sau khi đem đi hỏa táng được đặt trong các thùng kín niêm phong và chuyển giao cho một nhà thầu xử lí chất thải y sinh để đem thiêu hủy lần thứ hai.
Tuy nhiên, thực tế là tro sau lần hỏa táng thứ 2 đã bị nhà thầu đổ ra bãi rác. Theo bản báo cáo, “việc xử lí tại bãi rác không được đề cập trong hợp đồng”.
Báo cáo cũng cho biết, các phần hài cốt bị đổ ra bãi rác đều bị cháy thành than, hoặc quá nhỏ nên không thể giám định ADN.
http://bee.net.vn/dataimages/201202/original/images859547_freshki lls.jpg
Sự nhầm lẫn về ý nghĩa chính xác của cụm từ “Bước xử lí cuối cùng” là một trong những lí do mà những xác chết không rõ danh tính được “an táng” tại đây. Tướng về hưu John Abizaid, người phụ trách tiểu ban điều tra độc lập về vấn đề này, cho biết một số bang đã hiểu rằng bước xử lí cuối cùng là đưa xác vào lò thiêu, trong khi đáng ra nó nên được hiểu là thu xếp nơi yên nghỉ cuối cùng cho các hài cốt.
Bản báo cáo không giải thích lí do vì sao những nạn nhân của vụ 11/9 được đưa về nhà xác căn cứ Không quân Dover (DPM), nơi an táng những binh lính Mỹ thiệt mạng. Ông Abizaid cho biết mục tiêu của báo cáo này chỉ là để xác định xem cần phải thay đổi và kiểm soát cách thức hoạt động của nhà tang lễ này như thế nào.
Trước đó, vấn đề xử lí hài cốt của các nạn nhân đã được Nghị viên Rush Holt từ D-New Jersey đề cập trong lá thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta: “Không quân liệu có thể khẳng định rằng không có xác của bất cứ nạn nhân vụ 11/9 nào được hỏa táng bị trộn lẫn với chất thải y tế và đưa đến bãi rác?”.
Phát ngôn viên của bà Holt cho biết Bộ trưởng quốc phòng chưa từng hồi đáp câu hỏi này.
Theo điều luật mới ra đời năm 2009, tro của những người không có danh tính sẽ được rải ở biển.
Trước đó, tro của những binh lính Mỹ tại DPM cũng bị đổ ra ra bãi rác tại Virginia (Mỹ).
Lê My (Theo CNN)
Theo bản báo cáo, năm 2002, tro của các nạn nhân không xác định danh tính trong vụ tấn công vào Lầu Năm Góc và trên chiếc máy bay rơi ở Shanksville (bang Virginia), sau khi đem đi hỏa táng được đặt trong các thùng kín niêm phong và chuyển giao cho một nhà thầu xử lí chất thải y sinh để đem thiêu hủy lần thứ hai.
Tuy nhiên, thực tế là tro sau lần hỏa táng thứ 2 đã bị nhà thầu đổ ra bãi rác. Theo bản báo cáo, “việc xử lí tại bãi rác không được đề cập trong hợp đồng”.
Báo cáo cũng cho biết, các phần hài cốt bị đổ ra bãi rác đều bị cháy thành than, hoặc quá nhỏ nên không thể giám định ADN.
http://bee.net.vn/dataimages/201202/original/images859547_freshki lls.jpg
Sự nhầm lẫn về ý nghĩa chính xác của cụm từ “Bước xử lí cuối cùng” là một trong những lí do mà những xác chết không rõ danh tính được “an táng” tại đây. Tướng về hưu John Abizaid, người phụ trách tiểu ban điều tra độc lập về vấn đề này, cho biết một số bang đã hiểu rằng bước xử lí cuối cùng là đưa xác vào lò thiêu, trong khi đáng ra nó nên được hiểu là thu xếp nơi yên nghỉ cuối cùng cho các hài cốt.
Bản báo cáo không giải thích lí do vì sao những nạn nhân của vụ 11/9 được đưa về nhà xác căn cứ Không quân Dover (DPM), nơi an táng những binh lính Mỹ thiệt mạng. Ông Abizaid cho biết mục tiêu của báo cáo này chỉ là để xác định xem cần phải thay đổi và kiểm soát cách thức hoạt động của nhà tang lễ này như thế nào.
Trước đó, vấn đề xử lí hài cốt của các nạn nhân đã được Nghị viên Rush Holt từ D-New Jersey đề cập trong lá thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta: “Không quân liệu có thể khẳng định rằng không có xác của bất cứ nạn nhân vụ 11/9 nào được hỏa táng bị trộn lẫn với chất thải y tế và đưa đến bãi rác?”.
Phát ngôn viên của bà Holt cho biết Bộ trưởng quốc phòng chưa từng hồi đáp câu hỏi này.
Theo điều luật mới ra đời năm 2009, tro của những người không có danh tính sẽ được rải ở biển.
Trước đó, tro của những binh lính Mỹ tại DPM cũng bị đổ ra ra bãi rác tại Virginia (Mỹ).
Lê My (Theo CNN)