Log in

View Full Version : Trung Quốc 'chiến tranh' với Mỹ v́ đất hiếm


woaini1982
03-15-2012, 08:53
Đất hiếm là nguyên liệu tối cần thiết cho nhiều thiết bị hiện đại mà phương Tây sản xuất. Do đó, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm thổi bùng lên sự bất măn từ các đối tác nhập khẩu, nhất là Mỹ, EU và Nhật.

Tại sao Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm?

Hai thập kỷ trước đây, cựu lănh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu B́nh từng tuyên bố: “Đất hiếm sẽ mang lại cho Trung Quốc tất cả những ǵ mà dầu mỏ mang lại cho Saudi Arabia". Câu nói đó đến nay được chứng minh rơ ràng.

Kể từ sau khi Mỹ ngừng xuất khẩu đất hiếm năm 1990, Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới khi chiếm 95% tổng sản lượng đất hiếm trên thị trưởng toàn cầu.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120314/dat.jpg
Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới. Ảnh: BBC.

Đất hiếm là loại nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với các quốc gia công nghiệp bởi nó là một nhóm của 17 nguyên tố được sử dụng rộng răi trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Chẳng hạn, europium được sử dụng trong các ống đèn h́nh của Tivi để tạo màu đỏ; Lanthanum là thành phần quan trọng để sản xuất động cơ ô tô. Các thành phần khác của đất hiếm giúp sản xuất đầu DVD, điện thoại di động, ti vi màn h́nh phẳng và rất nhiều vật dụng điện tử thông dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại đang bắt đầu thắt chặt các chính sách khai thác đất hiếm đồng thời kiểm soát và giới hạn chặt chẽ hạn nghạch xuất khẩu loại nguyên liệu này. Năm 2011, Trung Quốc cắt giảm 10% xuất khẩu đất hiếm. Lư do v́ đâu?

Thứ nhất, Trung Quốc chiếm 90% tổng số doanh số bán đất hiếm trên toàn cầu, nhưng chỉ chiếm giữ 1/3 trữ lượng đất hiếm của thế giới. Được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, Trung Quốc đang ưu tiên nghành công nghiệp sản xuất hàng điện tử, công nghệ cao. Do đó, nhu cầu đất hiếm của chính nước này cũng cực kỳ lớn. Do đó, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu loại nguyên liệu này để ưu tiên thỏa măn nhu cầu trong nước trước là điều tất yếu.

“Theo ước tính, nhu cầu tiêu thụ đất hiếm của Trung Quốc sẽ lớn hơn các nguồn cung dành cho nội địa trong giai đoạn 2012-2015”, một báo cáo của Hiệp hội vật liệu của Mỹ viết.

Thứ 2, một vài nhà phân tích chia sẻ, Trung Quốc đang hạn chế dần các các mỏ đất hiếm trong nỗ lực ngăn chặn sự phá hoại to lớn đối với môi trường bởi các hoạt động khai thác loại nguyên liệu này.

“Lư do căn bản là việc khai thác đất hiếm là một quy tŕnh sản xuất gây ô nhiễm trầm trọng”, Matt Robinson, chuyên gia phân tích của Moody nhấn mạnh.

Trong khi đó, đất hiếm quá quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhu cầu cho loại nguyên liệu này trong những năm qua tăng mạnh, gấp ba lần so với nhũng năm trước đó và theo dự kiến, sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong những năm tới.

Theo các nhà phân tích nhu cầu đối với đất hiếm của thế giới sẽ vượt qua ngưỡng 200.000 tấn/năm vào năm 2014.

Mỹ, EU, Nhật hợp sức chống Trung Quốc

Ngay từ khi Bắc Kinh tuyên bố hạn chế xuất khẩu đất hiếm, hàng loạt các quốc gia phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc này cũng bắt đầu đứng ngồi không yên.

Chẳng hạn, Nhật Bản là đối tác nhập khẩu đất hiếm lớn nhất của Trung Quốc khi mua tới 65% trong tổng sản lượng đất hiếm xuất khẩu. Trong khi đó, EU nhập khẩu 350 triệu euro (khoảng 458 triệu USD) đất hiếm từ Trung Quốc mỗi năm.

Năm ngoái, Trung Quốc làm Nhật Bản một phen điêu đứng khi quyết định tạm dừng xuất khẩu đất hiếm cho nước này bởi căng thẳng trong quan hệ liên quan đến các tranh chấp lănh hải.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120314/dathiem.jpg
Bởi tranh chấp lănh hải, Trung Quốc từng làm Nhật điêu đứng v́ tạm ngừng bán đất hiếm cho nước này. Ảnh minh họa: BBC.

Rơ ràng, dù v́ bất cứ lư do ǵ, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm đang đặt ra không ít khó khăn và thách thức đối với nhiều quốc gia.

Trong nỗ lực gây sức ép lên Trung Quốc chấm dứt việc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này, Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản lần đầu tiên đồng ḷng tuyên bố kiện nước này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tổng thống Obama cáo buộc Trung Quốc đang phá vỡ các quy tắc thương mại khiến các công ty Mỹ mất đi lợi thế cạnh tranh trong một phát biểu với giới truyền thông tại Nhà Trắng.

“Khi cần thiết, tôi sẽ phải hành động nếu người lao động và các doanh nghiệp của chúng tôi bị đối xử không công bằng”, ông Obama tuyên bố trong một phát biểu trước truyền thông hôm 13/3.

Đồng thời đơn kiện của Mỹ, Nhật và EU cũng cáo buộc nguyên nhân thực sự đằng sau việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm là v́ họ muốn nâng giá bán, một cách thức bảo trợ cho nghành khai thác nguyên liệu này.

Giá thành đất hiếm tăng 600% trong thời gian gần đây càng khiến cho cáo buộc trên có cơ sở.

“Nếu Trung Quốc đơn giản để thị trường tự điều chỉnh và quyết định giá cả theo quy luật của nó th́ chúng tôi không có ǵ phải bàn căi. Nhưng các chính sách của họ gần đây lại ngăn chặn xu hướng đó. Vấn đề là, các chính sách này phá vỡ các quy tắc thương mại quốc tế mà Trung Quốc cam kết tuân thủ”, ông Obama nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia phân tích nhấn mạnh động thái phối hợp trên của Mỹ, EU và Nhật mới chỉ là bước đầu tiên trong một kế hoạch mà cuối cùng có khả dẫn đến lệnh trừng phạt chống lại Trung Quốc.

Trung Quốc đáp trả thế nào?

Nhanh chóng, Bắc Kinh lên tiếng phủ nhận tất cả các cáo buộc trong đơn kiện của Mỹ, EU và Nhật Bản gửi WTO.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Trung Quốc, Miao Wei, truyên bố trên Xinhuanet rằng họ “đang chuẩn bị các biện pháp tự vệ” nhằm chống lạị các khiếu nại trên.

"Chúng tôi cảm thấy bất b́nh trước quyết định khiếu nại lên WTO của họ" ông Miao tuyên bố.

Trong khi đó, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weimin nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng chính sách của chúng tôi phù hợp với quy định của WTO. Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu đất hiếm nhưng sẽ tiếp tục kiểm soát việc khai thác lẫn xuất khẩu nguyên liệu này dựa trên các quy tắc của WTO”.

Đồng thời, báo Global Times, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đăng bài b́nh luận lập luận rằng Mỹ và châu Âu vừa giành được phần thắng trong vụ khiếu kiện lên WTO tháng 1 năm nay chống lại việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu 9 loại khoáng chất. Điều này khuyến khích họ tiếp tục khiếu kiện và tin tưởng vào một chiến thắng khác. Các bất đồng giữa giữa Trung Quốc và Mỹ, EU hay Nhật Bản bắt nguồn từ các lợi ích kinh tế chứ không phải là chính trị. Nhưng hành động gây sức ép để Trung Quốc phải bán đất hiếm giá rẻ, rất có thể Mỹ, EU và Nhật Bản c̣n có những động cơ chính trị ở trong đó.

Ngoài ra, Global Times cũng tái khẳng định rằng Trung Quốc áp đặt các hạn chế xuất khẩu đất hiếm là nhằm bảo vệ môi trường. Theo Global Times, giá thành xuất khẩu đất hiếm quá rẻ mạt, không thể bù đắp cho những thiệt hại về môi trường bởi hoạt động khai thác.

Hơn nữa, nhu cầu nội địa đối với đất hiếm đang tăng cao ở Trung Quốc trong khi, nguồn dự trữ nguyên liệu này không cho phép họ khai thác vô tội vạ. Do vậy, họ buộc hạn chế các hoạt động xuất khẩu đất hiếm.

Cuối cùng, Global Times cảnh báo phán quyết của WTO về vụ khiếu nại trên cần phải xem xét t́nh h́nh thực tế, nếu không, Trung Quốc nhất định không thể tuân thủ.

Bạch Dương (tổng hợp)