PDA

View Full Version : Lư giải chuyện thua lỗ của 50.000 doanh nghiệp


dh2003
03-27-2012, 14:26
Từ năm 2011 đến nay đă có hơn 50.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản. Theo nhiều chuyên gia dự báo, trong xu thế kinh tế đang ngày một khó khăn như hiện nay, con số này sẽ chưa dừng lại, thậm chí gia tăng chóng mặt trong thời gian tới.

Trong tổng số các doanh nghiệp thua lỗ và phá sản nói trên, tính riêng TP HCM trong 2 tháng năm 2012 đă có tới hơn 3.100 doanh nghiệp xin giải thể, ngừng kinh doanh hoặc tạm ngừng kinh doanh.

Hầu hết các doanh nghiệp phá sản đều xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn thị trường, trong đó phần lớn các doanh nghiệp này rơi vào lĩnh vực xây dựng, khi hàng loạt dự án bị đắp chiếu, cắt giảm. Nó kéo theo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sắt, thép, xi măng…) cũng bị đ́nh trệ, rồi lan tỏa sang các lĩnh vực và mặt hàng khác.

http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/khanhan/3-2012/tuan5/nguoiduatin-pha-san-2811.jpg
Kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp "rủ nhau" phá sản (Ảnh minh họa)

Dù rằng việc phá sản của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là điều hết sức b́nh thường. Tuy nhiên, việc hơn 50.000 doanh nghiệp “rủ” nhau phá sản lại là chuyện bất thường. Vấn đề chính của việc phá sản hàng loạt này là ǵ, đó là vấn đề dư luận đang quan tâm.

Lư giải câu hỏi của dư luận, ông Cao Sỹ Kiêm – nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng: “T́nh h́nh đang diễn ra rất không b́nh thường, số lượng doanh nghiệp phá sản quá lớn và đang tiếp tục gia tăng. Đặc biệt, những yếu tố tác động khiến doanh nghiệp tiếp tục gặp khó và đ́nh trệ vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp bị phá sản không phải do bản thân doanh nghiệp gây ra, mà do yếu tố khách quan có thể kể đến là chính sách, môi trường, là cách điều hành và yếu tố bên ngoài của nền kinh tế thế giới”.

Ông Cao Sỹ Kiêm phân tích thêm, những doanh nghiệp khó khăn nhất, đang đ́nh trệ và phá sản chủ yếu là doanh nghiệp dựa vào vốn ngân hàng. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng với lăi suất cao như vừa qua khiến doanh nghiệp làm ăn không có lăi, thậm chí lỗ.

“Lợi nhuận của các doanh nghiệp thường khoảng từ 10 – 15%, nếu doanh nghiệp hoạt động chủ yếu chỉ vào tiền vay, th́ lợi nhuận rơi hết vào ngân hàng. Chính v́ vậy, theo tôi, lăi suất là nguyên nhân rất quan trọng, dù không quyết định hoàn toàn khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản” – ông Cao Sỹ Kiêm nói.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp đang rơi vào t́nh trạng khó khăn về khả năng hấp thụ vốn tín dụng. Sau 2 tháng đầu năm, nguồn vốn này chỉ tăng được khoảng 2%, trong khi đó chỉ tiêu cả năm từ 15 -17%. Từ đó, nhiều chuyên gia c̣n cho rằng việc đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15 – 17% trong năm nay là điều không dễ dàng khi xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu chững lại, doanh nghiệp không dám mở rộng sản xuất v́ lăi cao, c̣n ngân hàng sợ cho vay v́ lo ngại rủi ro. V́ thế, bài toán đặt ra là phải làm sao để tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp nhằm kéo t́nh h́nh trở lại thế ổn định.

Về giải pháp cho bài toán nói trên, nhiều ư kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay cần tái cơ cấu doanh nghiệp, khai tử những doanh nghiệp quá yếu kém, để sản sinh ra cá thể mới khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, theo ư kiến của ông Vũ Viết Ngoạn - chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia th́ quan điểm này là hoàn toàn phi kinh tế, bởi nếu ở trong một môi trường kinh tế ổn định, doanh nghiệp nào yếu kém phải tự bị đào thải, c̣n doanh nghiệp tốt sẽ phát triển – điều đó phù hợp với quy luật tự nhiên. Hiện tại, rơ ràng kinh tế vĩ mô của chúng ta đă được kiểm soát, nhưng chưa thực sự ổn định, lăi suất c̣n cao th́ làm sao để doanh nghiệp rơi rụng hàng loạt được, điều đó chưa thực sự công bằng. Giả định, có khoảng 2 – 3% bị phá sản trong một môi trường tốt th́ đó là b́nh thường, nhưng trong một môi trường c̣n khó khăn, bất ổn, số doanh nghiệp phá sản có thể lên tới 30% – 40% th́ không thể nói để doanh nghiệp rơi rụng được.

Ông Cao Sỹ Kiêm lại cho rằng: “Đây đúng cơ hội nhưng không phải cho chỉ riêng doanh nghiệp. Các cơ quan dịch vụ, quản lư, cơ quan điều hành, thậm chí cao hơn nữa, kể cả cơ quan xây dựng chiến lược phát triển… tự nh́n lại. Riêng Chính phủ cũng cần nh́n lại cách điều hành của ḿnh qua việc tạo dựng môi trường, chính sách cơ chế và trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Rất nhiều ư kiến cho rằng, doanh nghiệp lâm vào t́nh trạng khó khăn như hiện nay là có sự tác động và phản ứng với chính sách c̣n chậm. Không ít doanh nghiệp phá sản v́ không có vốn, thiếu vốn. Cho đến thời điểm này, lăi suất vẫn là rất cao và doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn”.

Ông Cao Sỹ Kiêm phân tích thêm: “Với t́nh h́nh hiện nay, doanh nghiệp là đối tượng chịu hệ lụy trực tiếp và đối tượng thứ hai chính là Ngân hàng. Ngân hàng là định chế trung gian, doanh nghiệp vay vốn, nếu làm ăn tốt vốn nợ sẽ được thanh khoản. Ngược lại làm ăn thua lỗ, không đủ điều kiện hoàn vốn, Ngân sẽ ảnh hưởng trực tiếp và khả năng đổ vỡ Ngân hàng là điều dễ thấy”.

V́ thế, theo ông Kiêm, điều quan trọng hiện nay là tạo niềm tin. “Giải quyết được khó khăn cho doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh phát triển và công ăn việc làm, thu nhập tăng thêm… giảm áp lực lạm phát, góp phần tăng trưởng. Người ta tin rằng chính sách khống chế lạm phát đă thành công, giảm lăi suất theo chủ trương được thực hiện là tiền đề để giảm các bước tiếp theo. Điều đó rất có ư nghĩa cho nền kinh tế, lớn hơn rất nhiều so với một vài phần trăm con số lăi suất”.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đă chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải giảm ngay lăi suất v́ đă có nhiều cơ sở để giảm lăi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất.

Khánh An (tổng hợp)

sac_nguyensinh
03-27-2012, 15:42
Hoan hô kinh tế Việt Nam đang dảy chết