PDA

View Full Version : T́nh yêu của Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ


jojolotus
04-08-2012, 10:20
- Gặp nhau trong cuộc kháng chiến 9 năm ở miền Nam, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ và phu nhân – bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đă có một câu chuyện t́nh đặc biệt với những kỉ niệm không bao giờ quên. Ông bà đă sống trọn đời bên nhau, đến lúc mất cũng nằm yên nghỉ bên nhau, trọn vẹn lời thề thủy chung vợ chồng.

Phó Thủ tướng Phan Trọng Tuệ được sinh ra trên đất Lào. Cha ông là nghệ nhân nổi tiếng Phan Trọng Định, người làng Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây. Bàn tay hào hoa của ông đă góp phần xây dựng Nhà hát lớn, cầu Long Biên, nhà hàng Bô Đê Ga Tràng Tiền vào những năm đầu thế kỷ XX.

Những năm đầu thế kỷ XX, do sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp, những nghệ nhân, thợ thủ công giỏi ở Sài Sơn đă phải bỏ làng đi tha phương cầu thực, trong đó có nghệ nhân Phan Trọng Định.

Nghệ nhân Phan Trọng Định đă đưa vợ con sang Viên Chăn lập nghiệp, cùng với những thợ thủ công người Việt ở đây lập lên một làng thợ Việt ở Viên Chăn. Đây cũng chính là nơi mà Phó Thủ tướng Phan Trọng Tuệ đă chào đời.

http://phunutoday.vn/dataimages/201204/original/images664271_Tinh_ye u_cua_Pho_Thu_tuong_ Bo_truong_Phan_Trong _Tue_phunutoday.vn.j pg

Phó Thủ tướng Phan Trọng Tuệ được sinh ra trên đất Lào. Cha ông là nghệ nhân nổi tiếng Phan Trọng Định, người làng Đa Phúc, Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây.

Thời kỳ 1929 – 1930, tư tưởng yêu nước, cách mạng như luồng gió mới thổi vào làng thợ Việt tại đất nước Triệu Voi, cụ bà Trịnh Thị Miễn (thân sinh của Phó Thủ tướng Phan Trọng Tuệ) đă đứng đầu tổ chức Ái hữu, vận động mọi người cùng tham gia vào việc truyền bá tư tưởng yêu nước, cách mạng, chống thực dân xâm lược, áp bức.

Những người con của cụ Trịnh Thị Miễn, trong đó có Phan Trọng Tuệ đă sớm chịu ảnh hưởng bởi tinh thần đó. Năm 1934, Phan Trọng Tuệ đă trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, được kết nạp tại Lào và trực tiếp phụ trách phong trào thanh niên học sinh trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Viên Chăn.

Năm 1935, sau khi tham gia vào một cuộc mít tinh lớn để phản đối ḥa ước mà nhà Nguyễn kư với Pháp và đến phá nhà một tên mật thám ở Viên Chăn, Phan Trọng Tuệ đă bị bắt giam 4 tháng.

Sau khi thả ông ra v́ không đủ tuổi, thực dân Pháp trục xuất cả gia đ́nh ông về quê ở Sài Sơn, chịu sự quản thúc của chính quyền tay sai tại đây.

Thời kỳ hoạt động cách mạng, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ đă từng bị địch bắt và đưa ra nhà tù Côn Đảo. Ông bị giam cùng với những nhà cách mạng như Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Nguyễn Lương Bằng.

Sau năm 1945, khi cách mạng thành công, Phan Trọng Tuệ được phân về công tác ở quân khu 9. Chính tại nơi đây, Phan Trọng Tuệ đă có một mối t́nh đẹp và lăng mạn với người con gái miền Tây xinh đẹp và gan dạ, sau này trở thành người vợ hiền của ông.

Hồi kháng chiến 9 năm, người dân miền Tây không ai là không biết đến bà Nguyễn Thị Thanh Xuân. Bà sinh ra trong một gia đ́nh nông dân nghèo, cả đời sống lam lũ, 9 tuổi bà đă phải đi ở cho địa chủ để kiếm tiền phụ giúp ba mẹ nuôi em.

Sống vất vả từ thuở bé, nhưng ở tuổi thiếu nữ, bà Xuân nổi tiếng xinh đẹp, được nhiều gia đ́nh trong vùng nhăm nhe hỏi cưới cho con trai. Nhưng thay v́ lấy chồng và hưởng cuộc sống an nhàn, bà lại trốn nhà đi tham gia cách mạng, là thành viên của Đội trinh sát cảm tử của Bộ Tư lệnh quân khu 9.

Trong những ngày đầu kháng chiến ở Cần Thơ, là người con gái gan dạ, dũng cảm, bà đă từng uống rượu độc trước mặt kẻ thù để địch mất cảnh giác, rồi một ḿnh tiêu diệt và làm bị thương 100 tên Pháp và tay sai. Nhờ chiến công này mà bà được tặng Huân chương chiến công.

Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ là một người nổi tiếng đẹp trai và tài hoa. Không chỉ có dáng vẻ hào hoa, ông c̣n bắn súng, cưỡi ngựa, vẽ tranh và đam mê nhiếp ảnh.

Thời kháng chiến 9 năm, khi công tác ở quân khu 9, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ được rất nhiều người con gái trong đơn vị để ư. Nhưng ông luôn giữ tác phong đúng mực của một người Thủ trưởng đơn vị.

Chuyện t́nh của Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân như một mối nhân duyên trời định. Ngày đó, trong một lần đi công tác, chiếc xe chở Phan Trọng Tuệ bị địch phục kích bắn cháy xe.

Người lái xe cho ông chết ngay tại chỗ, c̣n ông bị bắn văng ra vệ đường. Khi tỉnh dậy, ông nhảy xuống kênh, bơi sang bờ bên kia, lội qua śnh, qua ruộng để t́m về căn cứ. Sau lần phục kích đó, địch phao tin đă diệt được Phan Trọng Tuệ, một cán bộ cốt cán của Việt Minh.

Gần nơi cái xe bị cháy, địch cho đắp hai ngôi mộ, trong đó có một ngôi mộ giả đề tên Phan Trọng Tuệ. Hồi đó, dù chưa biết mặt nhau, nhưng khi nghe kể tin đồn Phan Trọng Tuệ bị giặc giết, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đă vô cùng thương tiếc.

Đêm nào bà cũng ra ngôi mộ giả thắp hương, bất chấp nguy hiểm. Bà không hay biết đó chỉ là gian kế của địch. Một số trinh sát sau này đi qua khu vực đó về kể với Phan Trọng Tuệ rằng, trên ngôi mộ đề tên Phan Trọng Tuệ có rất nhiều chân hương mới.

Tổ trinh sát đă bí mật theo dơi và phát hiện ra người thắp hương lên ngôi mộ đó hàng đêm là một người con gái dong dỏng cao, thường mặc bộ quần áo màu đen. Đó không phải ai khác mà chính là nữ chiến sĩ cách mạng can đảm Nguyễn Thị Thanh Xuân.

Nghe chuyện này, dù chưa biết mặt người con gái đó là ai, nhưng Phan Trọng Tuệ vô cùng cảm động. Một thời gian sau đó, trong một lần t́nh cờ gặp nhau tại căn cứ, biết người con gái miền Tây can đảm Nguyễn Thị Thanh Xuân chính là người đă thắp hương trên “mộ” ḿnh, lại nghe kể về sự can đảm của người con gái đó, một thứ t́nh cảm đặc biệt đă nảy sinh trong ḷng Phan Trọng Tuệ.

Thời chiến tranh, ông bà chỉ gặp nhau có 2 - 3 lần, được tổ chức xác minh lư lịch xong xuôi là cưới. Đám cưới trong căn cứ rất đơn sơ, chỉ có sự chứng kiến của Ban chỉ huy, không có họ hàng hai bên, nhưng rất hạnh phúc.

Ngày nhỏ, v́ nhà nghèo, nên bà Nguyễn Thị Thanh Xuân không được đi học. Sau khi kết hôn, Phan Trọng Tuệ đă luôn khuyến khích vợ đi học. Khi bà mới đi học bổ túc lớp 1, lớp 2, nhận mặt chữ c̣n chậm, ông đă là Thiếu tướng.

Thời đó, bà là nhân viên mậu dịch Bách hóa Tràng Tiền – Hà Nội. Mỗi khi ông đi công tác xa, bà thường gửi cho ông những bức thư đầy yêu thương nhưng cũng đầy lỗi chính tả.

Mỗi lần nhận được thư vợ, ông lại lấy bút đỏ, sửa từng câu sai lỗi chính tả, góp ư cho bà cách hành văn, rồi lại gửi lại thư cho bà đọc để bà sửa. Ông làm việc đó với một sự ân cần, tŕu mến và yêu thương, khiến bà luôn được khuyến khích, động viên.

Nhờ sự động viên của ông, bà từ chỗ không biết chữ, phải học bổ túc từ lớp 1, lớp hai, đă tốt nghiệp cấp ba, học quản lư kinh tế rồi sau này trở thành Phó Giám đốc – Bí thư đảng ủy xí nghiệp đầu máy Diezel Hà Nội.

Khi nói về người vợ hiền của ḿnh, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ luôn dành cho bà một sự trân trọng và khâm phục. Ông quư bà ở nghị lực, ở sự vững vàng và sự phấn đấu không ngừng nghỉ trong cuộc sống và sự hi sinh hết mực v́ chồng con.

Bà đă xin nghỉ hưu sớm để ở nhà chăm sóc chồng. Bà nuôi lợn, nuôi gà cải thiện bữa ăn gia đ́nh, rồi tự tay cắt quần áo cho chồng mặc. Những bộ quần áo mà ông mặc ở nhà hay mặc mỗi khi đi ra ngoài, đến nơi làm việc hầu như đều do chính tay bà cắt.

Những năm cuối, khi ông sang làm chuyên gia cho chính phủ Campuchia, bà cũng đi theo chồng, cùng chia sẻ những khó khăn, thử thách trong cuộc sống cùng chồng.

Cả cuộc đời ḿnh, Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ chưa bao giờ tranh giành điều ǵ với bất cứ ai, kể cả thành tích, địa vị. Ông làm việc không cần thành tích, không cần huân huy chương, và cũng không bao giờ nhận sự cảm ơn của bất cứ ai.

Ông luôn dặn con cái không được làm nô lệ cho đồng tiền, không được nịnh bợ, xum xoe với bất kể cấp nào, phải đấu tranh bảo vệ lẽ phải đến cùng. Với cấp dưới trong Bộ Giao thông Vận tải và với lính tráng (thời ông làm Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn), ông rất thân t́nh, gần gũi.

Chính v́ vậy mà những người đă từng hoạt động, từng làm việc với ông luôn nhắc về ông với những t́nh cảm tốt đẹp nhất.

Ngày ông mấy, có những người công nhân quần áo lấm lem dầu mỡ, có những cựu nữ thanh niên xung phong tóc đă bạc trắng, có những người nông dân già chân dính bùn đă đến khóc và thắp hương trước linh cữu của ông, để gặp ông lần cuối và tiễn biệt ông, một vị Bộ trưởng – một vị Tướng nhân cách, đáng kính.


PV
theo PNTD

ez4me
04-08-2012, 14:32
cám ơn đồng chí jojo đă post mấy cái bài như vầy nhưng rất tiếc với thời đại hiện tại, bộ mặt thật và cái mặt nạ của các đồng chí đă rớt xuống từ lâu hết rồi

chu9chin
04-09-2012, 03:34
VC nằm vùng th́ phải tuyên truyền cho bọn chó ở Việt Nam . ăn cơm chúa phải múa tối ngày........