Log in

View Full Version : Ấn 'dắt mũi' Pháp trong vụ MMRCA


tonny_thuong
04-09-2012, 06:41
Ấn Độ đă khéo léo đưa tiêm kích Rafale vào thế không c̣n ǵ để mất và buộc Dassault chấp nhận những điều khoản có lợi nhất cho ḿnh.

Thà mạo hiểm c̣n hơn ế ẩm

Ấn Độ đă chính thức xác nhận tiêm kích Rafale là người chiến thắng trong cuộc đua MMRCA cung cấp 126 máy bay chiến đấu mới cho Không quân Ấn Độ. Sau một thời gian dài “ế ẩm”, cuối cùng Rafale cũng t́m thấy được khách hàng nước ngoài đầu tiên ngoài Không quân Pháp.

MMRCA được xem là hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu lớn nhất từ trước đến nay, sự “ế ẩm” của Rafale đă tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ đưa ra những điều khoản hợp lư theo yêu cầu của ḿnh.

Trước đó tháng 12/2011, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Gerard Longuet cảnh báo Dassault, nếu tiêm kích Rafale không thể xuất khẩu, dây chuyền sản xuất sẽ bị đóng cửa vào năm 2021 sau khi hoàn thành hợp đồng cho Bộ Quốc pḥng Pháp.

Cảnh báo này đă vô t́nh đẩy Rafale vào thế “không c̣n ǵ để mất” mạo hiểm chấp nhận những điều khoản của Ấn Độ c̣n hơn là trắng tay.

http://quocphong.baodatviet .vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20120202/qp_viet_rafale_3.jpg

Dasault buộc phải mạo hiểm chuyển giao những công nghệ cao cho Ấn Độ để cứu văn tương lai cho tiêm kích Rafale.

Để thoát cảnh ế ẩm, Dassault chấp nhận giá thầu thấp hơn đối thủ EADS tới 5 triệu USD/chiếc. Ngoài ra, Dassault cũng chấp nhận “vô điều kiện” việc chuyển giao công nghệ sản xuất 108 chiếc tiêm kích Rafale tại Ấn Độ.

Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ AK Antony cho biết, hợp đồng chính thức với Dassault sẽ được kư vào ngày 1/4/2012, từ thời điểm này, Ấn Độ sẽ đánh giá thế nào gọi là “giá thầu thấp nhất” mà Dassault đă đề xuất.

Ngoài ra, Bộ trưởng Antony cho biết, giá bỏ thầu thấp nhất chỉ là một trong những điều kiện cần nhưng chưa phải là đủ để quyết định người chiến thắng cuối cùng.

Ấn Độ và Pháp sẽ tiến hành đàm phán về giá cả chuyển giao hợp đồng. Dự thảo hợp đồng sẽ được xem xét bởi Ủy ban an toàn tài chính Ấn Độ đứng đầu là Thủ tướng Manmohan Singh.

Đây là một hợp đồng quân sự lớn, cần được xem xét kỹ lưỡng, công việc này có thể mất một thời gian nhất định.

Nguồn tin của Bộ Quốc pḥng Ấn Độ cho biết, tổng giá trị hợp đồng 126 máy bay bao gồm cả chi phí đào tạo, bảo tŕ có thể lên đến 15 tỷ USD, ngoài ra, sự biến động tỷ giá giữa đồng rupee và đồng Eruro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổng giá của gói thầu.

Tiêu chí chuyển giao công nghệ

Một số chuyên gia phân tích quân sự đă nhận định rằng, Ấn Độ đă chọn Rafale v́ có thể gây áp lực lên phía Pháp nhằm đạt được các điều khoản có lợi nhất.

Các tiêm kích của Mỹ luôn chiếm đỉnh cao về công nghệ, đặc biệt là công nghệ điện tử hàng không. Tuy nhiên, Mỹ luôn khắt khe trong các điều khoản chuyển giao công nghệ nhất là các công nghệ cao. Nếu Ấn Độ chọn các tiêm kích của Mỹ họ sẽ không nhận được nhiều ngoài những công nghệ sẵn có.

Nga luôn sẳn sàng chuyển giao các công nghệ hiện đại nhất của ḿnh cho Ấn Độ, song cái mà Nga có th́ Ấn Độ lại không cần. Máy bay tiêm kích xuất khẩu thành công nhất của Nga là Su-30MK đa phần sử dụng thiết bị điện tử hàng không của Pháp.

Các nước châu Âu có nền tảng các công nghệ điện tử hàng không thuộc loại tốt nhất thế giới hiện nay, trong đó, Pháp được xem là quốc gia có nhiều thế mạnh trong các công nghệ trinh sát và do thám, dẫn hướng, các thiết bị quan sát và chỉ thị mục tiêu trên không.

http://quocphong.baodatviet .vn/Uploaded_CDCA/thuctap_qpcn/20120202/qp_viet_rafale_4.jpg

Sự ế ẩm của Rafale trong thời gian qua đă tạo cơ hội lớn cho Ấn Độ ép Dassault theo những điều khoản có lợi cho ḿnh.

Tiêu chí kinh tế

Các tiêm kích do châu Âu sản xuất như Rafale, EF-2000 Typhoon cần được xuất khẩu để khẳng định tên tuổi của công nghiệp hàng không quân sự châu Âu. Việc Ấn Độ chọn Rafale và EF-2000 Typhoon vào ṿng chung kết là một hành động hoàn toàn có chủ ư.

Dù đơn giá năm 2010 của Rafale lên đến 124-163 triệu Eruro/chiếc tùy biến thể, EF-2000 Typhoon cũng lên tới 125 triệu Euro/chiếc nhưng cả hai tiêm kích trên đều trong t́nh trạng "ế ẩm" trên thị trường xuất khẩu. V́ vậy, cuộc "so găng" giữa hai "kẻ thất thế" sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người mua.

Nếu xét về hiệu quả/chi phí, cả hai tiêm kích nói trên đều không phải là sự lựa chọn khả khi. Tuy nhiên, cái mà Ấn Độ đang nhắm tới chính là các công nghệ điện tử hàng không công nghệ cao mà các nước châu Âu đang sở hữu do đó, tiêu chí trên được gạt sang một bên.

Trong cuộc so găng của 2 kẻ thất thế này, số phận của Rafale bi thảm hơn.

Đối với EF-2000 Typhoon sự tham gia cùng phát triển của Anh, Đức, Italia, Tây Ban Nha đă mang lại tia sáng le lói cho tiêm kích này. EADS có khá nhiều công việc phải làm để hoàn thành đơn đặt hàng cho các nước đối tác cũng như đơn hàng xuất khẩu cho Áo, Saudi Arabia. Trong khi đó, Rafale đang rơi vào t́nh trạng “ế ẩm” nghiêm trọng. Tiêm kích hiện đại nhất của Pháp liên tục bị thua cuộc trong các cuộc đấu thầu trên khắp thế giới.

Do đó, "kẻ tuyệt vọng" nhất là Rafale chỉ c̣n biết bám vào MMRCA để dây chuyền sản xuất không bị khai tử. Rafale phải được xuất khẩu sang Ấn và để được lựa chọn, Dassault phải ngoan ngoăn chấp nhận các điều khoản mà phía Ấn Độ đưa ra.

Tổng thống Pháp đă lên tiếng ca ngợi quyết định của Ấn Độ, ông cảm ơn Ấn Độ đă tin tưởng và lựa chọn Rafale. Ông Nicolas Sarkozy c̣n cam kết sẽ đảm bảo việc chuyển giao một số lượng đáng kể các công nghệ cao cho Ấn Độ.

Thành công của MMRCA cho thấy một cái nh́n xa trông rộng của Ấn Độ, họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mua 126 chiếc máy bay không quá xuất sắc, nhưng đây là thương vụ mua công nghệ cao giá hời.

Quốc Việt
theo đv