PDA

View Full Version : Hàng loạt 'đại gia' Việt bị 'sờ gáy'


vuitoichat
04-16-2012, 09:52
(ĐVO) Theo báo cáo từ hai Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội, tính chung trên cả 2 sàn này, đến thời điểm hiện tại có tới 30 cổ phiếu bị cảnh báo, nếu tính cả những mă cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt th́ số lượng bị theo dơi lên đến 50 mă.

Trong đó, có rất nhiều cổ phiếu của những doanh nghiệp do các đại gia sở hữu và lănh đạo bị “dính phốt” do thua lỗ liên tiếp. Công ty Saigon Tel (mă chứng khoán SGT) bị HoSE cảnh báo v́ đă lỗ liên tiếp 4 quư trong năm 2011, với số lỗ lên tới gần 113,79 tỷ đồng. Kết thúc năm hoạt động 2011, lỗ hợp nhất của SGT là gần 136 tỷ đồng, đây cũng là năm công ty này bị lỗ cả 4 quư kể từ khi niêm yết trên sàn.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ngochung/20120416/ktqcgl2.jpg
Hiện có tới 50 mă cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo và kiếm soát đặc biệt, trong đó có nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn.

Theo giải tŕnh của SGT về kết quả báo cáo tài chính hợp nhất 2011, thua lỗ là do lăi suất tăng làm chi phí tài chính của công ty tăng đột biến, hơn 270% so với cùng kỳ 2010.

Và do khủng hoảng nên khách hàng công ty tŕ hoăn kế hoạch kinh doanh, doanh thu cho thuê đất, bán và cho thuê nhà xưởng cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây là mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.

C̣n tại Tổng công ty phát triển Đô thị Kinh Bắc (mà chứng khoán KBC), do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, năm 2011, hoạt động kinh doanh của KBC cũng không như mong đợi. Lăi ṛng chỉ đạt 40,99 tỷ đồng, giảm đến 96,26% so với 2010. Cột mốc lợi nhuận sau thuế 1.000 tỷ đồng HĐQT hứa trước các cổ đông dịp đầu năm bị phá sản.

Mă cổ phiếu SJS của công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) cũng bị HoSE đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/04 do năm 2011, cổ đông công ty mẹ làm ăn thua lỗ tới 82,465 tỷ đồng.

Hôm nay, SJS cũng thông báo họp Đại hội cổ đông bất thường. Tại đại hội này, ông Phan Ngọc Diệp chính thức mất chức Chủ tịch HĐQT. Lư do bởi hơn 90% số cổ phần trong tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội cổ đông bất thường của Sudico đă thông qua miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT Sudico của ông Phan Ngọc Diệp do điều hành không hiệu quả.

Liên quan tới họ nhà Sông Đà, mới đây cổ phiếu SDB của Công ty CP Sông Đà 207 cũng bị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo từ 13/4. Theo báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2011, SDB làm ăn thua lỗ tới gần 29 tỷ đồng trong năm này.

Trước đó, HoSE cũng đưa cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai do “đại gia” Cường đô la làm Phó giám đốc vào diện cảnh báo từ ngày 13/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ QCG năm 2011 là số âm. Công ty mẹ QCG bị lỗ 3 quư liền trong năm 2011 với khoản lỗ tổng cộng lên tới 31 tỷ đồng.

Ngoài ra, rất nhiều công ty có “máu mặt” khác cũng bị đưa vào diện cảnh báo trong nửa đầu tháng 4 này, như Công ty CP tập đoàn dầu khí An pha (mă chứng khoán ASP), Công ty CP viễn thông Thăng Long (mă chứng khoán TLC), Công ty Cổ phần Đầu tư Căn nhà Mơ ước (mă chứng khoán DHR)…

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai của đại gia Đoàn Nguyên Đức dù không bị đưa vào diện cảnh báo do làm ăn thua lỗ, song hồi đầu tháng 3, doanh nghiệp này bị "điểm danh" v́ nợ thuế lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Dù thị trường chứng khoán đang đi lên, song dư âm của kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2011 đă khiến nhiều công ty chứng khoán lao đao. Hồi đầu tháng 4 này, nhiều công ty chứng khoán cũng bị các sở giao dịch chứng khoán cảnh báo, hoặc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt bởi thua lỗ 2 năm liên tiếp, âm vốn chủ sở hữu.

Cổ phiếu BVS của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt bị liệt vào diện bị kiểm soát kể từ ngày 3/4 do lợi nhuận sau thuế tại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị âm liên tiếp trong hai năm 2010 (lỗ 90,7 tỷ đồng) và 2011 (lỗ 99,66 tỷ đồng).

Cổ phiếu BSI của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng bị cảnh báo từ ngày 4/4 do kết quả kinh doanh năm 2011 lỗ 208,4 tỷ đồng.

Nhiều đại gia trong danh sách top 500 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2011, dù cổ phiếu của công ty họ không bị cảnh báo, song lượng tài sản của các “ông lớn” này lại bốc hơi rất mạnh.

Đại diện của ngành chứng khoán có thứ hạng cao nhất trong Danh sách 500 người giàu nhất sàn chứng khoán 2011 là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Sài G̣n (SSI), ông Nguyễn Duy Hưng.

Tính đến hết phiên giao dịch cuối năm 2011, tổng tài sản bằng cổ phiếu của ông Hưng bị hao hụt gần 1.300 tỷ đồng, này chỉ c̣n hơn 443,5 tỷ đồng, xếp hạng 22 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán 2011 (giảm 12 bậc so với năm 2010).

Thu Hạ