PDA

View Full Version : Trung Quốc buộc Nhật tăng cường vũ trang?


tonny_thuong
04-19-2012, 06:42
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên cho thấy sự bất lực của Mỹ lẫn Trung Quốc. Do đó, Nhật Bản càng muốn tăng cường vũ trang tự vệ.

Nhật tái vũ trang v́ Triều Tiên?

Nhật Bản cùng Mỹ và Hàn Quốc là ba quốc gia đầu tiên và cũng là những nước phản đối mạnh mẽ và gay gắt nhất kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên ngay từ khi nó được công bố. Không chỉ cương quyết yêu cầu Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch phóng vệ tinh, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Naoki Tanaka c̣n tuyên bố bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu cần thiết.

Và ngay sau tuyên bố này, Nhật bắt đầu triển khai tàu khu trục “Kirishima” được trang bị hệ thống đánh chặn Aegis và các tên lửa đánh chặn SM-3 tới vùng biển gần đảo Okinawa, chuẩn bị đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Ngoài ra, Tokyo c̣n lắp đặt các tên lửa đánh chặn tối tân PAC-3 trên đảo Sakishima, Tokyo... để đối phó “vệ tinh” của B́nh Nhưỡng.

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120418/nhat.jpg

Nhật triển khai tên lửa đánh chặn tối tân. Ảnh minh họa: Asahi Shimbun.

Những động thái cho thấy sự vững mạnh của quân đội Nhật Bản. Nhiều chuyên gia cho rằng, cách pḥng thủ của Tokyo đối với B́nh Nhưỡng là sự thay đổi trong chính sách đối ngoại và quốc pḥng của nước này kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Đặc biệt, nó cũng là dấu hiệu chứng tỏ Học thuyết Yoshida của cựu Thủ tướng Nhật Shigeru Yoshida ngày càng giảm ảnh hưởng.

Học thuyết Yoshida ra đời trong bối cảnh Nhật bị tàn phá nặng nề do thua trận trong chiến tranh thế giới thứ II; với nội dung là Nhật Bản dựa hoàn toàn vào Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ để pḥng thủ, nhằm dốc toàn lực phát triển kinh tế.

Nhờ Học thuyết Yoshida, Tokyo nhanh chóng nối lại quan hệ với các nạn nhân của đế quốc Nhật và tạo nên “sự thần kỳ Nhật Bản” thời chiến tranh Lạnh. Và nhờ sức mạnh kinh tế, uy tín và vị thế của Nhật Bản trong cộng đồng quốc tế tăng lên.

"Tự lực cánh sinh"

Trong những năm gần đây, Tokyo tích cực triển khai lực lượng ở nước ngoài, tự nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và phát triển lực lượng vũ trang.

Các động thái này đi kèm tham vọng thay đổi Hiến pháp khiến nhiều người lo ngại “đất nước mặt trời mọc” đang ấp ủ ư định "tái vũ trang".

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/ctv_tg/20120418/nhạtban.jpg

Quân đội Nhật chủ yếu làm nhiệm vụ pḥng thủ. Ảnh minh họa: Reuters.

Một trong những lư do chính giải thích cho động thái trên của Nhật Bản là khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn đang tiếp diễn và chưa biết đến bao giờ mới kết thúc. Vụ phóng tên lửa mới đây của B́nh Nhưỡng cho thấy tính cách thất thường của nước này luôn đặt ra nhiều nguy cơ đến an ninh của Nhật.

Đồng thời, cuộc cạnh tranh quyết liệt nhằm giành, giữ lợi ích tại nhiều vùng biển càng thúc đẩy Nhật thay đổi chính sách quốc pḥng.

Trong tương lai, khả năng Nhật Bản "bỏ rơi" Học thuyết Yoshida c̣n có thể được giải thích như là phản ứng tự nhiên của Tokyo trước thái độ ngày càng quyết đoán hơn của Trung Quốc trên phương diện quân sự cũng như chính trị tại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, các mối đe dọa đối với an ninh của nước Nhật luôn tồn tại và trên thực tế, rất khó để xác định sự khác biệt giữa các mối đe dọa mới và các mối đe dọa cũ thời chiến tranh Lạnh mà B́nh Nhưỡng và Bắc Kinh gây ra cho nước này.

Song sự khác biệt lớn nhất giữa thời đại của Thủ tướng Shigeru Yoshida và Yoshihiko Noda, Thủ tướng hiện nay của Nhật Bản chính là sự thay đổi trạng thái đối kháng trong khu vực thời hậu chiến tranh Lạnh.

Xuất phát từ sự nổi lên của Trung Quốc, nhiều thế lực trong nước hiện nay bắt đầu ủng hộ Nhật Bản định hướng lại chính sách, trở lại là một đất nước có quân đội b́nh thường như bao quốc gia khác. Điều này càng được thúc đẩy bởi sự sự suy giảm rơ rệt của quyền lực Mỹ.

Trước đó, các chính trị gia cánh tả và giới kinh tế Nhật Bản muốn xây dựng một nhà nước phi quân sự và theo đuổi chính sách đối ngoại trung lập; những người phái hữu khuynh th́ chủ trương vun vén cho quan hệ gần gũi, thân thiết với Mỹ. Song, chung quy lại tất cả mọi người đều muốn tái thiết đất nước. Cuối cùng, các phe phái chính trị của Nhật Bản đạt được thỏa hiệp tối ưu nhất đó là theo đuổi lập trường chống chiến tranh đồng thời phụ thuộc vào sự bảo trợ của Mỹ về an ninh. Kể từ khi kư Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật vào năm 1952, Tokyo bắt đầu chơi tṛ chơi cân bằng tinh tế.

Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra trong thời gian gần đây, chẳng hạn, việc Mỹ đứng ngoài cuộc chiến Libya, trao trọng trách lại cho NATO, sự sốt sắng của chính quyền Obama để tháo lui khỏi Iraq và Afghanistan và không thể không kể đến sự bất lực của Washington trong việc giải quyết khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, giúp Tokyo nhận rơ các khả năng và vị thế của Mỹ hiện nay, rơ ràng đă suy giảm đáng kể.

Theo đó, cam kết can thiệp quân sự vào bán đảo Triều Tiên trong trường hợp có biến nhằm bảo đảm an ninh cho các đồng ḿnh trong khu vực của Mỹ, trong đó, có Nhật Bản, dường như không c̣n đáng tin cậy. Đơn giản, Washington không c̣n khả năng tài chính đủ để hỗ trợ các hoạt động của các lực lượng Mỹ tại Đông Á. Mỹ có vẻ như đang rơi tự do từ vị thế là một siêu cường hùng mạnh số 1 thế giới thành một quốc gia yếu ớt, dễ bị tổn thương, do đó, không c̣n là ô an ninh đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Nhật Bản.

Thêm vào đó, những người này cho rằng, chính sách đối ngoại phức tạp với Mỹ đang cản trở những lợi ích kinh tế ở bên ngoài của Nhật Bản.

Hiện dù bị Trung Quốc soán ngôi cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, Nhật Bản vẫn là một nền kinh tế phát triển và năng động. Bất chấp gánh nặng tái thiết đất nước sai khủng hoảng động đất, sóng thần hồi tháng ba năm ngoái, nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc bắt đầu phục hồi. Thậm chí, nhiều người dự đoán sau tất cả, thế giới có thể sẽ được chứng kiến “sự thần kỳ Nhật Bản” thêm một lần nữa.

Do đó, trong tương lai, Tokyo có thể tăng ngân sách quốc pḥng để chống lại các hành động khiêu khích, gây hấn và bảo đảm an ninh và các lợi ích kinh tế cho đất nước. Và phản ứng gay gắt của họ liên quan đế kế hoạch phóng vệ tinh của B́nh Nhưỡng là một dấu hiệu và cũng là một cơ hội để chính quyền Nhật Bản hợp lư hóa khả năng tái vũ trang và thay đổi chính sách quốc pḥng.

Tuy nhiên, con đường trở lạ là một quốc gia sở hữu khả năng quân sự vượt trội như trong quá khứ của Nhật Bản sẽ c̣n phụ thuộc vào nhiều yếu tố và sẽ không thể diễn ra trong những thập kỷ tới bởi vẫn có không ít chính trị gia "đất nước mặt trời mọc" theo đuổi chủ nghĩa hợp hiến bảo thủ, muốn dựa vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ.

Bạch Dương (tổng hợp)
theo đv