PDA

View Full Version : Hội chứng 30 tháng 4 – Phân tâm một cuộc thất bại


vuitoichat
04-22-2012, 15:23
“Tại Hoa Kỳ, muốn được yên ổn làm ăn và được mọi người chấp nhận, khi ra đường phố phải biểu lộ tinh thần chống cộng thật cao, khi về nhà th́ muốn làm ǵ th́ làm, kể cả về Việt Nam khúm núm trước các viên chức hải quan và công an khu vực để khoe khoang sự sung túc với gia đ́nh và được ăn chơi thỏa thích. Nói chung, phải sống giả dối để được yên thân. Càng hung hăng chống cộng th́ càng dễ được chấp nhận.”

Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Ḥa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39… Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ c̣n chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.

Kỷ niệm đến bao giờ ? Đó là một dấu hỏi lớn, một cấm kỵ không ai dám tiên đoán và cũng không ai dám đặt ra.

Hiện tượng này rất đáng chú ư v́ không một dân tộc nào trên thế giới cố gắng kéo dài một kỷ niệm thất bại dai dẳng như cộng đồng người Việt miền Nam hải ngoại.

Hội chứng 30 tháng 4

Sau mỗi trận động đất, một cơn băo hay một tai nạn, những nạn nhân liền được các phái đoàn chuyên gia tâm lư đến ủy lạo, thăm hỏi và t́m cách giúp đỡ. Cộng đồng người Việt tị nạn không có may mắn đó. Ba mươi bảy (37) năm đă trôi qua, không một tổ chức hay cơ quan thiện nguyện quốc tế nào thực hiện một cuộc nghiên cứu qui mô về tâm lư cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam sau ngày 30-4-1975 trên khắp thế giới.

Có một cái ǵ đó không b́nh thường. Người ta nói nhiều đến hội chứng Việt Nam của binh sĩ Mỹ sau chiến tranh, nhưng không ai nhắc tới hội chứng 30 tháng 4 của dân chúng miền Nam sau ngày mất nước.

Biến cố 30/4/1975 đă xảy ra quá nhanh và quá tàn nhẫn khiến nhiều người cho tới nay vẫn c̣n bàng hoàng. Trước đó một tháng, không ai tin rằng với một lực lượng quân sự hơn một triệu rưỡi người được trang bị đầy đủ lại có thể tan ră nhanh chóng đến thế. Những người không chấp nhận thất bại này hoặc đă tự sát ngay tại chỗ, hoặc t́m đường tháo chạy ra nước ngoài, một số ít rút vào rừng sâu tiếp tục kháng chiến và biến mất sau đó. Đa số c̣n lại chấp nhận sống dưới chế độ mới với tất cả những hệ lụy của phe bại trận. Thay v́ xây dựng một đồng thuận chung để cùng nhau xây dựng lại đất nước, chính quyền cộng sản đă ứng xử như một lực lượng chiếm đóng: tịch biên tài sản, cầm tù và đày đọa những người thua cuộc. Chỉ sau khi không chịu đựng nổi chính sách phân biệt đối xử của chính quyền cộng sản, hàng triệu người đă bằng mọi giá t́m đường vượt biên.

Khi ra được nước ngoài, phản ứng đầu tiên của những người tị nạn này là làm sống lại chế độ mà họ đă mất. Phản ứng này là lẽ thường t́nh v́ không ǵ sung sướng bằng được sống dưới chế độ mà ḿnh ưa thích. Nhưng ước muốn này không dừng ở đó, cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam thành thực muốn xây dựng lại chế độ miền Nam ngay tại nơi định cư, đặc biệt là tại Mỹ, nơi có đông người Việt tị nạn. Đầu tiên là tại Cali, sau đó là Texas, tại những nơi này khi vào khu phố Việt người ta có cảm tưởng như sống lại không khí Sài G̣n ngày trước với những tiệm ăn, cửa hàng, quán nước, âm nhạc và những con người của “một thời vàng son”, với những vinh quang cùng thói hư tật xấu.

Cái không b́nh thường là nếp sống này đến nay không hề thay đổi, tất cả những ǵ đă có từ 37 năm về trước ngày nay vẫn y như thế, từ lối suy nghĩ đến phong cách sống. Ai cũng biết phong cách này không thích hợp với nếp sống của quốc gia tiếp cư nhưng không ai buồn thay đổi. Đúng hơn là không dám thay đổi, v́ thay đổi là đánh mất chính ḿnh. Nội dung những bài viết sau ngày 30/4/1975 và những bài viết chống cộng hiện nay không có nhiều khác biệt, từ cách hành văn đến cách lư luận. Cá nhân hay hội đoàn nào có tư tưởng hay suy nghĩ trái ngược với những ǵ đă có từ 37 năm về trước sẽ rất khó được sống trong yên ổn với những đồng hương hoài cổ.

Cái không b́nh thường thứ hai là không ai đặt lại vấn đề tại sao mất nước. Câu hỏi này đáng lẽ phải được nêu ra ngay sau khi chính quyền miền Nam đầu hàng không điều kiện, khiến hàng triệu người phải bỏ nước ra đi và hàng trăm ngàn người khác bị giam trong các trại tù cải tạo. Nh́n lại những ǵ đă và đang diễn ra, những cựu viên chức lănh đạo Việt Nam Cộng Ḥa, dân sự cũng như quân sự, vẫn ung dung sinh sống không những b́nh thường mà c̣n sung túc hơn những đồng hương khác, v́ đă đem theo được tất cả những của cải quí. Những người này sống bên lề cộng đồng người Việt tị nạn, tương lai của Việt Nam không phải mối quan tâm hàng đầu của họ. Không những thế, tại nhiều nơi cộng đồng người Việt tị nạn c̣n hănh diện hay nhiệt liệt hoan nghênh mỗi khi có một cựu viên chức lănh đạo miền Nam cũ đến viếng thăm. Do đó có một cái ǵ giả dối khi nhắc tới ngày 30 tháng 4.

Cái không b́nh thường thứ ba là để duy tŕ chế độ Việt Nam Cộng Ḥa này tại hải ngoại, một khế ước bất thành văn được mọi người chấp nhân là trước khi bắt đầu một sinh hoạt nào, dù là văn hóa, xă hội hay từ thiện, mọi người phải đứng dậy hát quốc ca và chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Ḥa. Ai không thi hành th́ không được chấp nhận. Sự cưỡng chế này đă khiến nhiều cộng đồng không muốn gắn bó với danh xưng “người Việt”, như người Việt gốc Hoa và gốc Khmer chẳng hạn. Nhiều người c̣n không muốn nhắc tới hai chữ Việt Nam, nhiều người khác c̣n t́m cách thay tên đổi họ để tan biến vào xă hội cưu mang. Sự thật này tuy có đau buồn nhưng đó là trường hợp của những thành phần ưu tú của xă hội miền Nam cũ, những người đă từng lănh đạo đất nước.

Một cách không ngờ, hội chứng 30 tháng 4 trở thành hội chứng tị nạn cộng sản. Tại Hoa Kỳ, muốn được yên ổn làm ăn và được mọi người chấp nhận, khi ra đường phố phải biểu lộ tinh thần chống cộng thật cao, khi về nhà th́ muốn làm ǵ th́ làm, kể cả về Việt Nam khúm núm trước các viên chức hải quan và công an khu vực để khoe khoang sự sung túc với gia đ́nh và được ăn chơi thỏa thích. Nói chung, phải sống giả dối để được yên thân. Càng hung hăng chống cộng th́ càng dễ được chấp nhận.

Yếu tố chống cộng quá áp đảo trong các sinh hoạt khiến người ta quên đi những nạn nhân trực tiếp của cuộc vượt biển khổng lồ: những phụ nữ bị cướp biển Thái Lan trấn lột và hăm hiếp dă man. Những người may mắn đă chết ngay sau khi bị hăm hiếp, nhưng rất nhiều người khác đă sống sót và vẫn c̣n tồn tại cho tới ngày nay. Trong suốt 37 năm qua, nỗi đau của những phụ nữ này vẫn c̣n nguyên vẹn. Họ chỉ biết cất giấu nỗi đau và sự nhục nhă trong ḷng, không dám thổ lộ cùng ai v́ sợ tai tiếng không thể lập gia đ́nh nếu bị dư luận biết đến. Bao nhiêu người chống cộng hung hăng chia sẻ nỗi đau và sự tủi nhục của những phụ nữ này? Đă có ai chất vấn chính quyền Thái Lan về những tội ác này chưa?

Hội chứng 30 tháng 4 đă để lại nhiều di sản không b́nh thường trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhiều người cố t́nh biểu lộ tinh thần chống cộng cực đoan để che giấu sự sợ hăi chế độ cộng sản trong ḷng. Đó là trường hợp của những người vừa thoát khỏi những trại tù cộng sản theo chương tŕnh HO và đang bắt cả một cộng đồng làm con tin chỉ nhằm chứng minh ḿnh là nạn nhân của chế độ cộng sản.

Phân tâm một cuộc thất bại

Mỗi năm cứ đến dịp 30 tháng 4, cộng đồng người Việt hải ngoại đọc không biết bao nhiêu là bài viết kỷ niệm một thời vàng son và những bài học rút từ kinh nghiệm đau thương c̣n rỉ máu. Bài viết này… là một nhánh cây, tuy có khác lạ, nhưng cũng chỉ là một hành động góp củi về rừng trong khu rừng bài viết đó. Hội chứng 30 tháng 4 là chỗ đó. Có một cái ǵ không b́nh thường trong mỗi chúng ta. Tâm trạng của cộng đồng người Việt hải ngoại rất cần được phân tâm một cách đặc biệt, v́ mỗi chúng ta đều có liên quan.

Một hiện tượng rất dễ nhận thấy là, mặc dù đều là nạn nhân cộng sản sau ngày 30 tháng 4, phản ứng của cộng đồng người Việt tị nạn tại Bắc Mỹ, tại châu Âu và tại Úc rất là khác nhau. Tại Bắc Mỹ và tại Úc, hai vùng đất chưa có người Việt nào tị nạn trước đó, cộng đồng người Việt tị nạn dễ bị ảnh hưởng bởi những hứa hẹn phục quốc hay phục hận. Chỉ riêng tại châu Âu, mặc dù vẫn tổ chức kỷ niệm ngày 30 tháng 4, nhưng cộng đồng người Việt tị nạn tại đây thể hiện ôn ḥa hơn, v́ ngoài những người tị nạn chống lại chế độ cộng sản tại Việt Nam c̣n có rất nhiều người khác vẫn tiếp tục ủng hộ hoặc chịu hệ lụy hộ chiếu nhập cảnh của chế độ cộng sản. Nhưng cho dù tị nạn bất cứ tại nơi đâu, tâm lư của mỗi người Việt tị nạn cần được phân tích sâu rộng để được hiểu và t́m phương thức chữa trị.

Trước khi làm cuộc phân tâm (psychanalyse), trước hết phải xác định những thành phần mẫu: những người tị nạn ngay sau ngày 30/4/1975, những người tị nạn từ 1976 đến 1982, những người tị nạn từ 1983 đến 1993 và những người tị nạn sau 1994.

Đợt tị nạn đầu tiên, khoảng 150.000 người, là trước và ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả đều được định cư tại Bắc Mỹ, đông nhất là tại Hoa Kỳ. Tuổi trung b́nh của lớp người này hiện nay khoảng từ 60 đến 80 tuổi, đó những công chức và sĩ quan cao cấp của chính quyền miền Nam cũ. Với số tài sản mang theo, đa số đă xây dựng cho gia đ́nh và con cái một chỗ đứng xứng đáng trong xă hội tiếp cư. Từ sau ngày 30 tháng 4 oái oăm đó, phần lớn những công chức và sĩ quan cao cấp này sống trong im lặng và không tham gia vào bất cứ sinh hoạt nào của cộng đồng người Việt hải ngoại. Số người trong lứa tuổi này ngày nay thưa dần với thời gian. Thất bại 30 tháng 4 do chính họ tạo ra, do đó không ai muốn nhắc tới. Chỉ một số rất ít, v́ tuổi già cô đơn, thỉnh thoảng xuất hiện vào những dịp hội hè để được mọi người gọi tên với những chức vụ cũ, một số cụ già c̣n tham gia vào “chính phủ Nguyễn Hữu Chánh” để giải trí vào lúc hoàng hôn. Phân tâm những cựu công chức và sĩ quan cao cấp này không vinh quang ǵ cho cộng đồng người Việt v́ không ai c̣n quan tâm đến tương lai đất nước, một số c̣n muốn được về lại Việt Nam để được chôn cất sau khi chết già.

Đợt tị nạn thứ hai, qui mô và đông đảo nhất, là từ 1976 đến 1983. Phần lớn những người tị nạn trong đợt này là người Việt gốc Hoa, họ bị xua đuổi trước và sau cuộc xung đột Việt-Trung năm 1979. Con số được ước tính khoảng 800 000 người tại miền Nam và 200 000 tại miền Bắc mà phần lớn đi đường bộ vào các tỉnh Quảng Tây và Quảng Châu, chỉ một số ít dùng thuyền đi từ Hải Pḥng đến Hồng Kông, khoảng 80 000 người. Theo những số liệu thống kê của các cơ quan nhân đạo quốc tế, khoảng 200.000 người đă chết trên biển cả, phần lớn là người gốc Hoa v́ ch́m tàu. Đợt di tản này chấm dứt vào mốc năm 1983 khi Hồng Kông đóng cửa tất cả các trại tị nạn, v́ đă xảy ra những cuộc xung đột giữa những thuyền nhân miền Nam và miền Bắc trong các dịp kỷ niệm ngày quốc khánh. Người Hoa miền Bắc kỷ niệm ngày 2 tháng 9 trong khi người miền Nam làm lễ tuởng niệm ngày 30 tháng 4. Nếu cộng đồng người tị nạn gốc Hoa này được phân tâm một cách sâu sắc, người ta sẽ thấy một sự vô ơn đối với một đất nước đă từng cưu mang họ. Ngày nay không một người tị nạn gốc Hoa nào nhận họ là người Việt cả, tất cả đều là người Hoa và đất nước của họ là Trung Quốc hay Đài Loan. Ngược lại, họ sẵn sàng về lại quê quán cũ để làm ăn và trục lợi.

Trong khi đó tại miền Nam, một số gia đ́nh khá giả cũng như gia đ́nh những cựu viên chức và sĩ quan trung cấp c̣n lại đă dựa theo đợt di tản của người Hoa vượt biên đến các trại tị nạn tại Mă Lai và Indonesia, con số ước khoảng 100.000 người. Cũng trong đợt này, cuớp biển Thái Lan đă cướp bóc và hăm hiếp rất nhiều phụ nữ Việt Nam trên biển cả. Phân tâm những người tị nạn trong đợt này rất là cần thiết, v́ chính họ mới là nạn nhân trực tiếp của chế độ cộng sản: những người tị nạn chính trị. Thái độ của những người này đối với ngày 30 tháng 4 rất khó xác định: đối với một số người, 30 tháng 4 là một kỷ niệm buồn cần phải quên đi ; một số khác nhắc lại ngày này để không quên một vết thương chưa lành trong kư ức.

Đợt tị nạn thứ ba, tuy lẻ tẻ nhưng kéo dài từ 1984 đến ngày Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Việt Nam năm 1993. Con số được ước tính khoảng 50.000 người, phần lớn là những người có phương tiện để vượt biên: chủ tàu và những người mua bán băi để vượt biên. Sự thật đáng buồn là đa số những người này vượt biên v́ lư do kinh tế hơn là chính trị. Tin tức và h́nh ảnh thành công của những người tị nạn trước đó tại Bắc Mỹ và Úc đă là động cơ thúc đẩy họ tiếp tục vượt biên mặc dù các trại tị nạn đă đóng cửa, nhưng v́ lư do nhân đạo một số quốc gia vẫn nhận họ vào định cư. Vấn đề là ở chỗ đó. V́ không được cộng đồng người Việt tị nạn trước đó nh́n nhận họ là những người vượt biên v́ lư do chính trị, phản ứng của những người này trong các dịp kỷ niệm ngày 30 tháng 4 rất là hung hăng và cực đoan : tŕnh độ lư luận rất là thấp kém và ngôn từ sử dụng rất là tục tằn khi muốn chụp mũ những người không cùng chính kiến. Một điểm cần ghi nhận, v́ không phải là những người tị nạn chính trị chính thức, khi vừa được định cư là họ liền t́m cách về nước để khoe khoang tiền của. V́ không phải là nạn nhân của chế độ cộng sản, những người này trở thành miếng mồi ngon cho âm mưu lũng đoạn cộng đồng người Việt hải ngoại của chính quyền cộng sản. Phần lớn những người tị nạn trong đợt này đều có chân trong những tổ chức chống cộng cuội do t́nh báo cộng sản dựng lên. Phân tâm những người này khá giản dị: cho dù nhân phẩm của họ có được tôn trọng họ sẽ tiếp tục hợp tác với t́nh báo cộng sản để được về nước làm ăn hoặc ăn chơi.

Đợt tị nạn sau cùng là những người được Hoa Kỳ tiếp nhận trong chương tŕnh tị nạn nhân đạo (humanity order). Đây là những nạn nhân thực thụ của chế độ cộng sản, ngày nay phần lớn đều đă đứng tuồi, họ chấp nhận ra nước ngoài để con cái và gia đ́nh họ có cuộc sống xứng đáng hơn trong nước. Phân tâm những người này rất hữu ích, v́ họ vừa là nạn nhân của chế độ cộng sản vừa là nạn nhân của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa. Tâm trạng của những người này rất khó, vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ là một cách gián tiếp lên án những cấp lănh đạo Việt Nam Cộng Ḥa trước đó đă làm mất nước. Đa số những người này không dám lên án những cấp chỉ huy đă từng bỏ rơi họ, ngược lại họ hướng sự chống đối vào bất cứ người nào từ trong nước ra nước ngoài, từ viên chức chính quyền đến thành phần nghệ sĩ. Sự chống đối của họ chỉ nhằm xác nhận họ là nạn nhận của chế độ cộng sản mặc dù thủ phạm đầu tiên chính là những cấp chỉ huy của họ.

Sau cuộc phân tâm vội vă này, cộng đồng người Việt tại Bắc Mỹ và Úc tuy bề ngoài chống cộng hung hăng nhưng trong chiều sâu lại hời hợt. Trong suốt 37 năm qua, với gần hai triệu rưỡi người, phần lớn là những thành phần ưu tú của chế độ miền Nam cũ, không một người nào nỗi bật để làm điểm hội tụ cho cộng đồng người Việt tị nạn, dù trong sinh hoạt văn hóa, xă hội hay chính trị. Cá nhân từng người có thể rất tài giỏi, nhưng chưa đủ chín muồi để hợp tác với người khác trong một mục tiêu chung: xây dựng lại đất nước Việt Nam. Khuyết điểm duy nhất và cũng là chính yếu nhất của cộng đồng người Việt tị nạn là không dám nh́n nhận chế độ Việt Nam Cộng Ḥa đă chết. Nhiều người c̣n ngây ngô kêu gọi các giới chức cao cấp trong các chính quyền dân chủ địa phương nh́n nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của Việt Nam. Hội chứng 30 tháng 4 do đó sẽ c̣n tiếp tục, nó chỉ chấm dứt khi mọi người dám nh́n nhận sự thật này để xây dựng một tương lai mới cho cộng đồng.

Một yếu tố khác, tuy chỉ là thứ yếu nhưng đă góp phần không nhỏ trong việc kéo dài hội chứng 30 tháng 4, đó là những hội đoàn ái hữu cựu học sinh, sinh viên và đồng hương mỗi khi gặp lại nhau thường chỉ để nhắc lại một thời son trẻ bị đánh mất. Chế độ Việt Nam Cộng Ḥa đă chấm dứt một cách quá đột ngột khiến những người trong lứa tuổi thanh niên trong giai đoạn đó chưa thực hiện được những dự án của đời ḿnh, kể cả t́nh cảm. Nhắc lại ngày 30 tháng 4 là dịp để sống lại những giấc mơ bị tan vỡ với bạn bè và với người yêu. Thời vàng son của mỗi người h́nh như dừng lại trước ngày 30-4-1975. Rất ít ai trong lứa tuổi 55-65 hiện nay, nghĩa là 15-25 tuổi năm 1975, ưa thích những bản nhạc mới, tất cả chỉ muốn nghe lại những bản nhạc của một thời học sinh hay sinh viên của ḿnh.

Tinh thần hoài cố của cộng đồng người Việt hải ngoại có thể nói rất là huyền thoại, v́ không ai dám nh́n nhận Việt Nam Cộng Ḥa đă bại trận, một trang sử đă lật qua.

vuitoichat
04-22-2012, 15:24
Có xứng đáng với thất bại đó không?

Cho đến nay, cả thế giới chỉ nhỉn nhận chiến thắng của phe cộng sản và không hề nhắc tới thất bại của nhận dân miền Nam. Sự thật này không làm vừa ḷng một ai nhưng đó là một sự thật: chế độ Việt Nam Cộng Ḥa xứng đáng với thất bại 30 tháng 4.

Nhận định đầu tiên là Mỹ bỏ rơi chế độ Việt Nam Cộng Ḥa nhưng không bỏ rơi dân chúng miền Nam như nhiều người lầm tưởng, bằng chứng là cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ đông đảo nhất với hơn một triệu người sau 1975, ngày nay con số này đă tăng gấp ba. Người Mỹ can thiệp vào Việt Nam với một sứ mệnh đặc biệt: cô lập, bao vây và phân tán lực lượng quân sự Liên Xô, sứ mệnh đó đă hoàn tất sau 1972 khi tái lập được quan hệ với Bắc Kinh và tách Trung Quốc ra khỏi quỹ đạo Liên Xô. Quà tặng cho sự trở mặt này ít ai chú ư tới vào thời điểm đó là quần đảo Hoàng Sa. Hơn nữa kho đạn khổng lồ sản xuất sau thế chiến II đă có nơi trút bỏ, chiến trường Việt Nam đă là nơi thử nghiệm những loại vũ khí mới có tầm hủy diệt lớn trong mục đích đe dọa Liên Xô, số tiền hàng trăm tỷ USD mà Hoa Kỳ đổ vào Việt Nam là trị giá của kho vũ khí đó chứ không phải là số tiền họ giúp chế độ Việt Nam Cộng Ḥa tồn tại.

Nhận định thứ hai là chế độ Việt Nam Cộng Ḥa không được tôn vinh. Sách báo, tài liệu và phim ảnh nói về cuộc chiến Việt Nam và ngày 30/4/1975 do người nước ngoài thực hiện không hề vinh danh sự dũng cảm của quân đội và nhân dân miền Nam, người ta chỉ thấy quân đội Hoa Kỳ và quân đội cộng sản đụng độ trực tiếp với nhau và dân chúng miền Bắc dũng cảm chống trả những đợt dội bom của Mỹ. Khi nói về chế độ miền Nam, người ta chỉ nhắc đến những khía cạnh tiêu cực: tướng lănh bất tài, huênh hoang và tham nhũng, tệ nạn đĩ điếm tràn lan, trong khi dân chúng miền Nam chịu đựng nhiều gian khổ nhất: chạy nạn cộng sản, nhà cửa bị đốt phá, ám sát, khủng bố… nhưng không ai nhắc tới. Điều này cho thấy sự yếu kém về mặt tuyên truyền của chính quyền miền Nam, ngoài bộ phim “Chúng tôi muốn sống”, không có một có gắng đầu tư đáng kể nào để vinh danh quân đội và nhân dân miền Nam trước cuộc xâm lăng của phe cộng sản miền Bắc. Thêm vào đó, chính quyền miền Nam thiếu vắng một đội ngũ cán bộ chính trị có tầm vóc, các chương tŕnh huấn luyện cán bộ và sĩ quan chỉ đào tạo những cấp thừa hành chứ không phải những cấp lănh đạo. Cho dù là công chức cao cấp hay tướng lănh trong quân đội, tất cả chỉ là những người thừa hành. Do đó đối với người nước ngoài, kể cả Mỹ, chế độ miền Nam xứng đáng với thất bại 30 tháng 4 và lịch sử đă sang trang, sự thật này không thể đảo ngược. Sở dĩ các chính quyền phương Tây mở cửa đón nhận người tị nạn v́ họ không nhẫn tâm nh́n cảnh hàng triệu người liều mạng vượt biển trốn chạy chính sách phân biệt đối xử của chế độ cộng sản chứ không phải v́ muốn tái lập lại chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.

Nhận định thứ ba là Việt Nam Cộng Ḥa không c̣n nữa. Cộng đồng người Việt hải ngoại rất khó chấp nhận sự thật này v́ hội chứng 30 tháng 4 c̣n quá mạnh, những ư kiến hay sáng kiến ngoài khuôn khổ Việt Nam Cộng Ḥa đều bị phủ nhận. Ít ai biết rằng khi kư Hiệp định Paris 1972, số phận của miền Nam đă được định đoạt. Trong một trận bóng đá khi chỉ c̣n giao đấu trên một nửa sân th́ phe ở sân thi đấu chỉ có thể thua hoặc huề chứ không thể nào thắng được, đó là trường hợp Việt Nam Cộng Ḥa. Đó là chưa kể sự hơn hẳn về phương pháp đấu tranh của phe cộng sản trong chính trị, họ chuẩn bị người và phương tiện rất kỹ càng, tất cả các cơ quan đầu năo của chính quyền miền Nam đều bị xâm nhập bởi những cán bộ nằm vùng cộng sản. Cho tới nay t́nh trạng này vẫn không thay đổi, bất cứ một hành động hay chuẩn bị nào ở trong nước đều bị phá vỡ ngay từ trứng nước. Đấu tranh chính trị trong điều kiện hiện nay phải hiểu là đấu tranh t́nh báo, không ư thức được thực tế này th́ đừng dấn thân v́ chỉ gây thiệt hại cho những người ủng hộ. Một sự thật đau ḷng khác là các tổ chức đấu tranh có tên tuổi của người Việt hải ngoại đều bị xâm nhập. Nhiều người vẫn tin rằng những cá nhân hay tổ chức nào lớn tiếng chửi bới cộng sản là phe quốc gia.

Nhận định thứ tư là chính quyền cộng sản đang có kế hoạch nắm giữ và khống chế hệ thống truyền thông của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, đúng theo tinh thần Nghị quyết 36/CP. Một số đài phát thanh và đài truyền h́nh hiện nay đang bị xâm nhập và đang lần lượt nằm trong tay những người từ trong nước sang, lư do là họ nói thông thạo tiếng Việt hiện đại. Chiến dịch bôi nhọ những tờ báo có truyền thống chống cộng đang gặt hái được nhiều kết quả tốt. Quan sát kỹ những người chống cộng cực đoan, người ta sẽ thấy họ chỉ phản ứng mạnh mẽ trước bài viết gây đau đớn cho chế độ cộng sản. T́nh trạng này giống thời điểm từ năm 1972 khi miền Nam bắt buộc phải chấp nhận đá bóng trên phần đất nửa sân c̣n lại của ḿnh. Sự co cụm của cộng đồng người Việt tại hải ngoại đang là mồi ngon cho những chiến dịch đánh phá của cộng sản v́ sự khù khờ chủ quan của những vị lănh đạo cộng đồng: nh́n bạn hóa thù, nh́n thù hóa bạn.

Đă đến lúc cộng đồng người Việt tị nạn miền Nam can đảm làm lễ chôn cất ngày 30 tháng 4 trong kư ức. Khi 30 tháng 4 đă được yên mồ đẹp mả, cộng đồng người Việt hải ngoại mới thực sự vượt khỏi sự giam hăm của quá khứ và có thể tiến vào tương lai một cách hùng dũng. Quên là một quyết định rất khó nhưng bắt buộc, nếu muốn được giải thoát.

Nguyễn Văn Huy
Theo: Thông Luận

chu9chin
04-22-2012, 16:16
người Việt hải ngoại , nếu c̣n nghỉ đến 30/4 là ngày quốc hận là nghỉ đến hận thù chớ không phải nghỉ đến xây dựng quê hương đất nước Việt nam..

eaglevn
04-22-2012, 17:12
suy gẫm???

canhdieubay
04-22-2012, 19:18
cai dam cho duoc goi la vnch o cali , tui no ma buoc vo au chau ma lam nhbu cali chi co chet , an khong roi moi thang ngua tay de tui xa hoi my dua cho may tram dollars de song , khong biet nhuc ma con cu venh cai mat cho len

trong_do
04-23-2012, 02:53
Ngướ Việt ở nước ngoài tôi nhớ nhất là lượng yểm trợ kháng chiến ǵ đó.Đóng góp cho họ nhiều mà đến bây giờ cứ đến ngày 30-4 th́ mới biết ḿnh ngu.

lc_yeu_quy
04-23-2012, 03:37
Quên nhớ là quyền của mỗi người. Tại sao phải kêu gọi người Việt Hải Ngoại quên với nhớ. Tại sao không kêu gọi csvn dẹp bỏ ăn mừng "Sài G̣n giải phóng." (Nói giải phóng Sài G̣n nhưng tại sao thế Sài G̣n bằng xác thúi hcm? Nên gọi là thu tóm, xâm chiếm Sài G̣n đúng hơn. Đúng là lũ csvn lưu manh.)

Muốn xây dựng quê hương trước tiên phải dẹp bỏ csvn độc tài tham nhũng. Chúng là quốc nạn. Chúng là ung thư không thể chữa.

hagan
04-23-2012, 13:44
Ngày 30-4 có rất nhiều kỷ niệm khác nhau trong kư ức của mổi cá nhân. Con người có đạo đức căn bản th́ phải biết sống có đầu có duôi, phải có quá khứ và hiên tại.
Dưới chế độ VNCH không phải là tốt lành ǵ!! củng đầy tham quan ngạo tướng cho nên thua cho CSBV. Tuy nhiên chế độ này vẩn tốt hơn CS trăm lần.
Đừng đổ thừa cho Mỷ v́ khi ḿnh ḿnh "hát" lên điệp khúc này th́ ḿnh chẳng khác ǵ một đứa con nít bất tài vô dụng. Quê hương của ai?? đất nước của ai?? và dân tộc của ai?? mà lại đổ thừa cho Mỷ????
Ngày 30-4 phải được nghi nhớ và không bao giờ quên v́...
Các con cháu người Việt yêu tự do sống trên nhửng nước tự do phỉa nhớ ngày này, ngày mà ông bà cha mẹ đả hy sinh tính mạng ra đi t́m tự do và tương lai cho ḿnh.

Phải nhớ ngày này là ngày đánh dấu cho gần trăm triệu dân Việt phải sống và đang sống trong địa ngục trần gian

Các cựu sỉ quan VNCH phải nhớ ngày này để ăn năn hối lổi với đất nước VN để học hỏi rút kinh nghiệm và củng để tỏ ḷng biết ơn, tạ lổi và tôn trọng nhửng người lính "quèn" của QLVNCH đả hy sinh đổ máu cho quê hương thật sự

Hảy bỏ đi nhửng buổi họp mặt sỷ quang này hay binh chủng nọ mà bỏ rơi những 'binh nhất, binh nh́" đẫ đổ máu ngoài xa trường khi các ông ngồi trong văn pḥng hay bộ chỉ huy uống rượu tây tán dóc.

Hảy ghi nhớ ngày này rồi kể lại lịch sủ này cho con cháu ngày sau biết rỏ một cách trung thực

Có nhiều người cho rằng ở hải ngoại chỉ đấu tranh bằng mồm, tui th́ nghỉ rằng có c̣n hơn không, nhơm nhúng và duy tŕ chut lử nho bên đóng tro tàn vẩn có hy vọng một ngày nó sẻ trở thành bảo lửa chứ đẻ nó tắt đi rồi th́ kể như xong!!!

Viết chút ư nghỉ riêng tư này lên đây là biết rằng sẻ bị "ném đá" nhưng sản sàng chấp nhận thôi

chu9chin
04-23-2012, 14:22
Muốn tiêu diệt bạo tàn Cộng sản , người dân chúng ta phải biết đoàn kết . Người Việt hải ngoại có quá nhiều Đảng , nhiều hội đoàn riêng ... Lợi dụng ḷng yêu nước , yêu quê hương để làm lợi cho riêng ḿnh .... Xin lổi nếu đụng chạm đến những ai thật ḷng cống hiến bản thân ḿnh cho đất nước . Mỗi năm đến ngày 30/4... Tôi cố gắng để quên hận thù và mong người dân trong nước đạp đổ bạo tàn Cộng sản..... Chỉ sợ hết bạo tàn Cộng sản rồi sẻ đến tranh giành quyền lực... Kết quả thiệt thoài vẩn là nhân dân

lc_yeu_quy
04-23-2012, 15:13
Chỉ sợ hết bạo tàn Cộng sản rồi sẻ đến tranh giành quyền lực... Kết quả thiệt thoài vẩn là nhân dân

Đảng nào cũng được, ngay cả đảng cs miễn chúng không độc tài, đứng trên pháp luật. Cái chính là được tự do phát biểu, hội họp, tự do báo chí truyền thông. (Người đưa tin, làm báo có thể bị phạt hành chính nhưng không thể bi bỏ tù hay xử v́ chính trị.) Cái chính là người dân được lựa chọn cái chính đảng, bầu ra người ḿnh muốn. Sự lựa chọn có thể lầm lẫn nhưng cơ hội vẫn c̣n đó ở nhiệm kỳ tới. Tất cả không bị kiểm duyệt hay chỉ định bởi Mặt Trận Tổ Quốc của đảng csvn độc tài. Nói tóm lại tự do, dân chủ, nhân quyền là chính, đảng phái chỉ là phụ.

Đảng phái nhiều th́ có nhiều cạnh tranh. Lúc đó người dân mới biết ai giỏi, ai tài trong tranh luận cho bầu cử. Dưới chế độ cs không có vận động, tranh luận, ứng cử. Nói chung không có bầu cử.