PDA

View Full Version : Ông lang Chọi và bộ sưu tập hàng ngh́n tượng phồn thực


vuitoichat
04-22-2012, 17:01
GiadinhNet - Đến phường Tiền An, TP Bắc Ninh hỏi nhà ông lang Chọi, chẳng mấy người không biết.

Ngoài nghề bốc thuốc Nam gia truyền, ông c̣n được mệnh danh là "nhà Kiều học" hay "Bảo đồ cổ". Là chủ hiệu thuốc Đông y có tiếng (hiệu lang Chọi) nhưng ông Nguyễn Khắc Bảo ở khu phố Ngói, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh lúc nào cũng nhận ḿnh "vô sản" bởi hơn chục năm nay, hễ kiếm được đồng nào là ông lại đem "nướng" hết vào việc "chơi Kiều" và sưu tầm cổ vật. Hiện ông đang sở hữu hàng ngh́n hiện vật quư giá "độc nhất vô nhị" trong đó có hơn 2.000 bức tượng bằng đất nung mang đậm tín ngưỡng phồn thực.

http://giadinh.vcmedia.vn/6JDnYG1u7Ulo8W6LkDM8 7YS4rtW4P7/Image/2012/04/24a_d7e1c.jpg
Ông Nguyễn Khắc Bảo hiện đang sở hữu hàng ngh́n hiện vật quư.

Thú vui lạ của ông lang mê Kiều

Bao nhiêu năm sưu tầm, cóp nhặt cổ vật với tinh thần "kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ", dù có lúc phải chi tiêu sinh hoạt tằn tiện nhưng đến nay ông Nguyễn Khắc Bảo đă có một số "vốn" kha khá để có thể tự tin "nói chuyện" trong giới đồ cổ. Và điều mà bấy lâu nay ông vẫn mong mỏi là xây dựng được một gian pḥng rộng răi đủ để trưng bày toàn bộ những những hiện vật quư giá, độc đáo của ḿnh cho mọi người được thưởng lăm.

Đến phường Tiền An, TP Bắc Ninh hỏi nhà ông lang Chọi, chẳng mấy người không biết. Ngoài nghề bốc thuốc Nam gia truyền, ông c̣n được mệnh danh là "nhà Kiều học" hay "Bảo đồ cổ".

Bên tách trà nóng, ông Bảo thủng thẳng kể cho chúng tôi: "Cuộc đời tôi có nhiều ngă rẽ, nhưng điều đó không làm tôi phải hổ thẹn, bởi các cụ xưa bảo "làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh ǵ với núi sông". Với tôi cái danh nghề giáo đă bị gián đoạn từ năm 42 tuổi, khi đó đang là giáo viên dạy Toán (tại trường Trung cấp Sư phạm Hà Bắc - cũ) tôi phải nghỉ v́ mất sức và nối nghiệp bốc thuốc gia truyền của gia đ́nh".

Ngă rẽ tiếp theo, ông Bảo nói là nhờ làm nghề thuốc mà ông học được nhiều chữ Hán - Nôm từ cha ḿnh. Trong một lần đọc cuốn Truyện Kiều bằng chữ Nôm thấy nhiều điểm khác biệt so với Truyền Kiều vẫn được giảng dạy trong nhà trường nên gần hai chục năm qua ông quyết tâm t́m ṭi, nghiên cứu, phát hiện và lư giải ra những điểm sai hoặc chưa phù hợp của một số bản dịch Truyền Kiều đang được lưu hành phổ biến. "Vậy là từ một thầy giáo dạy Toán tôi trở thành thầy lang, rồi lại "dính" vào nghiệp văn chương, chữ nghĩa khi mê mẩn Truyện Kiều. Năm 2011, tôi được bầu là Phó chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam- Đó cũng là một ngă rẽ nữa trong đời"...

Khoảng 10 năm nay ông lại có thêm cái thú t́m kiếm, sưu tầm đồ cổ. Thú vui này như một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với ông lang Bảo. Ông lặn lội về các vùng quê để "tha" về những thứ mà theo một số người đó chỉ là "đồ bỏ đi". Hễ nghe tin ở đâu có người muốn bán đồ cổ là ông gác lại mọi việc để "lên đường" và khi trở về th́ "tay xách nách mang". Ông cho biết: "Không phải ai có tiền cũng có thể chơi cổ vật, bởi ngoài việc đam mê th́ c̣n phải am hiểu đồng thời không ngừng trau dồi kỹ năng giám định cổ vật. Những tay chơi "non" nghề rất dễ bị mua phải đồ dởm".

http://giadinh.vcmedia.vn/6JDnYG1u7Ulo8W6LkDM8 7YS4rtW4P7/Image/2012/04/24b_dada5.jpg
Bộ sưu tập hơn 2.000 bức tượng đất nung mang đậm tín ngưỡng rất nổi tiếng trong giới sưu tập đồ cổ.

http://giadinh.vcmedia.vn/6JDnYG1u7Ulo8W6LkDM8 7YS4rtW4P7/Image/2012/04/24c_caf9d.jpg
Nhiều nhà khảo cổ học đánh giá: Có thể đây là những bức tượng phản ánh thời “ăn lông ở lỗ” của người Việt cổ. Ảnh: PV

Độc nhất vô nhị kho cổ vật khỏa thân

Căn nhà của ông Nguyễn Khắc Bảo rộng chừng 50m2 được dành phần lớn diện tích để bày đặt cổ vật. Từ bàn thờ, bàn làm việc cho đến cầu thang, hành lang, nhà kho, pḥng ngủ... đâu cũng thấy cổ vật.

Tôi mê mải ngắm bức phù điêu "Trúc lâm thất hiền" được thếp vàng mà ông Bảo vừa mua với giá hơn 40 triệu đồng từ một người bạn. Biết tôi quan tâm nhiều đến những cổ vật đó, ông tiếp lời "Nói về đồ cổ, tôi không dám so sánh ḿnh với cụ Vương Hồng Sển nhưng tôi tự thấy giữa ḿnh và cụ có điểm chung là khi đă ưng ư một món đồ nào th́ dù có đắt đến mấy, dẫu có phải dốc sạch túi vẫn gắng xoay sở để mua cho kỳ được, nếu không th́ mất ăn, mất ngủ"...

http://giadinh.vcmedia.vn/6JDnYG1u7Ulo8W6LkDM8 7YS4rtW4P7/Image/2012/04/24d_6a3fc.jpg
Ông Bảo rất tự hào với bộ sưu tập độc đáo của ḿnh.

Rồi ông dẫn tôi lên gác 2, thăm "kho báu" với hơn 2.000 bức tượng thể hiện rơ "sinh-thực-khí" (kiểu tín ngưỡng phồn thực) mà theo ông có niên đại tới ngàn năm?! Vén tấm vải che phía trên, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước hàng ngh́n bức tượng đất nung đặt tạm bợ trên gần chục chiếc kệ gỗ, bụi phủ bởi một lớp dầy. Tất cả đều có h́nh thù kỳ quặc, chẳng cái nào giống cái nào, đa phần là tượng người, một số tượng thú như cá, cóc, rắn, thằn lằn, vượn, khỉ, chó... Kích thước các bức tượng đều từ 20-30cm với nhiều phong cách, h́nh thù, tư thế và biểu đạt cảm xúc. Mọi thứ đều trần trụi, thô mộc bởi toàn là tượng khỏa thân.

Người xưa đă cố ư "phơi bầy" để lột tả rơ nét các bộ phận sinh dục của nam, nữ theo kiểu hoang dă, tự nhiên, cùng với lối tạo tác cách điệu và ước lệ, không tuân thủ theo những quy chuẩn, tỷ lệ kích thước, các bộ phận trên cơ thể người thường dị biệt, khác thường như: mắt lồi, mắt sâu hoắm, đầu to, chân tay dài hơn người...

Chỉ vào bức tượng hai người đang "yêu" nhau, ông Bảo nháy mắt lém lỉnh: "Anh thấy chưa? "Các cụ" nhà ta thật hồn nhiên, nghộ nghĩnh, thuần khiết mà không hề thô tục. Có nhiều giả thuyết của giới chuyên môn đưa ra nhưng tôi đồng t́nh với quan điểm là: Tượng đó khắc họa h́nh người Việt cổ và có niên đại từ rất sớm, ít nhất cũng là trước thời Lư, lúc mà đạo Nho chưa ảnh hưởng mạnh nên quan niệm xă hội về tín ngưỡng phồn thực vẫn cởi mở và thoáng hơn".

http://giadinh.vcmedia.vn/6JDnYG1u7Ulo8W6LkDM8 7YS4rtW4P7/Image/2012/04/24e_e2b99.jpg
Một bức tượng trong bộ sưu tập tượng đất nung của ông Bảo.

PGS.TS Trịnh Cao Tưởng - Viện Khảo cổ học, trong một lần về đây xem những bức tượng này đă khẳng định: Trong cuộc đời, đây là lần đầu tiên ông gặp những pho tượng kỳ lạ như thế! Ông cũng đưa ra phán đoán rằng: Có thể đây là những bức tượng phản ánh thời kỳ "ăn lông ở lỗ" của người Việt cổ?

Truy t́m lai lịch những bức tượng phồn thực trên được biết, đa số do người dân ở mạn Thủy Nguyên (Hải Pḥng), Cẩm Giàng, Kinh Môn, Chí Linh (Hải Dương) đào được trong khi làm nhà, đào đất làm ḷ gạch. Họ đào được chúng th́ mang bán hoặc đổi lấy thuốc chữa bệnh. Không bỏ lỡ cơ hội, ông Bảo đă mua lại theo kiểu "vơ" được như bó rau, củ khoai với giá rất rẻ, từ vài chục đến vài trăm ngh́n cả "mớ". Biết ông thích cổ vật mọi người truyền tai nhau hễ cứ đào được món đồ nào từ chum vại, bát đĩa, tiền cổ cho đến hoành phi, câu đối, sập gụ... họ đều mang đến đây bán.

Kim Sa

Minhrau
04-22-2012, 20:59
thanhs