PDA

View Full Version : Tây Ban Nha sẽ khiến bàn cờ domino châu Âu đổ sụp?


johnnydan9
04-28-2012, 17:38
Theo quyết định hạ mức xếp hạng này, tín nhiệm nợ dài hạn của Tây Ban Nha đă giảm từ A xuống c̣n BBB+. Cùng với đó, tín nhiệm nợ ngắn hạn bị đánh giảm từ mức A1 xuống A2.


Hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha đang lâm vào khủng hoảng tín dụng. Cuộc khủng hoảng này được cho là sẽ càng làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của “xứ sở ḅ tót”. Nó không chỉ làm đau đầu các nhà lănh đạo Madrid mà c̣n khiến cả châu Âu lo ngại.

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng Standard & Poor's (S&P) đă quyết định hạ bậc xếp hạng của Tây Ban Nha. Lư do mà S&P đưa ra là t́nh h́nh ngân sách của Tây Ban Nha đang xấu đi và hệ thống ngân hàng của nước này cần được hỗ trợ nếu không sẽ thực sự lâm nguy. Hiện tại, các khoản nợ xấu ngân hàng tại nước này đă lên mức cao nhất gần hai thập kỉ và được coi là mối nguy lớn nhất đối với nền kinh tế Tây Ban Nha.

http://plxh.vcmedia.vn/3NCUx6SWmxMOl0W3fVRq KDA4wvoAn/Image/2012/04/He-thong-ngan-hang-Tay-Ban-Nha-dang-lam-vao-khung-hoan-tin-dung-tram-trong_12d76.JPG

Hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ảnh: TL



Theo quyết định hạ mức xếp hạng này, tín nhiệm nợ dài hạn của Tây Ban Nha đă giảm từ A xuống c̣n BBB+. Cùng với đó, tín nhiệm nợ ngắn hạn bị đánh giảm từ mức A1 xuống A2. Viễn cảnh kinh tế của Tây Ban Nha cũng bị nh́n nhận là tiêu cực, đặc biệt là t́nh h́nh ngân sách đang xấu đi do tăng trưởng kinh tế giảm. S&P cho rằng những yếu tố này đang khiến cho cuộc khủng hoảng nợ công của Tây Ban Nha vốn đă xấu sẽ càng thêm trầm trọng. Do vậy, Tây Ban Nha có thể sẽ tiếp tục bị hạ bậc tín nhiệm tín dụng trong tương lai.

Những tin tức từ Madrid đang khiến cả châu Âu lo ngại. Truyền thông Đức đưa tin Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và nhiều quốc gia trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể sẽ đưa ra những thay đổi chính sách để các thể chế tài chính (các ngân hàng, có thể vay tiền trực tiếp từ quỹ hỗ trợ.

Khi mới thành lập, Quỹ cứu trợ của châu Âu có một quy tắc là không sử dụng tiền trong quỹ này để hỗ trợ trực tiếp cho các ngân hàng. Tuy nhiên, dường như rất nhiều nước châu Âu cũng như ECB đang t́m cách thay đổi quy định này để tránh xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực. Theo đó, các ngân hàng, chứ không chỉ là các quốc gia, có thể tiếp cận quỹ cứu trợ trong trường hợp rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Mặc dù không nêu tên cụ thể, nhưng theo truyền thông Đức, kế hoạch này được cho là nhằm vào Tây Ban Nha, quốc gia hiện đang có rất nhiều ngân hàng cần đến hỗ trợ tài chính.

Hiện một nhóm chuyên viên đến từ các nước Eurozone đang t́m cách thúc đẩy để chính sách này có thể được thực thi. Trong ṿng hai tuần tới, nhóm chuyên viên này sẽ cân nhắc biện pháp để các ngân hàng có thể tiếp cận trực tiếp với Quỹ B́nh ổn Châu Âu. Tuy nhiên, đây không phải là một kế hoạch đạt được sự đồng thuận từ tất cả các nước Eurozone. Cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble đă thẳng thừng lên tiếng phản đối kế hoạch cho phép các ngân hàng được tiếp cận với nguồn tài chính của Quỹ B́nh ổn châu Âu. Chính phủ các nước Hà Lan, Áo và Phần Lan cũng cùng chung quan điểm phản đối này.

Như vậy, trong hai tuần tới và có thể là lâu hơn sẽ là khoảng thời gian đau đầu của lănh đạo các nước châu Âu trong việc t́m ra một phương thuốc hữu hiệu cứu chữa cho khủng hoảng tài chính tại các nước thành viên, mà trước mắt là khủng hoảng tín dụng tại Tây Ban Nha. Nếu không cứu văn được t́nh h́nh, khủng hoảng tại Tây Ban Nha có thể sẽ lan sang nhiều nước khác trong khu vực.


Hoàng Hà