Log in

View Full Version : Trung Quốc và Mỹ: Nước nào sẽ làm chủ thế kỷ 21?


vuitoichat
05-02-2012, 17:07
(Petrotimes) - Chúng ta đang ngày càng trở nên quen thuộc với việc có nhiều bài báo tung hô sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc và cũng dần làm quen với sự suy yếu của Mỹ. Vậy nước nào sẽ đóng vai tṛ thống trị trong thế kỷ 21?

Kịch bản thứ 1

Trong khi Mỹ chỉ mới bắt đầu phục hồi từ cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong gần 80 năm qua th́ Trung Quốc nhẹ nhàng vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu mà gần như không phải hứng chịu bất kỳ thiệt hại ǵ lớn.

Theo dự báo mới đây nhất của Chính phủ Trung Quốc, GDP nước này tăng 7,5% trong năm 2012 nhưng con số này vẫn cao hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng của Mỹ. Tuy kinh tế Mỹ bắt đầu có sự phục hồi nhưng đám mây đen hậu khủng hoảng vẫn đang phủ bóng lên nền kinh tế.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Trung Quốc sẽ không mất quá nhiều thời gian để vượt qua quy mô khổng lồ của nền kinh tế Mỹ. Sự xoay chiều về địa vị kinh tế sẽ dẫn đến sự đảo chiều của về địa vị chính trị, bởi v́ khi đó Trung Quốc sẽ thực sự đảm nhận vai tṛ đầu tầu trên trường quốc tế.

Theo như cách nh́n nhận này th́ thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Trung Quốc.

Kịch bản thứ 2

Một kịch bản khác được đưa ra là Mỹ đă hoàn toàn sẵn sàng cho phục hồi kinh tế và kinh tế Trung Quốc ở thời điểm hiện tại gần như tăng trưởng tới mức trần. Theo cách nh́n này, mô h́nh tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Trung Quốc với sự hỗ trợ chủ yếu từ lao động rẻ sẽ chấm dứt.

http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2012/04/Th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m-M%E1%BB%B9-%C4%91ang-d%E1%BA%A7n-ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-sau-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng.jpg?a2 3879
Thị trường việc làm Mỹ đang dần phục hồi sau khủng hoảng

Ngay tại nội địa, các công ty Trung Quốc đối diện nhiều hơn với áp lực phải trả lương cao hơn cho công nhân. Các công ty nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc cũng phải nỗ lực để nâng mức lương và điều kiện làm việc cho công nhân tại các khu công nghiệp ở Trung Quốc. Bởi vậy, giá lao động sẽ tăng kéo theo chi phí sản xuất tăng dẫn tới hậu quả tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc giảm.

Dấu hiệu khởi đầu cho quá tŕnh này chính là hiện tượng thương mại Trung Quốc thâm hụt lần đầu vào tháng 2 vừa qua. Theo công bố gần đây của Tổng cục Hải quan Trung Quốc th́ mức thâm hụt thương mại của nước này vào tháng 2/2012 ở mức 31,5 tỷ USD, đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 1989.

Nếu kinh tế Trung Quốc diễn ra theo kịch bản thứ 2 th́ sự thâm hụt này không phải là một hiện tượng bất thường mà nó sẽ là khởi đầu của một quá tŕnh, thời kỳ bùng nổ của kinh tế đă chấm dứt và thay vào đó là sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế Mỹ.

Thách thức phía trước với mỗi nước

Thúc đẩy chi tiêu hộ gia đ́nh ở Trung Quốc được cho là lựa chọn thay thế cho việc giảm xuất khẩu, nhưng một điều chắc chắn là thói quen chi tiêu của người dân Trung Quốc có sự thay đổi rất chậm. Tiêu dùng của người dân Trung Quốc hiện tại giảm sút do sự suy yếu của thị trường bất động sản, điều này được tiên đoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty xây dựng nhà nước, các chính quyền địa phương và các ngân hàng.

Trung Quốc có thể phải cần tới may mắn để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay nhưng thực sự vẫn c̣n nhiều khó khăn phía trước.

http://www.petrotimes.vn/wp-content/uploads/2012/04/C%C3%A1c-nh%C3%A0-m%C3%A1y-l%E1%BA%AFp-r%C3%A1p-c%E1%BB%A7a-Apple-t%E1%BA%A1i-Trung-qu%E1%BB%91c-ph%E1%BA%A3i-%C4%91%E1%BB%91i-m%E1%BA%B7t-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87c-chi-tr%E1%BA%A3-l%C6%B0%C6%A1ng-cao-h%C6%A1n-cho-c%C3%B4ng-.jpg?a23879
Các nhà máy lắp ráp của Apple tại Trung quốc phải đối mặt với việc chi trả lương cao hơn cho công

Tăng trưởng Trung Quốc có thể chậm lại nhưng Bắc Kinh c̣n nhiều động lực và nhiều biện pháp vĩ mô để thúc đẩy kinh tế – từ hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng cho đến tăng chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng – để ngăn chặn tăng trưởng kinh tế quá chậm. Giá lao động có thể tăng ở khu công nghiệp ven bờ biển nhưng ở sâu trong nội địa, giá lao đông Trung Quốc vẫn rất rẻ.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhưng ổn định, các nhà sản xuất Trung Quốc hướng tới sản xuất các hàng hóa có hàm lượng trí tuệ cao hơn như tua-bin gió và pin năng lượng mặt trời, các sản phẩm này dựa trên công nhân tay nghề cao với tŕnh độ tiên tiến, không chỉ đơn thuần là giá lao động thấp.

Trong khi tại Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng việc làm có nhiều dấu hiệu tích cực khi liên tục tăng trong các tháng gần đây (sự chững lại bất ngờ vào đầu tháng 4 không ảnh hưởng tới quá tŕnh này). Cục Phân tích Kinh tế của Mỹ báo cáo Tổng thu nhập quốc dân (GDI) của nước này tăng trưởng ấn tượng ở mức 4,4% trong Quư 4/2011.

Ngành sản xuất ở Mỹ đă hồi phục trở lại. Các doanh nghiệp Mỹ coi suy thoái như cơ hội để sắp xếp lại việc vận hành và thúc đẩy tăng sản lượng. Ngành công nghiệp xe hơi, 3 năm trước đứng trên bờ vực của sự phá sản th́ hiện tại đă bắt kịp được với nhu cầu của thị trường.

Mỹ cũng đang đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng máy tính và trí tuệ nhân tạo c̣n Trung Quốc hiện tại vẫn chưa có nhiều bước tiến nào trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

Tuy nhiên, sự phục hồi của Mỹ có vẻ là ổn định nhưng vẫn chưa hoàn toàn vững chắc. Không ai có thể tin rằng Mỹ có thể tăng trưởng 4,4% vào Quư 4/2011, điều này chủ yếu là do tích lũy tài sản lưu động. Cùng với đó, giá nhà ở Mỹ vẫn ở mức thấp, gây tâm lư hoang mang cho khách hàng.

Cải tiến công nghệ cao đồng nghĩa với lợi nhuận cao cho các công ty sản xuất, nhưng có ít bằng chứng các công nghệ này thúc đẩy đa dạng sản xuất kinh tế hoặc tạo thêm việc làm.Có lẽ điều gây lo ngại thêm với Mỹ là nhiệm kỳ chính trị chỉ kéo dài 4 năm gây khó khăn cho Mỹ giải quyết các thách thức tài chính trung hạn.

Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những khó khăn để phát triển kinh tế bền vững và Mỹ cũng đă bắt đầu đạt được những thành tựu kinh tế tích cực sau hơn 3 năm rơi vào suy thoái. Nhưng không có điều ǵ thay đổi được thực tế rằng Trung Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ và thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung Quốc là điều hoàn toàn khả thi.

Khôi Nguyên