Log in

View Full Version : Băo khủng hoảng cuối cùng đă tràn đến Đức?


jojolotus
05-04-2012, 02:11
Thông tin tỷ lệ thất nghiệp tháng 4 của Đức bất ngờ tăng có thể có những tác động to lớn với phần c̣n lại của châu Âu.



Ủng hộ chính sách thắt chặt tài khóa là điểm mạnh của nền kinh tế Đức. Nước này cũng chứng tỏ thể trạng mạnh khỏe qua việc thực hiện thắt lưng buộc bụng. Nếu kinh tế Đức suy yếu, sẽ có hai hiệu ứng trái ngược nhau. T́nh h́nh kinh tế của các nước c̣n lại sẽ xấu đi do nhu cầu của nước Đức đối với các sản phẩm của họ sụt giảm. Nhưng, cũng có thể điều này lại thôi thúc các nước c̣n lại thực hiện kích thích tăng trưởng.

Thực tế, Đức không thực hiện thắt chặt tài khóa như điều nước này đang hối thúc các nước khác thực hiện. Theo Steven Kyle , chuyên gia kinh tế tại đại học Cornell, nguyên nhân là tăng trưởng kinh tế đă đủ mạnh để có thể tạo ra mức doanh thu thuế có thể cân bằng ngân sách. “Điều thú vị là liệu Đức có áp dụng liều thuốc thắt chặt chi tiêu – điều mà trước đó Đức đă hối thúc tất cả các nước khác thực hiện hay không. Nếu làm như vậy, kinh tế Đức sẽ suy giảm”, ông Kyle cho biết thêm.

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 6,8% - thấp nhất trong 2 thập kỷ. Tuy nhiên, số người thất nghiệp đột ngột tăng thêm 19.000 người trong tháng 4 trong khi các chuyên gia dự đoán số người thất nghiệp phải giảm 10.000 người.

Theo Raimund Becker, thành viên Hội đồng quản trị của Cơ quan Lao động Liên bang Đức, do ảnh hưởng của khủng hoảng, các công ty đang lưỡng lự trong việc thuê thêm nhân công mặc dù có nhu cầu.

Tăng trưởng kinh tế của Đức dựa nhiều vào xuất khẩu, do đó không thể tiếp tục vững mạnh nếu như khủng hoảng ở các nước khác khiến nhu cầu về hàng hóa của Đức suy giảm.

Việc xuất khẩu các sản phẩm đầu tư, nhất là các loại máy công cụ, là một trong những trụ cột của mô h́nh kinh tế Đức. Do đó, t́nh h́nh khó khăn của các nhà sản xuất ở Nam Âu đang khiến cho xuất khẩu của Đức suy giảm đáng kể.

Nền kinh tế Đức đă thu hẹp khoảng 0,2% trong quư IV/2011 mặc dù tăng trưởng vững chắc 3% trong cả năm. Chính

phủ nước này dự báo tăng trưởng trong năm 2012 sẽ chỉ đạt 0,7%, do lo ngại sản xuất của châu Âu cũng như thương mại toàn cầu suy yếu.

Theo báo cáo chỉ số quản lư sức mua (PMI) được Markit Economics công bố hôm qua (2/5), cùng với đà suy giảm của toàn châu Âu, sản xuất ở Đức cũng bị thu hẹp. Chỉ số PMI của Đức giảm từ mức 48,8 của tháng 3 xuống mức 46,2.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, chỉ số PMI và tỷ lệ thất nghiệp của Đức cho thấy là nền kinh tế số một châu Âu không tránh khỏi những hậu quả của khủng hoảng và cuộc khủng hoảng nợ công là rủi ro chính đối với nền kinh Đức.

Anh Thư
Theo TTVN/Businessweek