PDA

View Full Version : Thất thoát trong DN có trách nhiệm của các Bộ và Chính phủ


saigon75
06-15-2012, 14:13
Trả lời chất vấn của các đại biểu về trách nhiệm của các Bộ trong việc thất thoát tài sản trong các DN nhà nước sáng 15/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, bất kỳ một tổn thất nào của nhà nước, nhân dân cũng có trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ.

<table style="width: 200px" class="wysiwyg_dashes" align="center"><tbody><tr class="wysiwyg_dashes_tr" valign="top"><td class="wysiwyg_dashes_td">http://cms.infonet.vn/Images/Images/456/t456814.jpg</td></tr><tr class="wysiwyg_dashes_tr" valign="top"><td class="wysiwyg_dashes_td">Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc</td></tr></tbody></table>Mở đầu phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ phát biểu làm rơ thêm một số vấn đề về điều hành kế hoạch kinh tế-xă hội năm 2012. Tiếp đó, Phó Thủ tướng trực tiếp trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội.

ĐB Nguyễn Văn Tuyết, đoàn Bà Rịa Vũng Tàu đặt câu hỏi, tăng trưởng kinh tế nâng cao sức cạnh tranh, c̣n các vấn đề văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân th́ sao?

ĐB Nguyễn Bá Thuyền, đoàn Lâm Đồng đề cập đến t́nh trạng một cửa c̣n nhiều cổng kềnh. Nạn tham nhũng c̣n tồn tại, gây bất b́nh trong dư luận như Vinashin, Vinanlines, vậy trách nhiệm của Chính phủ như thế nào?

ĐB Phan Tất Thắng, đoàn Vĩnh Long chia sẻ về những khó khăn trong bối cảnh kinh tế hiện nay, theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đă bước qua khó khăn chưa? Các vấn đề cần quan tâm trong điều hành của Chính phủ để ngăn chặn lạm phát thời gian tới là ǵ?

ĐB Trần Thị Quốc Khánh, đoàn Hà Nội nêu hai nội dung chất vấn: đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, đề nghị Phó Thủ tướng cho biết việc thực hiện đề án đă chắc chắn chưa mà trong đề án lại nêu nhiều “có thể” như vậy? Nếu không thực hiện được th́ trách nhiệm của Chính phủ ở đâu?

ĐB Lê Quang Hiệp, đoàn Thanh Hóa cũng nêu hai vấn đề: thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng cũng gây ra những hệ lụy tiêu cực, Chính phủ có giải pháp ǵ để đảm bảo tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng? Chúng ta có liên kết bốn nhà nhưng đời sống nhân dân vẫn khó khăn, Chính phủ có giải pháp ǵ để liên kết bốn nhà đạt hiệu quả cao.

ĐB Trần Du Lịch, đoàn TPHCM chất vấn, từ khi xảy ra vụ Vinashin, cần tăng tính công khai minh bạch trong hoạt động. Thủ tướng phải buộc một số DN công khai thông tin như thị trường chứng khoán. Trước đă đề cập tại sao chúng ta chưa làm? Vấn đề nợ xấu ngân hàng, dư luận cho rằng có t́nh trạng các tập đoàn vay, có hay không? Vấn đề thu phí phương tiện cơ giới đường bộ có phù hợp về tính pháp lư trong Nghị định 18 về Quỹ bảo tŕ đường bộ không? Thu phí th́ bỏ trạm thu phí th́ có đúng không?

Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng cho biết, tái cơ cấu có lộ tŕnh tối đa và hạn chế tối đa rủi ro phát sinh. Bản chất tái cơ cấu là phân bố lại nguồn lực, trong đó có nguồn lực lao động, và khai thác tối đa tiềm lực lao động. Chính phủ sẽ có nguồn kinh phí thực hiện các chương tŕnh đào tạo nghề, thực hiện quỹ bảo hiểm thất nghiệp… vấn đề xă hội phát sinh trong tái cơ cấu cũng được quan tâm giải quyết.

Vấn đề cải cách thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đă ra Nghị quyết, đơn giản 4000 thủ tục cần thay đổi, bổ sung, thậm chí hủy bỏ. Đúng là hiện c̣n nhiều nhũng nhiễu, tiêu cực như ĐB nêu. Trước thực tế đó chúng ta tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh đầu tư. Các địa phương cần xây dựng đội ngũ cán bộ tốt, có năng lực.

Đối với nạn tham nhũng, đổ bể của các tập đoàn, Tổng công ty, Phó Thủ tướng cho biết, mỗi thất thoát, hiện tượng xă hội không tốt, dù con tàu đang ra khơi bị ch́m, máy bay nổ cũng thuộc trách nhiệm của Chính phủ. V́ thế Chính phủ đă phân cấp giải quyết, ra chương tŕnh chống thất thoát trong quản lư.

Vấn đề tăng trưởng kinh tế, Phó Thủ tướng nhận định Việt Nam đă vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và đă có xu hướng phát triển tốt.

Tăng trưởng kinh tế lớn hơn, số DN phá sản ít hơn, hàng tồn kho đă ít hơn. Trong tháng 5 đă có tín hiệu tốt hơn so với quư I/2012. Gói 29 ngh́n tỷ là gói hỗ trợ cho các DN chứ không phải kích thích. Chính phủ coi trọng tăng trưởng nhưng không bỏ qua lạm phát. Mục tiêu tăng trưởng và lạm phát đều có thể đạt được trong năm nay.

Việc liên kết bốn nhà, Chính phủ sẽ thực hiện xúc tiến thương mại, giải quyết tốt yêu cầu của thị trường, tạo điều kiện cho phát triển mặt hàng chủ lực.

Về vấn đề tại sao chưa công khai minh bạch các tập đoàn, Phó Thủ tướng khẳng định các tập đoàn, Tổng công ty cần phải công khai minh bạch để kiểm soát tốt hơn, nhất là vấn đề thất thoát tham nhũng. Nợ xấu hiện nay có một phần của tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, tỷ lệ không phải cao.

Đề cập đến vấn đề thu phí giao thông, Phó Thủ tướng hoan nghênh chất vấn của ĐB về quỹ bảo tŕ đường bộ. Nghị định 18 của Chính phủ có cơ sở pháp lư. Phí đường bộ hiện nay thu qua trạm thu phí. Việc thu theo đầu phương tiện chỉ là thay đổi phương thức, chế độ thu. “Phí bảo tŕ đường bộ không phải là cách đánh thuế lên đầu phương tiện như ĐB nêu. Tôi khẳng định phí bảo tŕ đường bộ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tiếp tục chất vấn, ĐB Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên đề cập đến công tác cán bộ, kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm. Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết v́ sao có thực trạng này?

ĐB Đàm Thị Mỹ Hương, đoàn Ninh Thuận phản ánh con đường QL1 đang xuống cấp, vậy con đường Bắc Nam đang sửa đến bao giờ hoàn thiện?

ĐB Trần Đ́nh Long, đoàn Đắk Nông nhấn mạnh đầu tư cho nông nghiệp nông thôn rất quan trọng nhưng v́ sao việc đầu tư này lại chậm chạp như vậy?

ĐB Đồng Hữu Mạo, đoàn Thừa Thiên Huế cho biết, tại kỳ họp QH 2 năm trước, Bộ KH&ĐT nói vô can trong việc thất thoát vụ Vinashin, hai năm sau đối với vụ Vinalines cũng vậy. Xin hỏi Phó Thủ tướng có hay không có trách nhiệm của các Bộ chuyên ngành, Bộ tổng hợp? Nhiều công tŕnh xây dựng xong chất lượng kém, chưa đưa vào sử dụng đă hỏng, vậy có giải pháp ǵ ngăn chặn thực trạng này? Mọi năm mùa hè thường bị cắt điện, năm nay có thế không?

ĐB Phạm Văn Quư, đoàn Nghệ An nêu hai vấn đề: tái cơ cấu kinh tế, theo Phó Thủ tướng có nên hỗ trợ cho các hộ gia đ́nh, DN không? Đời sống của người lao động đang gặp khó khăn, có nên bổ sung chính sách bù lạm phát không?

Trả lời chất vấn về kỷ cương, kỷ luật của cán bộ công chức, Phó Thủ tướng cho biết, cả nước có 2,8 triệu công chức, đa số có bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, tổ chức kỷ luật cao… Tuy nhiên, bên cạnh đó năng lực của một bộ phận không nhỏ công chức chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập, CNH, HĐH đất nước. Nhiều cán bộ văn hóa công sở chưa đạt yêu cầu. Việc bổ nhiệm c̣n nhiều bất cập…

Để giải quyết t́nh h́nh trên, Phó Thủ tướng đưa ra một số biện pháp như rà soát lại văn bản pháp luật về tuyển dụng cán bộ; công khai quy định về đánh giá để loại bỏ cản bộ không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật, mất uy tín; thực hiện đúng luật công chức; quản lư cán bộ công chức trên cơ sở xác định việc làm; tiếp tục đổi mới cơ chế tiền lương; thanh tra công vụ thường xuyên nghiêm túc.

“Cán bộ cần phải tiếp tục nâng cao trí tuệ, nâng cao năng lực hành động để đưa ra quyết sách mà không sợ trách nhiệm, không sợ mất chức. Đồng thời phải nâng cao tinh thần trách nhiệm với nhân dân trong thực thi công vụ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, QL1 là con đường then chốt, một công tŕnh rất quan trọng. Tuy nhiên, con đường này có tỷ lệ tai nạn giao thông chiếm 50% trên cả nước. Toàn tuyến sẽ hoàn thiện vào năm 2016 với tiêu chuẩn 4 làn xe. Chính phủ yêu cầu ngành GTVT thực hiện nghiêm túc. Đồng thời đề nghị chủ đầu tư, địa phương hỗ trợ cao nhất trong đền bù GPMB để công tŕnh đạt như mong muốn.

Về vấn đề đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, Phó Thủ tướng cho biết đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đă tăng 1,8 lần, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực nhà nước.

Vấn đề trách nhiệm của các Bộ trong thất thoát tài sản của DN nhà nước, Phó Thủ tướng cho biết sẽ phải làm cụ thể từng vấn đề. Bất kỳ một tổn thất nào của nhà nước, nhân dân cũng có trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ.

Chia sẻ về lạm phát và tiền lương, Phó Thủ tướng cho biết lương đă nhiều lần điều chỉnh trong thời gian qua. Mặc dù vậy tiền lương tối thiểu vẫn chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của cán bộ công chức.

Tiếp tục phần chất vấn, ĐB Nguyễn Tiến Sinh, đoàn Ḥa B́nh đề cập đến đời sống của người dân tái định cư phục vụ thủy điện, có nơi hộ nghèo lên đến 90%. Theo Phó Thủ tướng, nguyên nhân của t́nh trạng này do đâu?

ĐB Phạm Thị Nhung, đoàn Kon Tum phản ánh sự không đồng bộ về đầu tư công, Chính phủ có giải pháp ǵ khắc phục t́nh trạng trên?
ĐB Nguyễn Thị Huệ, đoàn Đắk Lắk chất vấn Chính phủ có kế sách ǵ để người dân tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn? Việc đào tạo sinh viên dàn trải, Phó Thủ tướng có giải pháp ǵ với thực trạng này?

ĐB Phan Văn Tường, đoàn Thái Nguyên đề cập đến nguồn vốn nhà nước trong tập đoàn, Tổng công ty và phần nợ xấu, Chính phủ sẽ triển khai thế nào trong thời gian tới?

ĐB Nguyễn Hữu Hùng, đoàn Tiền Giang chất vấn trách nhiệm của địa phương với t́nh trạng di dân tự do.

Tại phiên chất vấn, một số ĐB cũng đề cập đến thực trạng mức sống thấp của những người bị thu hồi đất, t́nh trạng được mùa mất giá, t́nh trạng tin nhắn rác… sẽ được Chính phủ giải quyết như thế nào?

Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng cho rằng, do chưa thực hiện tốt chính sách tái định cư nên t́nh trạng hộ nghèo c̣n cao. Về đào tạo nghề nông thôn, hiện có 36 triệu lao động, số được học nghề ít. Chính phủ đặt mục tiêu mỗi năm đào tạo nghề cho 1 triệu lao động (năm nay khó khăn chỉ đào tạo 600 ngh́n lao động). "Việc đào tạo nghề, ĐH cao đẳng tràn lan, Chính phủ đang có chủ trương đào tạo có địa chỉ, có nhu cầu", Phó Thủ tướng nói.

Đối với các DN nhà nước, Phó Thủ tướng khẳng định trong quư 3 sẽ ban hành đầy đủ văn bản quy định về việc quản lư tập đoàn, DN nhà nước, quy rơ trách nhiệm của từng bộ, ngành nếu xảy ra thất thoát.

Về đời sống của người bị thu hồi đất, Phó Thủ tướng khẳng định quan điểm bảo đảm quyền lợi của người dân bị thu hồi đất, đền bù cho người dân sát với giá thị trường, bố trí chỗ ăn ở đầy đủ cho người dân. Ngược lại cũng sẽ cương quyết xử lư những hộ dân nào không thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, những trường hợp vi phạm an ninh mạng, vi phạm luật viễn thông sẽ bị xử lư nghiêm khắc, thậm chí xử lư về mặt h́nh sự…

Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết đă có 1204 ư kiến cử tri, với 160 câu hỏi chất vấn của ĐB. Tại Hội trường đă có hàng trăm câu hỏi trực tiếp chất vấn, trao đổi. Tại phiên họp này, Quốc hội sẽ giao cho Chính phủ, các ngành chức năng tích cực giải quyết kiến nghị của đồng bào cử tri cả nước.

Cũng theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phiên chất vấn cuối cùng đă lựa chọn đúng vấn đề cử tri cả nước quan tâm. Không khí chất vấn thẳng thắn, có trách nhiệm, tranh luận đối thoại trên tinh thần xây dựng. Đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai những vấn đề đă hứa trước Quốc hội:

Lĩnh vực tài nguyên môi trường, cần giải quyết các vấn đề nóng như t́nh trạng sử dụng đất lăng phí, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, phối hợp với Thanh tra Nhà nước, chính quyền địa phương giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện đất đai kéo dài, khắc phục t́nh trạng ô nhiễm môi trường làng nghề, KCN, lưu vực sông…

Lĩnh vực KH&ĐT, tập trung mọi nguồn lực, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; hoàn thiện Đề án tái cơ cấu; hoàn thiện cơ chế pháp lư về quản lư Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước…

Lĩnh vực Công thương, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, từng bước hạ lăi suất tín dụng, giải quyết nợ xấu, t́m đầu ra cho sản phẩm, kích thích nền kinh tế, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp; thực hiện lộ tŕnh điện cạnh tranh, loại bỏ những công tŕnh thủy điện không đạt tiêu chuẩn, giải quyết đời sống cho người dân tái định cư; đấu tranh tích cực chống gian lận thương mại…

Lĩnh vực an ninh xă hội, tích cực thực hiện công tác pḥng chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xă hội; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp pḥng chống tội phạm, tạo chuyển biến tích cực trong ngăn chặn đẩy lùi các loại tội phạm; xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, luôn sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với ḷng tin của nhân dân.

Nguyễn Dũng
Infonet

cutahu
06-15-2012, 15:49
Cái thằng ĐẦY TỚ của NHÂN DÂN nầy củng chỉ trả lời chungg chung,NẾU và SẺchẳng đâu vào đâu hết nhưng mà không có THẦY NGHỊ GẬT nào hỏi đến bao giờ th́ Việt Nam mới thật sự có DÂN CHỦ,đến bao giờ th́ Chế độ cộng sản chó kia mới giẩy chết đây

chu9chin
06-15-2012, 16:35
Cái thằng ĐẦY TỚ của NHÂN DÂN nầy củng chỉ trả lời chungg chung,NẾU và SẺchẳng đâu vào đâu hết nhưng mà không có THẦY NGHỊ GẬT nào hỏi đến bao giờ th́ Việt Nam mới thật sự có DÂN CHỦ,đến bao giờ th́ Chế độ cộng sản chó kia mới giẩy chết đây

......Thông căm đi , chúng nó đi họp cho có lệ thôi ... Toàn là 1 lủ nịnh bợ , sợ mất miếng ăn .....
..........có Dân Chủ th́ không có Cộng Sản ...

dalat47
06-15-2012, 21:19
Nếu biết Đảng và nhà nước chịu trách nhiệm th́ từ chức hết đi.
Cần đề nghị bổ sung Luật từ chức vào hiến pháp CS, chưa có luật tụi nó đâu có biết đường mà từ chức.
có Dân Chủ th́ không có Cộng Sản:):):):)

ez4me
06-16-2012, 02:42
Biết zồi, khổ nắm lói măi