Log in

View Full Version : Chủ tịch Hồ Cẩm Đào với chuyến “công du từ biệt”


saigon75
06-16-2012, 12:46
(Tamnhin.net) - Từ 14/6/2012 Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến công du 8 ngày Bắc Âu Đan Mạch và sang Mêhico tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Los Cabos. Dư luận cho rằng đây có thể là chuyến thăm nước ngoài cuối cùng của ông trong chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, v́ cuối năm nay ông sẽ rời chiếc ghế này sau Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc.

<table style="width: 100%" class="wysiwyg_dashes"><tbody><tr class="wysiwyg_dashes_tr" valign="top"><td class="wysiwyg_dashes_td" align="center">http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/2012/thang%206-2012/2/Hu-Jintao-400x304.jpg</td></tr><tr class="wysiwyg_dashes_tr" valign="top"><td class="wysiwyg_dashes_td" align="center">
</td></tr></tbody></table>Tiếp theo chuyến thăm hai nước Bắc Âu Iceland và Thụy Điển của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào cuối tháng 4/2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhà lănh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc lại tới thăm nước Bắc Âu Đan Mạch nhằm tăng cường quan hệ với EU và các nước Bắc Âu. Dư luận cho rằng vào thời kỳ cuối trong chức vụ cao nhất của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, hai nhà lănh đạo đều chọn Bắc Âu làm điểm đến đầu tiên, rơ ràng có ư nghĩa lớn. Báo chí Trung Quốc cho biết các nước Bắc Âu đều là những nước sớm có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, như Đan Mạch, Thụy Điển từ năm 1950, Cộng ḥa Iceland từ năm 1971, nhưng ít khi lănh đạo cấp cao nhất Trung Quốc tới thăm. Bởi lẽ, quan hệ hợp tác kinh tế buôn bán đầu tư của Trung Quốc với các nước này rất thấp so với con số 567 tỉ USD với toàn EU. Quan hệ buôn bán hai chiều Trung Quốc – Đan Mạch năm 2010 chỉ đạt 7,8 tỉ USD, năm 2011 lên 9,2 tỉ USD.

Hợp tác đầu tư và trao đổi kỹ thuật cũng chỉ xấp xỉ từ 2 tỉ tới 3 tỉ USD so với con số trên 400 tỉ thu hút FDI từ nước ngoài của Trung Quốc. Tính tới cuối năm 2010, tổng đầu tư của Trung Quốc sang Đan Mạch chỉ có gần 43 triệu USD so với con số 300 tỉ USD mà doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài.

Bởi vậy, tư lâu nay lănh đạo cấp cao nhất và nguyên thủ quốc gia Trung Quốc ít tới thăm các nước Bắc Âu. Trong 62 năm lập quan hệ ngoại với Đan Mạch, th́ đây là lần đầu tiên nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới thăm nước này.

Ngoài ra, các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch thời gian qua cũng những quan điểm quốc tế gần gũi hơn với Trung Quốc so với các nước khác trong EU. Mâu thuẫn cọ sát buôn bán cũng không lớn, nên vào cuối năm cầm quyền, lănh đạo cấp cao nhất đă chọn Bắc Âu làm điểm đến để bày tỏ sự ủng hộ đối với các nước này nói riêng và EU nói chung.

Bộ trưởng buôn bán và đầu tư Đan Mạch Pia Olsen Dyhr ngày 14/6/2012 cho biết Trung Quốc là đối tác buôn bán lớn thứ 6 trên thế giới của Đan Mạch. Hiện nay, thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng với các nước EU trong đó có Đan mạch, dự kiến xuất khẩu của Đan Mạch năm 2012 sang Trung Quốc tăng trên 20%.

Đây là chuyến thăm công du từ biệt của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhưng dù sao cũng để lại ấn tượng và tiền lệ cho lănh đạo ê-kíp mới sau này. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tống Đào, người tháp tùng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ngày 14/6 nói: “Chuyến thăm lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đầo sẽ mở ra trang sử mới trong quan hệ hai nước Trung Quốc - Đan Mạch nói riêng và các nước Bắc Âu nói chung.”

Ngoài ra dư luận các nước cho rằng Trung Quốc rất hứng thú với nguồn tài nguyên dầu lửa của các nước Bắc Âu, nhất là muốn hợp tác với Iceland để mở con đường hàng hải chở dầu thô từ Iceland về Thượng Hải.

Tiếp theo, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ rời Đan Mạch chiều 16/6/2012 tới Mêhico tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Los Cabos. Trong thời gian nắm quyền, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đă tham dự toàn bộ tất cả 7 lần Hội nghị thượng đỉnh G20 và đây là lần thứ 8 cũng là lần cuối cùng ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 trong chức vụ nguyên thủ quốc gia Trung Quốc. Bởi v́, cuối năm nay Trung Quốc triệu tập Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc và ê-kíp mới lên thay. Chính v́ vậy, đây là lần ông tới chào từ biệt các nguyên thủ G20 và giới thiệu những khuôn dung ê-kíp mới của những người lănh đạo thay ông và ê-kíp cũ.

Chính v́ vậy, dư luận cho rằng trong thời kỳ chuyển giao lănh đạo, th́ G20 và EU khó có thể nhận được khoản trợ giúp tài chính lớn của Trung Quốc giúp giải cứu cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện nay..

Trong buổi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng tài chính, thương mại và Thống đốc Ngân hàng G20 ngày 22/4/2012 tại Mêhico, bà Lagarde, Giám đốc IMF tuyên bố Trung Quốc cam kết đóng góp 72 tỉ USD giúp EU, nhưng ngay sau đó ít phút, bà đă cải chính và cáo lỗi xin hủy bỏ thông tin trên mà thay vào đó là thông tin “Các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Braxin, Indonexia, Thái Lan và một số nước khác chưa tuyên bố đóng góp cụ thể số tiền là bao nhiêu”. Tại Hội nghị này, Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên nói: “Trung Quốc cũng sẽ đóng góp nhưng phải chia theo tỉ lệ như quy định của IMF”, sau khi các nước thành viên trong IMF đóng góp đủ theo tỉ lệ đă phân bổ trong năm 2010 th́ Trung Quốc mới tính tới việc sẽ đóng góp.

Dư luận chung đều cho rằng ông Hồ tới Los Cabos lần này để chào từ biệt hơn là thảo luận giúp thúc đẩy kinh tế thế giới và giải cứu khủng hoảng cho EU.

Kiều Tỉnh
Tamnhinnet