PDA

View Full Version : Người phụ nữ kéo xe mưu sinh trên đất Hà thành


dh2003
06-30-2012, 09:41
Gần ba mươi năm oằn ḿnh kéo xe chở vật liệu xây dựng tại Thủ đô hoa lệ cũng là chừng ấy năm người phụ nữ kém may mắn sống lủi thủi một ḿnh đi sớm về muộn.

Nỗi đau chồng chất nỗi đau

Một buổi chiều chủ nhật, ngồi bên quán nước ven đường Trần Thái Tông (Hà Nội), bất chợt một người phụ nữ kéo xe cải tiến đang tiến gần về phía tôi. H́nh ảnh người phụ nữ đă luống tuổi, áo ướt đẫm mồ hôi, thỉnh thoảng lại lấy chiếc khăn mặt vắt ngang cổ thấm mồ hôi trên trán, đă khiến tôi ái ngại.

http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/101/nguoiduatin-Anh1.jpg
Hơn 50 tuổi nhưng chị Thắm vẫn kéo băng băng chở xe vật liệu xây dựng bất kể mưa nắng, ngày đêm.

Hỏi bác bán trà chén, tôi được biết người phụ nữ khắc khổ đó là cô Thắm, chuyên chở thuê vật liệu xây dựng cho các công tŕnh ở khu phố này từ những ngày đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Khi hỏi về cô, bác hàng nước không giấu vẻ ái ngại và thương cảm cho một số phận. Biết tôi muốn t́m hiểu về cuộc đời cô Thắm, bác dặn: Muốn gặp th́ phải ngoài 8h tối cô ấy mới đi làm về. Hiện tại cô được một công ty tại ngơ 175 Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho ở nhờ. Đổi lại cô lau dọn vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ cho họ.

Để chắc chắn, tôi xin số điện thoại và hẹn xin gặp. Ngay tối đó, cô Thắm nhận lời. Tiếp tôi tại một căn nhà khá sạch sẽ, thoáng mát, người phụ nữ với khuôn mặt khắc khổ, đượm buồn, nước da sạm đen v́ sương gió cuộc đời luôn giấu những tiếng thở dài. Mắt rớm lệ, cô kể về cuộc đời long đong, kém may mắn của ḿnh.

Cô tên là Nguyễn Thị Thắm (1962), sinh ra tại vùng thuần nông làng Cốc Thượng (Hoàng Diệu, Chương Mỹ, Hà Nội) trong một gia đ́nh nghèo đông anh chị em. Lúc ba tuổi, cô bị đậu mùa, kết quả là một bên mắt của cô đă bị hỏng dù gia đ́nh đă t́m nhiều thầy thuốc giỏi để chữa chị. V́ thiệt tḥi so với các anh chị em trong gia đ́nh, cô được bố mẹ dành nhiều t́nh cảm hơn. May mắn thay đến tuổi xây dựng gia đ́nh, cô yêu người con trai ở xă bên cạnh. Một đám cưới giản dị nhưng ấm cúng được tổ chức.

Thời gian sau, hạnh phúc như mỉm cười với cặp uyên ương khi cô sinh hạ một bé gái kháu khỉnh. Hai vợ chồng hết mực yêu thương nhau, cùng chăm sóc cô con gái nhỏ và cố gắng làm lụng vất vả, mong muốn cuộc sống khấm khá hơn. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, người chồng trẻ đă bỏ mẹ con cô ra đi sau một tai nạn giao thông. Nh́n đứa con nhỏ bi bô tập gọi bố, cô không thể cầm ḷng, nuốt nước mắt vào trong, quyết tâm thay chồng nuôi con lên người.

Nhưng một lần nữa ông trời lại nhẫn tâm cướp mất đứa con gái mà cô dành tất cả t́nh thương yêu và hy vọng sau này sẽ khôn lớn và sau này phụng dưỡng cô lúc trái gió trở trời. Nói đến đây cô Thắm không cầm được nước mắt: “Người ra đi là hết nhưng người ở lại c̣n khổ gấp trăm ngàn lần. Có lúc tưởng chừng không vượt qua được nỗi mất mát quá to lớn đó, nhiều lúc cô như sắp gục ngă. Nhiều lần t́m đến cái chết nhưng trời chẳng cho cô chết”. Đúng lúc suy sụp và bế tắc nhất, cô nhận được sự động viên của hai bên gia đ́nh. Cuối cùng cô khăn gói trở về sống cùng bố mẹ đẻ, để trốn chạy và quên đi nỗi đau.

http://media.nguoiduatin.vn/public/data/images/Bandocviet/101/nguoiduatin-Anh2.jpg
Niềm vui của cô Thắm hàng ngày là chở vật liệu xây dựng cho các công tŕnh.

Nghị lực và ḷng nhân ái

Nỗi đau dần nguôi ngoai, cô xin phép gia đ́nh lên thành phố kiếm việc làm. “Lúc cô xin phép bố mẹ lên thành phố t́m việc làm, hai cụ phản đối quyết liệt. Một đứa con gái mới ngoài hai mươi, mắt mũi không tinh tường, chưa một lần bước chân ra khỏi lũy tre làng mà đ̣i lên thành phố, lại chưa biết sẽ làm ǵ để kiếm sống. Lúc đó cô cũng lo lắng không biết có t́m được việc làm tử tế ở thành phố hay không nhưng cuối cùng cô vẫn quyết tâm dứt áo ra đi”.

Thời gian đầu bỡ ngỡ, mọi thứ đều lạ lẫm và mới mẻ khác xa so với nơi quê nhà. Cô thuê tạm một căn pḥng hẹp, tồi tàn để có chỗ chui ra chui vào, sẵn sàng làm thuê bất cứ công việc ǵ dù chỉ để đủ mua một bữa cơm qua ngày.

Những ngày lang thang kiếm việc, cô Thắm nhận thấy việc chở vật liệu cho các công tŕnh, công vừa cao mà lại đều việc. Cô quyết định về quê vay mượn thêm tiền mua một chiếc xe cải tiến. Cô tâm sự: “Lúc về quê vay mượn tiền để mua xe cải tiến, nhiều người khuyên công việc đó nặng nhọc và vất vả, chỉ phù hợp với nam giới, nên kiếm công việc ǵ nhẹ nhàng hơn. Mà đúng, công việc này trong đội kéo xe chở vật liệu xây dựng chỉ duy nhất cô là nữ c̣n lại toàn nam giới. Thương hoàn cảnh của cô, các bác ở công ty lâm sản gần đó cho ở nhờ, bù lại cô dọn dẹp vệ sinh, lau chùi bàn ghế và đun giúp nước sôi cho họ”.

Một ngày lao động của cô Thắm kéo dài trên 12 tiếng, dù mưa hay nắng, đông hay hè, hơn 20 năm qua vẫn không có ǵ thay đổi. Chia sẻ về công việc hàng ngày của ḿnh cô cho biết: “Sáng nào cũng vậy, cô báo thức đúng 4h36’, thức dậy dọn dẹp vệ sinh, đun nước, lau chùi vệ sinh nhà cửa bàn ghế, nấu cơm ăn sáng rồi đi làm. Đúng 6h là có chuyến đầu tiên, đến gần trưa nếu làm ở gần nhà th́ về nấu cơm trưa, c̣n xa th́ mua cơm ăn. Nghỉ trưa một lát rồi lại tiếp tục làm đến khoảng 8h tối th́ về nhà cơm nước, tắm giặt, dọn dẹp nhà cửa rồi đi ngủ, sáng hôm sau lại bắt đầu một hành tŕnh như vậy. Một ngày b́nh quân cô kéo được khoảng 25-30 xe cát, sỏi, gạch hoặc xi măng. Theo thời giá bây giờ th́ mỗi xe được trả công 6 ngh́n đồng, bất kể đi xa hay gần. Nếu may mắn đều việc, mỗi ngày cũng kiếm được xấp xỉ 200 ngh́n đồng”.

“Đối với nhiều người được nghỉ ngơi, được thảnh thơi bên gia đ́nh là một niềm vui sướng hạnh phúc. Nhưng với cô càng có nhiều thời gian rảnh lại càng buồn hơn v́ lúc đó lại nghĩ ngợi. Suốt ngày lủi thủi một ḿnh, nhiều lúc dọn cơm ra chỉ có một ḿnh bưng bát cơm mà chạnh ḷng rớt nước mắt. Nh́n nhà người ta vợ chồng con cái quây quần bên mâm cơm đầm ấm mà thương cảm cho số phận hẩm hiu của ḿnh. Chỉ nghĩ thế thôi mà ứa nước mắt lúc nào không hay, cầm bát cơm mà không thể nào nuốt nổi. Rồi lại lo, lúc cuối đời sẽ nương tựa vào ai đây, dù các cháu nhà anh chị cũng rất tốt nhưng cũng chỉ lo được một phần chứ làm sao được như con ḿnh. Có lẽ số cô ông trời đă định phải khổ như vậy rồi không thể khác được”.

Tôi hỏi sao cô không đi bước nữa hay t́m một công việc khác nhẹ nhàng hơn. Cô bùi ngùi: “Hồi đầu ra đây, cũng có một số người thương yêu và có ư muốn cô về sống chung. Lúc đầu cũng vui mừng lắm, rồi mơ về một gia đ́nh hạnh phúc có chồng có con. Nhưng cứ nghĩ đến số phận “trời định” của ḿnh, cô lại sợ bị tổn thương thêm một lần nữa, sợ làm ảnh hưởng đến cuộc sống người ta nên đành thôi”.

Nhắc đến công việc đă gắn bó gần nửa cuộc đời, nét mặt cô Thắm dường như vui hơn: “Hơn hai mươi năm gắn bó với công việc dù nặng nhọc nhưng quen rồi, làm việc nhẹ nhàng không chịu được, chân tay như thừa thăi. Chiếc xe cải tiến như người bạn thân thiết nhất không thể xa. Cũng may ông trời thương hại kéo lại phần sức khỏe để làm việc, cô sẽ làm đến khi không thể kéo nữa th́ về quê”.

Thiên Vũ - nguoiduatin

perry
06-30-2012, 11:19
nh́n vào th́ biết rồi, đất nước c̣n quá nghèo .

joebob3
06-30-2012, 14:08
Cha con nhửng đứa tham nhủng đâu ? nhin nhửng h́nh ảnh của xả hội như vầy th́ muốn mua siêu xe để chạy le với người dân nghèo !! lủ CS này ḷng lang , dạ thú không biết xấu hổ là ǵ !

alain23
06-30-2012, 16:21
tui nay la suc vat dau biet xau ho la gi