vuitoichat
07-04-2012, 10:31
(ĐVO) Cuộc giao đấu giữa những con vật, từ con kiến tí hon đến con trâu khổng lồ… luôn đem lại cho người xem một niềm thích thú khó tả.
Chọi kiến
Chọi kiến một trò chơi rất độc đáo của những đứa trẻ Việt Nam. Trò chơi này không kỳ công mà cũng chẳng tốn kém, chỉ cần chạy ra vườn hoặc bãi cỏ bắt vài chú kiến là cuộc chiến đầy máu lửa giữa những chú kiến đã sẵn sàng.
Những chú kiến dùng để chọi phải là loài kiến đen to, lớn hơn cả một hạt gạo nếp. Có thể tìm bắt khi chúng đang bò dưới các thân cây cỏ, hoặc “câu” bằng lá cỏ mật, thức ăn ưa thích của chúng. Để câu kiến, chỉ việc chọc lá cỏ xuống lỗ tổ kiến, sau một lúc kiến sẽ gặm chặt lá cỏ và bị lôi ra…
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-kienchoi.jpg
Thông thường có hai cách để kiến chọi nhau, đó là cấu cái ngòi ở đuôi, hoặc nhổ râu kiến. Có lẽ do quá đau đớn mà khi bị dí vào nhau, những chú kiến sẽ ôm nhau và đánh nhau nhừ tử.
Nhửng chú kiến “đấu” với nhau bằng cặp hàm to khỏe. Vừa ngoạm vào nhau, chúng vừa vật lộn với nhau quyết liệt. Những cuộc đấu của loài kiến có thể dài cả buổi. Có khi một trong hai chú kiến đã kiệt sức, nhưng chú kia vẫn không chịu rời đối thủ mà đánh tới cùng.
Chọi dế
Cũng giống như chọi kiến, chọi dế là một trò chơi dành cho đối tượng trẻ em. Cùng thuộc họ nhà côn trùng, nhưng cuộc đấu của những chú dế hấp dẫn hơn nhiều. Thú chơi dế chọi cũng là một thú chơi tốn nhiều công sức hơn.
Dế chọi thường không phải dế mèn mà là loại dế nhỏ hơn, thân đen hoặc nâu thẫm, và phải là dế đực. Sau khi bị bắt, thường là bằng cách “đổ dế”, những chú dế chọi này sẽ được chăm sóc đặc biệt trong “lồng”, có thể được làm khá cầu kỳ bằng tre, nhưng cũng có khi chỉ là một chiếc hộp bỏ đi.
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-choi-de.jpg
Khi “giao đấu”, cửa lồng của hai chú dế sẽ được mở cho thông nhau. Một trong hai chú dế sẽ bước sang chuồng của đối phương và cuộc chiến bắt đầu. Hai chú dế sẽ ra đòn dữ dội bằng những vũ khí “sát thương” là đôi càng khỏe đầy gai hoặc hàm răng rất sắc.
Nhiều khi những đứa trẻ còn chơi trò “quay dế”, nghĩa là buộc sợi tóc vào chủ dế và quay mòng mòng để làm các chú dế trở nên hăng máu, đánh ác hơn.
Chọi cá
So với chọi kiến và chọi dế, chọi cá là một thú chơi “cao cấp” hơn, vì cá chọi thì phải mua chứ không “ra vườn bắt” được như các loài côn trùng. Để chọn được một chú cá ưng ý, nhiều khi các cậu bé phải lang thang cả ngày trời ở các khu chợ Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Da… hay các làng nuôi cá nổi tiếng như Yên Phụ, Nghi Tàm.
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-choica.jpg
Nuôi cá chọi khá đơn giản, nhưng “luyện” cá để chiến thì rất kỳ công. Có thể huấn luyện cho những chú cá chọi bằng nhiều cách khác nhau, từ các “bài tập” nhẹ để kích thích bản năng chiến đấu như cho cá “soi gương”, “đấu” với que tre bọc nhựa đường ở đầu, cho đến những hình tức khổ luyện theo kiểu tra tấn để tăng sức chịu đựng như “xóc” (thỉnh thoảng cẩm lọ cá xóc lên cho quay tít mù) hay “om” (bỏ đói nhiều ngày trong chỗ tối như gầm giường, gầm tủ).
Thành quả của quá trình khổ luyện và cũng là điều sung sướng nhất khi chơi cá chọi là đem cá đi “chiến”. Cuộc chọi cá có thể diễn ra giữa những đứa trẻ cùng khu phố, khu tập thể, nhưng cũng có khi là đi “du đấu" với các khu khác. Khi đó, cả bọn chúi đầu vào chiếc lọ nhỏ đựng hai con cá đang quần thảo, vừa bình phẩm, vừa hò reo vang trời. Trận đánh càng dài, mức độ “trày vi tróc vảy” của các “chiến binh” càng lớn thì khán giả càng phấn khích. Ai thắng được một trận vẻ vang thì sướng âm ỉ đến cả mấy ngày trời.
Chọi gà
Nếu chọi kiến, chọi dế, chọi cá là thú chơi của trẻ con thì chọi gà đích thị là dành cho người lớn. Thú chơi này đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời nhà Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành, sau đó dần dần trở thành một trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam.
Yêu cầu đầu tiên của một chú gà chọi tốt là phải thuộc về giống gà nòi nổi tiếng, có cha mẹ là những chú gà “danh giá”. Tiếp theo, chú gà phải ứng được các tiêu chí khắt khe của giới chơi gà chọi về ngoại hình, tiếng gáy, màu lông…
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-choiga.jpg
Để chuẩn bị cho các cuộc đọ sức, những võ sĩ gà sẽ được luyện rất nhiều đòn, thế khác nhau như “cột kèo hai bên đá xỏ ngang”, “đá bản lưng”, “xỏ vỉa”, “đá mé hầu”, “đá khấu”, “cần ba”, “quăng chân”… Khi lâm chiến, các chú gà sẽ ra đòn bằng mỏ và đôi chân có cựa sắc.
Thể thức thi đấu chọi gà có sự khác biệt tùy theo địa phương. Ở một số vùng, cựa gà sẽ được bịt để các chú gà đấu với nhau bằng đòn, thế, hạn chế sát thương.
Nhìn chung, chơi gà chọi là một thú chơi khá tốn kém, công phu và đòi hỏi sự siêng năng của người chơi.
Quốc Lê (tổng hợp)
Chọi kiến
Chọi kiến một trò chơi rất độc đáo của những đứa trẻ Việt Nam. Trò chơi này không kỳ công mà cũng chẳng tốn kém, chỉ cần chạy ra vườn hoặc bãi cỏ bắt vài chú kiến là cuộc chiến đầy máu lửa giữa những chú kiến đã sẵn sàng.
Những chú kiến dùng để chọi phải là loài kiến đen to, lớn hơn cả một hạt gạo nếp. Có thể tìm bắt khi chúng đang bò dưới các thân cây cỏ, hoặc “câu” bằng lá cỏ mật, thức ăn ưa thích của chúng. Để câu kiến, chỉ việc chọc lá cỏ xuống lỗ tổ kiến, sau một lúc kiến sẽ gặm chặt lá cỏ và bị lôi ra…
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-kienchoi.jpg
Thông thường có hai cách để kiến chọi nhau, đó là cấu cái ngòi ở đuôi, hoặc nhổ râu kiến. Có lẽ do quá đau đớn mà khi bị dí vào nhau, những chú kiến sẽ ôm nhau và đánh nhau nhừ tử.
Nhửng chú kiến “đấu” với nhau bằng cặp hàm to khỏe. Vừa ngoạm vào nhau, chúng vừa vật lộn với nhau quyết liệt. Những cuộc đấu của loài kiến có thể dài cả buổi. Có khi một trong hai chú kiến đã kiệt sức, nhưng chú kia vẫn không chịu rời đối thủ mà đánh tới cùng.
Chọi dế
Cũng giống như chọi kiến, chọi dế là một trò chơi dành cho đối tượng trẻ em. Cùng thuộc họ nhà côn trùng, nhưng cuộc đấu của những chú dế hấp dẫn hơn nhiều. Thú chơi dế chọi cũng là một thú chơi tốn nhiều công sức hơn.
Dế chọi thường không phải dế mèn mà là loại dế nhỏ hơn, thân đen hoặc nâu thẫm, và phải là dế đực. Sau khi bị bắt, thường là bằng cách “đổ dế”, những chú dế chọi này sẽ được chăm sóc đặc biệt trong “lồng”, có thể được làm khá cầu kỳ bằng tre, nhưng cũng có khi chỉ là một chiếc hộp bỏ đi.
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-choi-de.jpg
Khi “giao đấu”, cửa lồng của hai chú dế sẽ được mở cho thông nhau. Một trong hai chú dế sẽ bước sang chuồng của đối phương và cuộc chiến bắt đầu. Hai chú dế sẽ ra đòn dữ dội bằng những vũ khí “sát thương” là đôi càng khỏe đầy gai hoặc hàm răng rất sắc.
Nhiều khi những đứa trẻ còn chơi trò “quay dế”, nghĩa là buộc sợi tóc vào chủ dế và quay mòng mòng để làm các chú dế trở nên hăng máu, đánh ác hơn.
Chọi cá
So với chọi kiến và chọi dế, chọi cá là một thú chơi “cao cấp” hơn, vì cá chọi thì phải mua chứ không “ra vườn bắt” được như các loài côn trùng. Để chọn được một chú cá ưng ý, nhiều khi các cậu bé phải lang thang cả ngày trời ở các khu chợ Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Da… hay các làng nuôi cá nổi tiếng như Yên Phụ, Nghi Tàm.
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-choica.jpg
Nuôi cá chọi khá đơn giản, nhưng “luyện” cá để chiến thì rất kỳ công. Có thể huấn luyện cho những chú cá chọi bằng nhiều cách khác nhau, từ các “bài tập” nhẹ để kích thích bản năng chiến đấu như cho cá “soi gương”, “đấu” với que tre bọc nhựa đường ở đầu, cho đến những hình tức khổ luyện theo kiểu tra tấn để tăng sức chịu đựng như “xóc” (thỉnh thoảng cẩm lọ cá xóc lên cho quay tít mù) hay “om” (bỏ đói nhiều ngày trong chỗ tối như gầm giường, gầm tủ).
Thành quả của quá trình khổ luyện và cũng là điều sung sướng nhất khi chơi cá chọi là đem cá đi “chiến”. Cuộc chọi cá có thể diễn ra giữa những đứa trẻ cùng khu phố, khu tập thể, nhưng cũng có khi là đi “du đấu" với các khu khác. Khi đó, cả bọn chúi đầu vào chiếc lọ nhỏ đựng hai con cá đang quần thảo, vừa bình phẩm, vừa hò reo vang trời. Trận đánh càng dài, mức độ “trày vi tróc vảy” của các “chiến binh” càng lớn thì khán giả càng phấn khích. Ai thắng được một trận vẻ vang thì sướng âm ỉ đến cả mấy ngày trời.
Chọi gà
Nếu chọi kiến, chọi dế, chọi cá là thú chơi của trẻ con thì chọi gà đích thị là dành cho người lớn. Thú chơi này đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời nhà Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành, sau đó dần dần trở thành một trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam.
Yêu cầu đầu tiên của một chú gà chọi tốt là phải thuộc về giống gà nòi nổi tiếng, có cha mẹ là những chú gà “danh giá”. Tiếp theo, chú gà phải ứng được các tiêu chí khắt khe của giới chơi gà chọi về ngoại hình, tiếng gáy, màu lông…
http://media1.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/quocquan/20120704/cdv-choiga.jpg
Để chuẩn bị cho các cuộc đọ sức, những võ sĩ gà sẽ được luyện rất nhiều đòn, thế khác nhau như “cột kèo hai bên đá xỏ ngang”, “đá bản lưng”, “xỏ vỉa”, “đá mé hầu”, “đá khấu”, “cần ba”, “quăng chân”… Khi lâm chiến, các chú gà sẽ ra đòn bằng mỏ và đôi chân có cựa sắc.
Thể thức thi đấu chọi gà có sự khác biệt tùy theo địa phương. Ở một số vùng, cựa gà sẽ được bịt để các chú gà đấu với nhau bằng đòn, thế, hạn chế sát thương.
Nhìn chung, chơi gà chọi là một thú chơi khá tốn kém, công phu và đòi hỏi sự siêng năng của người chơi.
Quốc Lê (tổng hợp)