PDA

View Full Version : Biến hàng giả tại Hàn Quốc thành “thần dược” tại Việt Nam


woaini1982
07-05-2012, 09:47
Bị cơ quan chức năng Hàn Quốc cấm lưu hành v́ là hàng giả, hàng nhái, song khi được nhập vào Việt Nam, sản phẩm Pine Oil Extract lại được “thổi phồng” thành “thần dược”, được bán với giá cả triệu đồng dù giá nhập khẩu chưa đến… 50 ngh́n đồng.

Tại Hàn Quốc… là hàng giả

Trong chuyến công tác các tỉnh phía Nam mới đây, PV đă ghi nhận được rất nhiều câu chuyện thực tế liên quan đồn đoán thực phẩm chức năng (TPCN) là “thần dược” và có thể chữa được bách bệnh. Thực tế, ngoài công dụng của TPCN được kiểm định th́ không ít trường hợp người dân dùng phải TPCN làm giả, làm nhái, không đạt chất lượng dẫn đến việc không những không “hỗ trợ chữa bệnh” mà c̣n bị ngộ độc.

Theo chỉ dẫn của người dân, PV trong vai một người bệnh có mặt tại một đại lư bán hàng của Công ty TNHH một thành viên Trà Tâm Lan (Cty Trà Tâm Lan) tại thị xă Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Đây là một cơ sở đă từng bị đoàn kiểm tra (Sở Y tế Tây Ninh) xuống kiểm tra v́ có hành vi quảng cáo “quá sự thật” là TPCN và Trà Tâm Lan chữa được tất cả bệnh nan y, thậm chí cả bệnh AIDS?!

http://dantri4.vcmedia.vn/i:xFKfMbJ7RTXgah5W1c c/Image/2012/06/hang-gia_c6eae/san-pham-chinh-hang-cua-tap-doan-hankook-anderson-han-quoc-trai-va-san-pham-nhai-cua-tam-lan.jpg

Sản phẩm chính hăng của tập đoàn Hankook Anderson - Hàn Quốc (trái) và sản phẩm “nhái” của Tâm Lan.

Khi đoàn kiểm tra làm việc với cơ sở này, người tư vấn bán hàng tại đây không tŕnh ra được bất kỳ giấy tờ hành nghề tư vấn hợp pháp nào. Ngoài ra, cơ sở sản xuất Trà Tâm Lan không đạt vệ sinh, bụi bặm, khu chứa nguyên liệu ẩm thấp, khu đóng gói không có lưới chắn côn trùng theo quy định, dụng cụ đóng gói thủ công, dụng cụ túi lọc trà không đạt… Mặc dù vậy, không hiểu sao mặt hàng Trà Tâm Lan vẫn tiếp tục được bán ra thị trường.

Qua t́m hiểu, chúng tôi được biết, Cty Trà Tâm Lan chính là doanh nghiệp “ầm ĩ” năm 2011 khi hàng loạt cơ quan báo chí phản ánh Cty này tung ra thị trường TPCN là hàng giả nhập khẩu từ Hàn Quốc mà bán với giá cắt cổ. Bị đánh lừa bởi cách quảng cáo “vung trời” về tác dụng cho sức khỏe của “thần dược”, không ít người bệnh phải đi vay tiền để mua “thần dược” chữa bách bệnh.

Cụ thể, từ giữa năm 2011, trên thị trường xuất hiện một sản phẩm TPCN mang tên “Pine Oil Extract” có h́nh thức và mẫu mă giống hệt sản phầm Pine Power Gold của Cty Vạn An Sinh nhập khẩu độc quyền từ tập đoàn Hankook Anderson (Hàn Quốc). Sản phẩm “hàng giả, hàng nhái” này được giới thiệu là do Cty Trà Tâm Lan hợp tác sản xuất với Cty Bio Enerergy Co.,LTD (Sangil Pharm Co.,LTD) thông qua công ty bán hàng mang tên Bio Hankook Anderson.

Tuy nhiên, theo xác minh của cảnh sát Hàn Quốc, công ty Bio Hankook Anderson có nêu trên mẫu bao b́ của Sản phẩm “Pine Oil Extract” là một công ty “ma”. Đây là hành vi tổ chức, cấu kết làm và buôn bán hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, người tiêu dùng. Hiện nay Ṭa án kinh tế của Hàn Quốc đă nhận và xử lư đơn khởi kiện của tập đoàn Hankook Anderson đối với những người liên quan tới công ty “ma” Bio Hankook Anderson này. Khi sự việc tranh chấp diễn ra, cơ quan pháp luật Hàn Quốc đă khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm lưu hành sản phẩm là hàng giả đối với sản phẩm Pine Oil Extract (tài liệu này đă được phía Hàn Quốc cung cấp và được Đại sứ quán Việt Nam chứng thực).

Sản phẩm hàng giả này được Cty Trà Tâm Lan nhập khẩu với giá 2,2USD/hộp (tức là chưa đến 50 ngh́n đồng) nhưng doanh nghiệp này bán ra thị trường với giá “khủng” trên 1 triệu đồng/hộp. Chỉ cần nh́n vào sự chênh lệch giá của sản phẩm này đă cho thấy hàng giả “biến” thành “thần dược” như thế nào.

Về Việt Nam là “thần dược”

Sự việc xảy ra đă 1 năm qua nhưng chưa có cơ quan nào thống kê được số lượng hàng TPCN giả mang nhăn hiệu “Pine Oil Extract” bán ra thị trường là bao nhiêu; chưa có biện pháp tịch thu, hiêu hủy sản phẩm gây hại cho sức khỏe người dân. Chưa bàn về vấn đề thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng, điều quan trọng hơn cả sức khỏe, tính mạng của những người đă trót sử dụng TPCN “Pine Oil Extract” là điều đáng lo ngại nhất.

Tại sao hàng giả, hàng nhái bị tịch thu, tiêu hủy ở nước bạn mà bằng cách nào đó lại được đưa về Việt Nam và được bán ra thị trường với lời quảng cáo “thần dược”?. Thậm chí, hàng giả TPCN “Pine Oil Extract” do Cty Trà Tâm Lan nhập khẩu lại được Cục VSATTP- Bộ Y tế cấp “Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số 5624/2001/YT-CNTC”. Đây có thể coi là việc “hợp pháp hóa” cho hàng giả mà hậu quả gánh chịu chính là người tiêu dùng.

Theo t́m hiểu của chúng tôi, lư do Cục VSATTP cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm cho TPCN mang nhăn hiệu “Pine Oil Extract” là căn cứ vào Giấy phép kinh doanh tự do do cơ quan chức năng phía Hàn Quốc cấp sản phẩm tinh dầu thông có nguồn gốc, xuất sứ do Cty TNHH SANGILPHARM sản xuất. Tuy nhiên, sản phẩm “Pine Oil Extract” do Cty Trà Tâm Lan nhập khẩu lại có xuất xứ từ Cty KOREABIO ENERGI CO.LTD. Như vậy, có thể khẳng định sản phẩm hàng giả, hàng nhái “Pine Oil Extract” của Cty Trà Tâm Lan nhập khẩu không phải là mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành do cơ quan chức năng Hàn Quốc cấp. Sự việc rơ mười mươi như vậy nhưng Cục VSATTP vẫn “im lặng” và không hề có biết pháp khắc phục sai sót, đến thời điểm hiện nay TPCN giả “Pine Oil Extract” vẫn tràn lan trên thị trường.

Đề nghị Bộ Y tế khẩn trương kiểm tra sự việc nêu trên và có biện pháp xử lư, thu hồi giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của những TPCN không đạt tiêu chuẩn, tránh để t́nh trạng để người dân “tiền mất, tật mang”.

Theo Bảo vệ pháp luật