PDA

View Full Version : Viet Nguyen: Không biết tiếng sẽ khó hiểu văn hóa


vuitoichat
07-29-2012, 11:04
Người Việt ở Slovakia là những người nhập cư thầm lặng, ít được xã hội để ý. Phó chủ tịch Hội người Việt tại Slovakia Viet Nguyen cũng vậy, sống tại Slovakia nhưng anh vẫn coi Việt Nam là quê hương.

http://younhac.com/forum/attachment.php?attac hmentid=64968&stc=1&d=1343559654
Viet Nguyen thích chơi bóng bàn, ảnh: sme.sk/Viet Nguyen.

Tại sao người Việt cho đến năm ngoái vẫn chưa có sứ quán của mình?

Việt Nam trong thời cộng sản có thỏa hiệp ngoại giao với Tiệp Khắc, nhưng đến khi tan rã, thỏa hiệp được tiếp tục với Séc và Slovakia bắt đầu hướng quan hệ ngoại giao sang phía tây và ít để ý tới châu Á. Với các nhà lãnh đạo, Việt Nam không hấp dẫn lắm.

Không có đại diện, việc quản lý tại đây ra sao?

Nó rất khó khăn, nhất là khi Slovakia chưa vào Schengen. Chúng tôi tự giúp đỡ nhau ít nhất về các việc hành chính.

Hội người Việt làm gì tại Slovakia?

Chúng tôi cũng cấp các thông tin cơ bản, thông tin về luật pháp và nghĩa vụ của họ. Những người ở Slovakia lâu năm thì hội nhập tốt còn những người mới sang thường cách biệt, không có thông tin về luật pháp, văn hóa và xã hội. Chúng tôi là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở đóng góp tự nguyện của thành viên.

Ngoài Bratislava, người Việt còn tập trung ở đâu?

Chắc chắn là Košice và Nitra. Theo thông tin chính thức của Bộ nội vụ thì số người Việt tại Slovakia là 1137.

Thông tin không chính thức cho thấy con số này là 5000. Tại sao chúng khác nhau?

Khi nghiên cứu, người ta không tính cả những người đã nhập tịch. Ở Slovakia có nhiều người Việt như vậy, họ đã sống như người bản địa. Nhưng cũng có thể nói là ở đây có nhiều người sống chui.

Người Việt có nhu cầu sống tụ tập như một cộng đồng?

Ở mỗi vùng, chúng tôi có đại diện riêng và điều đó phụ thuộc vào người này. Cộng đồng Việt Nam rất lớn, ví dụ ở Žilina. Những năm gần đây, nhiều người đến đó để làm cho nhà máy ô tô KIA, nhưng họ không có nhu cầu hội nhập.

Tại sao?

Những người này đến đây làm việc và kiếm tiền. Mục đích của họ không phải khám phá điều mới mẻ mà là kiếm tiền. Đó là xu hướng mới và họ biết rằng trước sau gì họ cũng rời bỏ nơi đây.

http://news.data.vietinfo.e u//2012/07/29/175768/1343555430.49.jpg
Phó chủ tịch Hội người VN tại Slovakia, ảnh: Sme.sk.

Những nhóm người nào đến Slovakia trong quá khứ?

Người Việt đến Slovakia vào cuối những năm 50. Việt Nam gửi sinh viên sang đây để học tập và về xây dựng đất nước. Trong những năm 80, nhiều người sang đây hơn, một phần là sinh viên, một phần đi lao động.

Thế còn sau khi chế độ cộng sản bị lật đổ?

Thỏa hiệp giữa Việt Nam và Tiệp Khắc không còn nữa, những người mới nhập cư sang đây để để làm việc và kiếm tiềm, cho dù là kinh doanh hay làm thuê.

Slovakia thú vị ở điều gì?

Slovakia không phải là đích cuối cùng mà chỉ là đất nước trung chuyển. Những ai có họ hàng ở đây mới ở lại.

Chính phủ Việt Nam trông chờ rằng người dân sẽ trở lại?

Hầu hết họ đều trở về, một số thì sang Séc và các nước Tây Âu, tại Slovakia chỉ còn một phần nhỏ ở lại.

Anh cũng sang Slovakia như một sinh viên trong thỏa hiệp giữa hai chính phủ. Anh đã có thể lựa chọn mình đi đâu?

Họ chọn chúng tôi theo kết quả học tập, nhưng hầu hết đó cũng là con cái cũng những nhà lãnh đạo hoặc những người có công. Chúng tôi có thể chọn, nhưng trong trường học tiếng họ đã chia chúng tôi ra thành nhóm sẽ đi đâu.
http://news.data.vietinfo.e u//2012/07/29/175768/1343555431.4584.jpg
Cảm giác đầu tiên của anh lúc sang Slovakia?

Ba tháng đầu tiên chúng tôi được cách ly vì đến từ đất nước nhiệt đới. Chúng tôi phải trải qua tất cả các xét nghiệm bệnh tật. Rồi mùa đông đầu tiên đến và khi lần đầu nhìn thấy tuyết rơi, chúng tôi chạy ra ngoài mà chỉ đi dép.

viet nguyenCảm giác xa gia đình như thế nào?

Lúc đó tôi đang ở tuổi tò mò về tất cả, nhưng về mặt tình cảm thì khó khăn hơn. May mắn là chúng tôi có một tập thể. Chúng tôi phải chấp hành nhiều điều lệ không chỉ luật pháp Slovakia mà cả điều lệ nội bộ.

Ví dụ?

Lúc đầu, chúng tôi bị cấm giao du với con gái ở đây.

Và anh chấp hành?

Tất nhiên là không. (Cười) Chúng tôi phải có kết quả học tập tốt, nếu không sẽ bị báo về cho gia đình và rất xấu hổ.

Thế còn tập thể bạn bè anh? Điều này làm cuộc sống trở nên dễ dàng hơn?

Hội nhập thì đơn giản vì chúng tôi được quản lý. Chúng tôi nhận học bổng và được cấp cho kí túc xá. Nhưng chúng tôi lại không thể làm thêm và đi ra nước ngoài.

Cả quá trình học tập anh không ra khỏi Slovakia?

Vì tôi được thành tích học tập xuất sắc hàng năm nên tôi được cho đi chơi một ngày ở Hungary và một ngày ở Đông Đức. Đây là phần thưởng của sứ quán Việt Nam ở Praha.

Thế còn ngôn ngữ? Có khó để học không?

Ngoại ngữ nào cũng khó, nhưng tôi chăm chỉ và tò mò nên đã chịu khó học. Không thể nói là tôi thông minh hơn, chỉ là chăm chỉ hơn người khác.

Anh đã dự định là sẽ ở lại Slovakia?

Lúc đầu tôi định về Việt Nam, nhưng sau đó tôi lấy vợ và ở lại.

Gia đình anh phản ứng thế nào khi anh quyết định ở lại nơi mà chế độ cộng sản vừa bị lật đổ?

Đầu tiên họ phản đối nhưng sau đó thì thôi. Việt Nam lúc đó cũng không như trước, khi tất cả bị cấm đoán và theo dõi. Mô hình Trung Quốc được hình thành, vẫn là hệ thống cộng sản nhưng với nền kinh tế thị trường. Người đời cũng không quan tâm về việc ai đó sống ở nước ngoài, ở nước tư bản.

Và khi anh nói rằng sẽ lấy người Slovakia?

Chúng tôi có vấn đề tại đây nhiều hơn. Vợ cũ của tôi đến từ phía đông. Người phía đông rất tốt bụng nhưng lại bảo thủ và bài ngoại nhiều hơn. Tôi không thấy lạ vì họ không có cơ hội làm quen với cuộc sống đa văn hóa.

http://news.data.vietinfo.e u//2012/07/29/175768/1343554945.9458.jpg
Bạn gái hiện nay của Viet Nguyen, ảnh: sme.sk/Viet Nguyen.

Người Việt cũng thường được coi là cộng đồng vô hình, tại sao?

Cộng đồng Việt Nam ở Slovakia khép kín và người Slovakia cũng bảo thủ hơn. So sánh với Séc, tại đó, mọi thứ đều khác.

Ở cỗ nào?

Họ tư do hơn trong cả hành chính lẫn cách cư xử với người nước ngoài. Séc đa văn hóa hơn?

Nhưng tại sao người Việt ở Slovakia cách biệt, vì ngôn ngữ?

Đó là vấn đề đầu tiên. Nếu không biết tiếng, khó có thể nói là sẽ hiểu được văn hóa, phong tục và lối sống của dân tộc và xã hội, nơi mình sinh sống. Không hiểu tiếng, văn hóa, không hiểu luật, đó là lí do vì sao cộng đồng chúng tôi khép kín.

Có thể sống mà không biết tiếng được không?

Nhiều người ví dụ còn không đi họp cho con. Họ khép kính và sợ nói ra rằng mình không hiểu. Họ nói có hoặc cười bí ẩn và gật đầu với mọi thứ bạn nói.

Ai giúp đỡ họ ở công sở?

Họ có người thân, người quen, những người ở đây lâu giúp người mới đến trong việc làm giấy tờ.

Anh cũng đi cùng họ?

Vâng, hàng ngày. Tôi không muốn nói ai, nhưng tôi đã chứng kiến tận mắt rằng nhiều nhân viên công sở không hiểu điều lệ, kể cả lãnh đạo ở đó. Nhiều khi tôi phải chỉ ra luật trên giấy và chứng minh rằng họ không đúng.

Thế còn người Slovakia nghĩ về người Việt như thế nào?

Điều đó chịu ảnh hưởng bởi truyền thông. Nó không phải là do con người, mà là do thông tin mà họ nhận được. Nếu ai đó nói tốt về người Việt thì họ sẽ nhận thấy khác. Nhưng truyền thông, nhất là những hãng thương mạng, thường nhằm vào các hoạt động không tốt của người Việt Nam, nhưng đó lại là những cá nhân phạm luật và cộng đồng Việt Nam không coi trọng họ.

Nhưng truyền thông cũng thường nói đến thế hệ thứ hai, họ khác với cha mẹ.

Những đứa trẻ chuối, bên ngoài thì như người nước ngoài nhưng bên trong thì khác. Chúng khác với cha mẹ là hội nhập không vấn đề và rất tiếc, nhiều khi còn không hiểu được văn hóa của cha mẹ.

http://news.data.vietinfo.e u//2012/07/29/175768/1343554946.7359.jpg
Cùng con trai Martin và Alexandr, ảnh: sme.sk/Viet Nguyen.

Chúng không có nhu cầu?

Những giá trị mà cha mẹ chúng coi trọng, chúng lại không. Chúng nói chuyện tiếng Slovakia hoặc tiếng Hungary.

Thật chứ?

Kể cả ở những gia đình mà cả cha lẫn mẹ đều là người Việt thì chúng vẫn nói chuyện tiếng Hungary hoặc Slovakia. Chúng cảm thấy là người Slovakia và khi về Việt Nam thì coi đó là đi du lịch.

Thế còn con cái anh?

Chúng ở đâu cũng được và coi cả hai nơi là quê hương. Khi chúng tôi về Việt Nam chơi, khi chúng không phải làm gì và ai cũng cưng chiều thì đương nhiên chúng rất thích.

[I][RIGHT]Nghiêm Trang – vietinfo.eu[/RIGHT