Log in

View Full Version : Chuyện thú vị đằng sau các bản quốc ca


jojolotus
08-05-2012, 12:24
- Là biểu tượng cho niềm tự hào và tinh thần yêu nước, quốc ca được chọn để phát trong các sự kiện thể thao, quốc tế. Đằng sau quốc ca của nhiều nước là những câu chuyện đáng ngạc nhiên.

Những bài quốc ca nổi tiếng

V́ có giai điệu sôi nổi mạnh mẽ nên La Marseillaise, quốc ca Pháp trở thành quốc ca dễ nhận biết nhất trên thế giới. Sau khi ra đời vào năm 1792, bài hát nhanh chóng phổ biến khắp châu Âu, trở thành nguồn cảm hứng cho các cuộc cách mạng từ Hy Lạp cho tới Nga. La Marseillaise chỉ được viết trong vài giờ ngắn ngủi khi quân Pháp chuẩn bị lâm trận chống lại quân Áo - Phổ. Tuy nhiên, Claude Joseph Rouget de Lisle, tác giả của bài hát lại không bao giờ đạt được thành công tương tự trong suốt 44 năm sau của cuộc đời.

Giai điệu của La Marseillaise đă trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều quốc ca của các nước khác như Oman, Zimbabwe.

Ngoài La Marseillaise, God Save the Queen, quốc ca của Vương quốc Anh cũng được quốc gia khác sử dụng v́ tinh thần dân tộc nổi bật thể hiện trong bài hát. Bài Oben am jungen Rhein của Liechtenstein, một quốc gia nhỏ ở Trung Âu, là một ví dụ điển h́nh. Chuyện này rất dễ gây nhầm lẫn khi quốc ca được phát trong các trận đấu của 2 đội tuyển Liechtenstein và Anh.

http://bee.net.vn/dataimages/201208/original/images955151_Pils___ Rouget_de_Lisle_chan tant_la_Marseillaise .jpg

Claude Joseph Rouget de Lisle (đứng giữa) sáng tác quốc ca Pháp La Marseillaise chỉ trong ṿng vài giờ.

Quốc ca không lời

Trong khi đó, có những quốc ca không hề có lời như La Marcha Real của Tây Ban Nha, một trong những bản quốc ca lâu đời nhất châu Âu. Thực ra, lănh đạo của đất nước ở nhiều thời kỳ đă thử đưa lời vào bài hát này nhưng các phiên bản có lời chưa bao giờ được chính thức công nhận. Nếu các bạn để ư, trong những sự kiện thể thao, khi La Marcha Real vang lên, cầu thủ và vận động viên có thể không hát nhưng đám đông trên khán đài sẽ đồng thanh "la, la, la" cùng giai điệu của bản quốc ca. Dù vậy, chẳng ai nghĩ rằng người Tây Ban Nha không yêu nước.

Bản quốc ca giá 16.000đ

Một điều đáng ngạc nhiên là một số tác giả không nhận được nhiều tiền mặc dù tác phẩm của họ được đất nước sử dụng trong suốt vài trăm năm. George Kakoma, tác giả quốc ca Uganda, đă kiện Chính phủ v́ bản quyền bài hát ngay trước khi qua đời. Năm 1962, ông chỉ được trả 2.000 shilling (khoảng hơn 16.000đ) cho bài hát.

Dusan Sestic, người sáng tác quốc ca Bosnia, khá khẩm hơn khi bài hát của ông được định giá 6.000 mark (khoảng 82,5 triệu đồng). Tuy nhiên, ông chẳng bao giờ nhận được số tiền đó bởi Quốc hội Bosnia vừa quyết định bỏ bài hát này hồi tháng 7.

Trong số những người liên quan tới các bản quốc ca, có một ca sĩ nhạc Calypso (ḍng nhạc bắt nguồn từ vùng Caribbe). Lord Burgess sinh ra ở New York nhưng lại chính là tác giả của quốc ca Barbados, đảo quốc phía Tây Đại Tây Dương. Thực ra nguyên do của chuyện này rất đơn giản. Burgess viết lời cho quốc ca Barbados v́ anh đă đi nghỉ ở đây và nhận lời nhờ vả của một người nào đó.

Đa phần các bản quốc ca nguyên gốc đều rất dài với khoảng 6 - 7 khổ nhưng ngày nay, chỉ 2 - 3 khổ được hát. Những khổ lược bỏ thường mang nhiều thông tin về lịch sử quốc gia đó.

Nếu xem bản quốc ca đầy đủ của các quốc gia Nam Mỹ, bạn sẽ thấy họ vui mừng như thế nào khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha. Tuy nhiên, vào năm 1900, những đoạn ấy đă được bỏ đi để tránh gây ra mâu thuẫn, phản cảm.


Phương Thanh
(Theo BBC, WhyGoSpain)