PDA

View Full Version : 'Thảm sát Marikana' chấn động Nam Phi


vuitoichat
08-19-2012, 11:28
Cảnh sát Nam Phi ngày 18/8 xác nhận, ít nhất 34 người chết và hơn 80 người bị thương trong vụ đụng độ xảy ra chiều ngày 17/8 giữa cảnh sát và hàng ngh́n thợ mỏ của Công ty khai khoáng Lonmin tại mỏ bạch kim Marikana cách thành phố Johannesburg khoảng 100km về phía tây bắc Nam Phi.

Đây được coi là vụ bạo lực đẫm máu nhất tại Nam Phi mặc dù quốc gia này thường xuyên xảy ra đ́nh công và bạo lực.

Trước đó, hôm 15/8, tại khu mỏ Marikana cũng đă xảy ra vụ bạo lực làm 10 người thiệt mạng, trong đó có 2 cảnh sát, trong các cuộc đụng độ giữa các liên đoàn thợ mỏ đối địch.

Theo bà Phiyega, Người phát ngôn của Lực lượng cảnh sát quốc gia Nam Phi, đây là một ngày buồn đối với đất nước: “Lực lượng cảnh sát Nam Phi rất buồn khi để xảy ra vụ việc có nhiều người thiệt mạng như vậy. Chúng tôi đă làm tất cả trong quyền hạn của ḿnh để ngăn chặn t́nh huống như thế này xảy ra. Chúng tôi tiếc thương cho những người đă mất đi mạng sống nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục tiến bước để đảm bảo an toàn cho người dân và cho đất nước”.

Trước thảm kịch này, TT Nam Phi Jacob Zuma đă quyết định không tham dự Hội nghị thượng đỉnh cộng đồng phát triển miền nam châu Phi (SADC) tại Mozambique. Ông đă lên tiếng kêu gọi các nghiệp đoàn và lănh đạo doanh nghiệp “đối thoại mà không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật hay bạo lực nào” để giải quyết vấn đề trước khi t́nh h́nh trở nên tồi tệ. Đồng thời ông yêu cầu cơ quan chức năng điều tra vụ việc để xử lư nghiêm.

Vụ việc bắt đầu xảy ra hôm 10/8 khi các thợ mỏ Marikana thuộc công ty khai khoáng Lonmin của Anh đă tổ chức đ́nh công đ̣i tăng lương lên 4.000 ren (486 USD). Khi cả hai bên người sử sụng lao động và người lao động không đạt được thỏa thuận, các cuộc đ́nh công dần dần xuất hiện và phát triển thành cuộc bạo động.
http://media12.baodatviet.v n/2012/08/19/C138798_Anh%20Tin%20 OL%201%20ngay%2018.8 .jpg
Thi thể của các công nhân mỏ Marikana hôm 16/8. (Huanqiu)

Hôm 16/8, hơn 3.000 công nhân tụ tập tại các khu vực khai thác gần một đỉnh núi cầm dao và gậy gộc đă tấn công nhóm cảnh sát đang lập rào chắn bằng dây thép gai để ngăn chặn cuộc đ́nh công được cho là bất hợp pháp của thợ mỏ. Một thợ mỏ cho biết “thà chết c̣n hơn đi làm trở lại hoặc rời khỏi đỉnh núi này”.

Cảnh sát đă dùng đến súng nước, hơi cay, đạn cao su để giải tán công nhân đ́nh công. Sau khi nỗ lực giải tán cuộc đ́nh công không thành và bị tấn công dữ dội, cảnh sát chống bạo động đă bắn vào những người tham gia đ́nh công.

Những thợ mỏ này từ chối giải tán sau khi bác bỏ tối hậu thư của ban lănh đạo mỏ ra lệnh cho họ phải quay trở lại làm việc, c̣n không sẽ bị sa thải. Một người phát ngôn của cảnh sát khẳng định các lực lượng bảo vệ trật tự đă không c̣n lựa chọn nào khác. “Họ đă bị tấn công, và để bảo vệ mạng sống ḿnh trong điều kiện tự vệ chính đáng, họ đă phải đáp trả bằng bạo lực”.

Bi kịch này cho thấy những người thợ mỏ đang phải đối mặt với "vỡ mộng" khi lời hứa của các công ty khai thác mỏ và khoảng cách thực tế. Đây là nguyên nhân cơ bản của việc các thợ mỏ gây ra bạo lực.

Giới truyền thông gọi vụ việc này là “vụ thảm sát Marikana”, gợi lại h́nh ảnh về vụ thảm sát năm 1960 dưới chế độ Apartheid làm 69 người thiệt mạng. Các đảng chính trị và công đoàn Nam Phi đă yêu cầu mở một cuộc điều tra về vụ đụng độ này.

Marikana là khu mỏ bạch kim lớn thứ 3 trên thế giới với xấp xỉ 28.000 nhân công.

Cuộc bạo động kéo dài 6 ngày qua đă làm cho sản lượng khai thác quặng của Công ty Lonmin giảm gần 300.000 tấn, đẩy giá bạch kim trên thị trường thế giới tăng 2% và làm cho giá cổ phiếu của công ty Lonmin trên thị trường chứng khoán Johannesburg tụt 7,3%, xuống mức thấp nhất trong ṿng 4 năm qua.

P.Loan (BDV)