Log in

View Full Version : Thực hư tác dụng phương pháp tập dưỡng sinh “chữa bệnh không cần thuốc”


johnnydan9
09-05-2012, 16:28
Có tới hơn 60 ngàn hội viên, Viện nghiên cứu và ứng dụng Dưỡng sinh tâm thể (gọi tắt là viện dưỡng sinh tâm thể) được thành lập từ năm 1995 đến nay đă có một mạng lưới các câu lạc bộ thành viên rộng lớn, phủ khắp 30 tỉnh, thành trong cả nước. Được những người cao tuổi cho rằng đây là phương pháp tập luyện đơn giản, không mất một đồng kinh phí, một số người ghi nhận có hiệu quả, tuy nhiên chưa từng thấy một nghiên cứu khoa học nào xác nhận về vấn đề này.


Bệnh nhân thành… bác sĩ
Nhạc sĩ, Đại tá Doăn Nho đảm nhiệm vai tṛ viện trưởng Viện dưỡng sinh tâm thể từ những ngày đầu thành lập, nhận định về một số trường hợp ông cho rằng khỏi bệnh nhờ dưỡng sinh tâm thể khó tin tưởng như “chuyện thật mà như đùa”. Trường hợp của vợ ông, bà Nguyễn Nguyệt Ánh là một ví dụ điển h́nh.
Bà Ánh bị chẩn đoán ung thu buồng trứng từ năm 1989, dự liệu chỉ 5 – 6 năm là bệnh sẽ di căn. Thế nhưng từ năm 1996, khi bắt đầu tập luyện phương pháp dưỡng sinh tâm thể th́ những biểu hiện ung thư di căn của bà Ánh đă bớt dần và bà đă khỏi bệnh trong ṿng ít ngày. Đến nay bà Ánh vẫn sống khỏe mạnh, thường xuyên tập luyện dưỡng sinh tâm thể và đem những kinh nghiệm tập luyện truyền cho các bệnh nhân khác, trở thành một hướng dẫn viên tích cực của phương pháp tập luyện này.
<table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td>http://www.phapluatvn.vn/dataimages/201209/original/images661662_H1.JPG</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="">Bà Nguyệt Ánh cho rằng nhờ dưỡng sinh mà ḿnh lành bệnh ung thư</td> </tr> </tbody> </table> Chính v́ chứng kiến người vợ khỏi bệnh một cách kỳ diệu, nhạc sĩ Doăn Nho đă t́nh nguyện đảm nhận vai tṛ viện trưởng Viện dưỡng sinh tâm thể, một công việc mà ông coi là để “đền ơn trả nghĩa” cho những ân nhân đă cứu sống vợ ḿnh.


Một trường hợp khác cũng từ người bệnh trở thành người chữa bệnh bằng dưỡng sinh tâm thể là ông Huỳnh Mĩ Cang (ngụ xă Xuân Thịnh, thị xă Sông Cầu, tỉnh Phú Yên). Những năm 1980 – 1990 của thế kỷ trước, bà Lê Thị Giành, vợ ông Cang bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp, đau tim và dạ dày rất nặng. Ông chồng cũng đen đủi không kém khi phát hiện ra cũng có khối u ở đầu. Cả hai vợ chồng ông đă được bà Hai Hương, người thường được các bệnh nhân gọi là “má Hai B́nh Định”, chữa khỏi bằng dưỡng sinh tâm thể.
Ông Cang do cảm phục phương pháp chữa bệnh và tấm ḷng của má Hai Hương nên đă t́nh nguyện theo học và mở điểm tập dưỡng sinh tâm thể tại gia đ́nh. Ông Cang cũng là một trong ba người đầu tiên theo má Hai Hương ra Hà Nội, vận động gây dựng nên Viện dưỡng sinh tâm thể như ngày nay. Hiện là viện phó Viện dưỡng sinh tâm thể, đi công tác triền miên khắp cả nước nhưng ông Cang nói về công việc của ḿnh rất mộc mạc: “Chỉ có lương tâm chứ không có lương tiền đâu! Tôi đi từ Phú Yên ra tới Hà Nội, rồi đi các tỉnh Tây Bắc đều tự bỏ tiền túi ra hết…”.


Bài tập chưa được khoa học kiểm chứng
Theo ông Cang, sở dĩ dưỡng sinh tâm thể giúp người ta từ chỗ là người bệnh, trở thành người chữa bệnh cho người khác rất nhanh v́ phương pháp này không có thủ thuật, thủ pháp hay “bùa chú” ǵ. Ông Cang hướng dẫn cách tập như sau: “Dưỡng sinh tâm thể là một liệu pháp dùng “năng lượng” để chữa bệnh, nên ban đầu người bệnh cần đến một điểm tập, hay gặp một người đi trước để nắm bắt phương pháp và tiếp nhận “năng lượng” của người hướng dẫn. Sau đó người bệnh vận động cơ thể, sử dụng “năng lượng” từ đôi bàn tay để day, xoa, bóp chỗ bị đau trên cơ thể, tự cảm nhận sự thay đổi. Sau buổi tập th́ uống một cốc nước đun sôi để nguội. Sau mười ngày th́ kết thúc một liệu tŕnh điều trị, lúc đó có thể nói ngay được khả năng lành bệnh ra sao”?.


Tại trụ sở của Viện Dưỡng sinh tâm thể ở Hà Nội (số 48, ngơ 1, phố Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên có khoảng trên 30 bệnh nhân đến để tập luyện. Mỗi buổi tập kéo dài từ 30 phút đến hai tiếng đồng hồ, tùy điều kiện của người tham gia. Có hai huấn luyện viên, thường là những người đă khỏi bệnh sau khi tập luyện, phân công nhau thay phiên hướng dẫn các học viên mới.
“Dưỡng sinh tâm thể cũng giống như các phương pháp dưỡng sinh khác đă ra đời ở Việt Nam, nhằm để tập luyện nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật mà không dùng thuốc”, một hướng dẫn viên cho biết. Các thành viên đến tập tại pḥng tập này không mất bất cứ chi phí ǵ, chỉ tự nguyện bỏ tiền nhiều ít tùy tâm vào ḥm tiền đóng góp xây dựng trung tâm, ai không có tiền đóng góp cũng có thể đến tập tự nhiên.
<table class="image center" align="center" width="400"> <tbody> <tr> <td>http://www.phapluatvn.vn/dataimages/201209/original/images661663_H2.JPG</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="">Một buổi tập của các học viên dưỡng sinh tâm thể</td> </tr> </tbody> </table> Có một điểm đặc biệt của dưỡng sinh tâm thể, theo những người trong cuộc là cả người chữa bệnh lẫn người bệnh đều phải giữ cái tâm hướng thiện, tin vào phương pháp điều trị. Theo cố giáo sư, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng th́ chữ “tâm” trong “tâm thể” chính là tâm lư, người bệnh được giải tỏa tâm lư và xây dựng niềm tin trong khi chữa bệnh, kết hợp với vận động luyện tập sẽ đem lại những hiệu quả ḱ diệu.


Thực hư tác dụng?
Chính v́ yếu tố tâm lư – tâm thế này mà bà Nguyệt Ánh, vợ nhạc sĩ Doăn Nho cho rằng bài tập dưỡng sinh tâm thể tuy dễ mà khó. Bà Nguyệt Ánh chia sẻ: “Lần đầu tôi đến học ở trung tâm dưỡng sinh tâm thể th́ chỉ thấy mỗi một bà già ngồi xoa, vỗ vùng bụng (bà Hai Hương – PV), những người khác cũng tập theo kiểu đau đâu xoa đó. Tôi thấy vớ vẩn quá, đi được 3 ngày th́ chán không muốn đi nữa. Nhưng nhà tôi cứ động viên… Đi tập thêm bốn ngày nữa th́ tự nhiên thấy đỡ hẳn. Người ḿnh như có sức bật, mỗi ngày một khác đi. Càng tập th́ bệnh tật cứ ṃn đi, người khỏe ra”. Kinh nghiệm của bà Nguyệt Ánh rút ra là có thể phương pháp dưỡng sinh tâm thể hợp với những người cần một điểm tựa tinh thần để vượt lên bệnh tật như bà.
Theo con số thống kê của Viện dưỡng sinh tâm thể từ những cuộc thăm ḍ do đơn vị này tự tổ chức, tỷ lệ người được chữa lành bệnh lên tới trên 60%, tập trung phần lớn ở nhóm bệnh về hệ vận động và hệ thần kinh. Có khoảng 30% bệnh nhân đỡ bệnh và chỉ khoảng 10% không có chuyển biến.


Nhận định về số liệu trên, Bác sĩ Hoàng Xuân Đại (Bác sĩ đa khoa từng công tác tại Viện Sốt rét kư sinh trùng và côn trùng, Bộ Y tế) cho rằng đây là tỉ lệ có thể tin tưởng được. Tuy nhiên theo bác sĩ Đại, dưỡng sinh nói chung hay dưỡng sinh tâm thể nói riêng có hiệu quả nhất với các bệnh măn tính như bệnh khớp, bệnh hen… hay các bệnh suy nhược thần kinh, tâm can suy nhược, c̣n việc “chữa khỏi ung thư” bằng dưỡng sinh tâm thể th́ chưa có tài liệu khoa học nào ghi nhận. “Đối với một số loại bệnh nếu bệnh nhân tập dưỡng sinh đúng thao tác, thời gian, thời điểm th́ sức khỏe sẽ tăng lên và đẩy lùi được bệnh tật tới 80 – 90%”, bác sĩ Đại nhận định.
Nguyễn Phượng