Log in

View Full Version : Ngày 25 tháng Tư, tại Dinh Độc Lập


saigon75
10-21-2012, 12:02
Tuy đă từ chức song cựu Tổng thống Thiệu vẫn c̣n ở trong dinh Độc Lập và c̣n áp đặt nhiều ảnh hưởng khiến cho Tân Tổng thống Trần Văn Hương gặp nhiều khó khăn trong đường lối thương nghị với Cộng sản theo như Oliver Todd ghi lại trong cuốn sách Cruel April trang 327.

Để thấy ảnh hưởng của cựu Tổng thống Thiệu đối với Tân Tổng thống Trần Văn Hượng, tôi ghi ra đây giờ giấc làm việc của hai vị cựu và tân Tổng thống với sự có mặt của Đại tướng Khiêm. Đây là ghi nhận từ phía văn pḥng Đại tướng Khiêm. Phần thời gian làm việc riêng giữa cựu Tổng thống Thiệu với Tổng thống Hương th́ có lẽ các quí vị sĩ quan tùy viên của cựu Tổng thống Thiệu xác nhận và bổ túc thêm. Các vị ấy là Chánh tùy viên Đại tá Nguyễn Văn Đức, các sĩ quan tùy viên: Đại ủy Nguyễn Xuân Tám, Hải quân Đại úy Trần Anh Tuấn.

Chương tŕnh này tôi có ghi vào sổ tay như sau:

· Ngày 22 tháng Tư, Đại tướng Khiêm:

16:00 giờ vào dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu.

18:00 giờ qua cánh phải, tại văn pḥng của Tổng Thống, gặp Tổng thống Hương.

· Ngày 23 tháng Tư, Đại tướng Khiêm:

16:30 giờ vào dinh Độc Lập gặp Tổng thống Hương khoảng 20 phút rồi qua cánh trái

dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu. Sau đó Tổng thống Hương, cựu Tổng thống Thiệu và Đại tướng họp cho đến 20:00 giờ.

· Ngày 24 tháng Tư, Đại tướng Khiêm:

Lúc 15:00 giờ vào dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu, sau đó qua văn pḥng Tổng thống Hương, rồi cùng họp với cựu Tổng thống Thiệu và Tổng thống Hương.
*****
Ngày 25 tháng Tư, Đại tướng Khiêm Lúc: 09:00 giờ sáng vào dinh gặp Tổng thống Hương, cựu Tổng thống Thiệu và Đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon của nước Pháp.

Ngoài ra theo Frank Sneep, Đại tướng Dương Văn Minh ( lúc nầy Đại Tướng Minh chưa có vai tṛ ǵ trong chánh quyền ) cũng đă góp một phần lớn vào sức ép buộc cựu Tổng thống Thiệu phải rời khỏi nước. Tướng Minh cho rằng sự có mặt của ông Thiệu làm cản trở tiến tŕnh ḥa b́nh do ông chủ trương nên ông yêu cầu tướng Timmes phải bằng mọi cách thúc bách cựu Tổng thống Thiệu sớm ra đi. Khi biết được điều này, Đại sứ Martin rất lâư làm phấn khởi; trước hết ông không muốn bị mang tai tiếng về việc ra đi của ông Thiệu, ông muốn cho dư luận tin rằng đó là sức ép từ các thế lực địa phương – không phải từ phía ṭa Đại sứ Mỹ. ( Decent Interval, trang 434)

Một tiết lộ khác của Oliver Todd, trong cuốn Cruel April, là cuối cùng Tổng thống Trần Văn Hương phải quyết định triệu hồi Đại sứ Martin vào dinh Độc Lập. Cụ Hương nêu ra nhiều lư do và nhấn mạnh với ông Martin là nếu c̣n có sự hiện diện của ông Thiệu ở Sài G̣n th́ chánh quyền do ông lănh đạo khó tiến hành các cuộc ḥa đàm với phía bên kia. Tổng Thống Hương yêu cầu nước Mỹ nhận ông Thiệu sang sống lưu vong. Ông Đại sứ hứa là chánh quyền Mỹ sẵn sàng chấp nhận ông Thiệu sang sinh sống ở Hoa Kỳ.

Nay nh́n lại các hoạt động của tướng Timmes và dựa vào các văn kiện của các Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, chúng ta thấy rơ ràng đă có áp lực mạnh mẽ từ Hoa Thịnh Đốn buộc ông Thiệu phải đi ra khỏi nước theo kế hoạch của họ ngay sau khi ông từ chức.

Văn kiện đầu tiên được gởi đi từ Hoa Thinh Đốn, đúng 12 tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, là:

Buổi sáng ngày 22 tháng 4, năm 1975, thừa lệnh Tổng thống Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp của chánh phủ này đă gởi điện văn ủy quyền cho ṭa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cấp một số parole documents (giấy tạm cư) cho phái đoàn cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. (Cruel April, trang 327)

Giấy tạm cư này có phát cho chúng tôi; ngày phái đoàn rời Việt Nam là ngày 25 tháng 4, 1975 mà trên parole documents do ṭa Đại sứ Mỹ ở Sài G̣n cấp, lại đề ngày April 22, 1975.
http://batkhuat.net/images/tl-nhu2.jpg
H́nh chụp lại từ đoạn phim tài liệu của đài ina/Pháp cho thấy TT Nguyễn Văn Thiệu, đi đầu,
Tuỳ viên Nguyễn Tấn Phận, phải, và ông Giám Đốc Nghi Lễ Phủ Tổng Thống, trái, tại cầu thang chính Dinh Độc Lập. Photo INA,
* * * *Chuẩn bị ra đi
Tại tư dinh Đại tướng Trần Thiện Khiêm. Buổi sáng ngày 25 tháng Tư, tôi thức dậy trễ v́ đêm rồi Đại úy Mùi, sĩ quan tùy viên của Đại tướng và tôi xem tivi, nói chuyện rất khuya. Ăn mặc vội vàng rồi như thường lệ tôi đến pḥng trực của Sĩ quan Tùy viên. Đây là một pḥng nhỏ, chỉ kê có một bàn viết ngay cửa ra vào tư dinh của Đại tướng. Trung tá Đặng Văn Châu là Chánh Văn pḥng đă có mặt tại đó. Ông vừa được chỉ định thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Hồng. Tôi quan sát thấy ông có vẻ bận rộn hơn những ngày thường. Lúc này vào khoảng 8 giờ rưởi. Bên ngoài trời có nắng đẹp. Tiếng người hối thúc nhau và tiếng ồn ào của đủ loại xe cộ chạy trên đường Vơ Tánh trước cửa tư dinh Đại tướng trong thời gian gần đây càng dồn dập, hối thúc hơn. Từ khi tiễn bà Trần Thiện Khiêm đi Đài Bắc, sau giờ làm việc tôi không về nhà bên vợ như thường lệ, theo lời dặn của bà là phải dành ưu tiên lo an ninh cho Đại tướng; do đó không lúc nào tôi rời ông trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc đi ra ngoài cũng như lúc ở nhà. Ngay khi ngủ ban đêm, để bảo đảm an ninh tối đa cho Đại tướng, Đại úy Mùi và tôi quyết định trải chiếu ngủ tại pḥng ăn, ngay dưới chân cầu thang dẫn lên pḥng ngủ của Đại tướng ở trên lầu. Pḥng làm việc của Đại tướng cũng ở trên đó, đặt cạnh pḥng ngủ. Trung tá Châu cho biết là chỉ thị của Đại tướng muốn tôi ra ngân hàng quốc gia đổi 3 triệu đồng bạc Việt Nam để lấy tiền Mỹ kim bằng bạc mặt (cash). Trung tá Châu c̣n lo xa và muốn cho việc đổi tiền được mau lẹ nên đă gọi điện thoại đến các cơ quan liên hệ trước v́ tôi là người lạ mới về làm việc tại tư dinh chỉ mới hơn ba tuần lễ. Tài xế đưa tôi đến thẳng văn pḥng ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn văn Thân, bí thư của ông Bộ trưởng. Anh Thân hiện định cư ở thành phố San Jose , miền bắc California . Cũng may anh Thân và tôi đă quen nhau từ trước. Anh là người vui tánh, lanh lẹ và cởi mở. Tôi cho anh biết ngay là Đại tướng Cố vấn cần mỹ kim, bằng tiền mặt, để dùng cho công tác đặc biệt. Anh bảo tôi chờ để anh tŕnh lên ông Bộ trưởng. Anh và tôi ngồi nói chuyện thời sự khoảng 20 phút th́ văn thư làm xong. Tôi cám ơn anh Thân rồi xuống pḥng phía dưới lầu gặp ông Phạm Văn Phàng, Chánh sự vụ Sở Công văn, để lấy văn thư đến Bộ Tài chánh. Trong văn thư ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Nguyễn Long Châu gởi ông Tổng Trưởng Tài chánh yêu cầu thỏa măn nhu cầu của Đại Tướng. Bản văn nầy mang số 899 P Th T/HCPC/5, hiện tôi c̣n giữ. Lúc đó vào khoảng 10 giờ hơn. Tôi vội vă rời Phủ Thủ tướng đến thẳng Bộ Tài chánh. Khi đến Bộ Tài chánh th́ được giới chức tại đó cho biết là ông Tổng trưởng đang họp và buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm. Tôi hơi thắc mắc về câu nói “buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm” nhưng tôi vẫn cứ chờ. Sau đó tôi có nhắc đây là yêu cầu của Đại tướng và có ai có thẩm quyền ở đây không ngoài ông Tổng trưởng. Họ trả lời không dứt khoát và yêu cầu tôi cứ chờ. Chờ măi đến giờ trưa v́ đói nên tôi cùng tài xế và anh hiệu thính viên truyền tin ra chợ cũ, đến tiệm Thanh Xuân ăn hủ tiếu. Tôi không ngờ đó là bữa ăn cuối cùng mà măi cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ hương vị hủ tiếu Thanh Xuân của khu chợ cũ năm nào. Sau khi ăn xong, chúng tôi trở lại Bộ Tài chánh. Ông Tổng trưởng vẫn c̣n đang họp! Lúc đó th́ đă xế trưa. Tổng trưởng Tài chánh lúc bấy giờ là ông Lê Quang Trường thuộc Nội các Nguyễn Bá Cẩn. Tôi đành phải kiên nhẫn chờ mặc dầu tôi nghi ngờ về việc “họp” của ông Tổng trưởng. Tôi có ư nghĩ không tốt về vị Tổng trưởng này lúc đó. Về sau, được biết sau tháng 4/1975, Tổng trưởng Lê Quang Trường cũng bị bắt và bị đưa đi “ học tập cải tạo ” như bao người khác. Tôi hối hận v́ đă nghi oan cho ông. Trong lúc tôi vắng mặt tại tư dinh, Đại tướng Trần Thiện Khiêm đă tiếp tướng Timmes lúc 11 giờ 50 trưa và sau đó tiếp ông Polgar vào lúc 1 giờ. Ông Thomas Polgar là Trưởng chi nhánh t́nh báo Hoa Kỳ tại Sài-g̣n. Ông chỉ huy và điều hành một cơ quan t́nh báo rất hùng hậu gồm hàng ngàn nhân viên. Ngoài hoạt động điều nghiên, thu thập tin tức địch, họ c̣n có mặt ở mọi nơi, len lỏi vào mọi ngành, mọi cấp của chánh quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Polgar là một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong mọi sinh hoạt chánh trị và quân sự ở Sài G̣n. Tôi vừa về tới th́ thấy ông này vừa ra về.

Lúc đang chờ tại văn pḥng ông Tổng trưởng Tài chánh th́ anh tài xế bất chợt xô cửa bước vào, cho biết lịnh của Đại tướng là phải trở về nhà gấp.

Trước khi trở về bộ Tổng Tham mưu, tôi cho xe chạy ṿng qua chợ Trương Minh Giảng, về nhà đứa em thứ Tám của tôi ở trong một đường hẻm nhỏ. Má tôi cũng ở đó. Tôi không gặp được ai ngoài anh Chứ, người anh thứ Tư của tôi. Tôi cho anh biết một số sự việc và báo là tôi có thể sẽ đi một ḿnh thôi, không đem ai theo được. Các anh em c̣n lại chỉ c̣n có con đường duy nhất là hăy xuống phi trường Trà Nóc ở Cần Thơ nhờ Hưng lo liệu. Hưng là em trai kế của tôi, đại úy phi công lái Cessna. Tôi căn dặn thêm là nói với Hưng, chỉ có con đường cuối cùng là lái phi cơ thẳng qua phi trường Utapao, Thái Lan.

Trên đường về tư dinh Đại tướng Khiêm, theo thói quen, tài xế thường chạy xe qua đường Trương Quốc Dung – con đường dẫn vào cổng số 5 Bộ Tổng Tham mưu là con đường nhỏ nối liền đại lộ Cách Mạng 1 tháng 11 và đường Vơ Tánh. Khi chạy ngang qua nhà anh Nguyễn Thanh Vân th́ tôi thấy anh đang đứng ngay trước cổng nhà có vẻ như trông chờ ai. Tôi cho xe dừng lại và cũng v́ chỗ thân t́nh, tôi khuyên là “các anh em” có phương tiện ǵ th́ cứ đi đi. Các anh em mà tôi nhắn ở đây là những bạn học cũ ở trường Petrus Kư trước kia, một số là sĩ quan Hải quân và một số bạn dân sự khác gồm có anh Trần Khánh Vân. Lúc đó Vân đang là Tổng cục Trưởng Tổng cục Gia cư. Tôi không biết là vào lúc đó, trong số họ, nhiều người đă đi rồi! Mặc dầu không nói ra nhưng khi Đại tướng Khiêm muốn tôi đích thân đi đổi tiền cũng là một cách gián tiếp cho tôi biết là phải “ sẵn sàng để đi. ” Có một việc bất ngờ xảy ra trước đó hai hôm cũng cho tôi thấy Đại tướng có ngầm ư cho tôi biết là “ phải chuẩn bị.” Thông thường Đại Tướng Khiêm ăn trưa xong là đi thẳng lên lầu nghỉ trưa, ít khi đi dạo phía sau vườn. Trưa ngày 23 tháng Tư, vừa ăn xong, Đại tướng không lên lầu mà lại đi ra phía sau nhà. Tôi đi theo sau ông. Đại tướng vừa bước ra khỏi cửa sau th́ bỗng có chiếc xe Mazda từ ngoài chạy vào. Tài xế thấy ông, giật ḿnh dừng xe lại. Liền sau đó vợ tôi bước xuống. Cô nầy vừa khoanh tay khom ḿnh chưa kịp thưa th́ ông đă nạt lớn: “ Sao không đi đi, c̣n ở đây làm ǵ! ” Nhà tôi sợ quá, vội vàng leo lên xe. Trong khi xe đang quay đầu chưa kịp chạy th́ Đại tướng lại la tiếp: “ Đi liền đi, c̣n chờ ǵ nữa!” Bà bà xă tôi và tôi chưa kịp nói với nhau lời nào. Ngày hôm sau, gia đ́nh bên vợ tôi lên máy bay Air Việt Nam đi Pháp. Ba vợ tôi là ông Đinh Văn Re c̣n ở lại nên tôi mới có dịp gọi điện thoại cho ông vào phút chót, lúc Đại tướng Khiêm sắp sửa lên đường.

Khi tôi về đến tư dinh th́ thấy mọi người đều lăng xăng trong bầu không khí khác thường. Thiếu tá Đinh Sơn Thông là em bà Khiêm và cũng là Bí thư của Đại tướng nói với tôi là hăy đi nghỉ ngơi rồi ăn mặc chỉnh tề để chuẩn bị tiếp khách theo lịnh của thượng cấp. Đến đây th́ tôi thấy chắc chắn hôm nay là ngày lên đường, nhưng cá nhân tôi th́ vẫn chưa có quyết định.

Nghỉ ngơi trong chốc lát rồi tắm rửa thay thường phục xong, tôi chưa vội khoác áo ngoài. Theo thông lệ tôi đi một ṿng quanh nhà để kiểm soát các quân nhân canh gát và toán cận vệ rồi trở vào bằng cửa sau.

Trước hết phải đi qua nhà bếp. Các anh làm bếp đang bận rộn nấu ăn, khuôn mặt người nào cũng có vẻ ưu tư, lo lắng; chốc chốc người nọ nh́n người kia như để gạ hỏi điều ǵ. Họ thấy tôi ăn mặc khác thường nên càng xầm x́ nhiều hơn v́ trong suốt thời gian làm việc tại tư dinh Đại tướng tôi chỉ mặc quân phục. Đặc biệt hôm nay tôi lại thay quần áo thường phục. Để tránh sự ṭ ṃ, tôi nói giă lă vài câu chuyện rồi bước lên nhà trên.
*****
Nh́n qua pḥng khách tôi thấy bàn ăn đang đặt tại đó. Tôi nghĩ bụng, đáng lẽ ra phải dọn tiệc tại pḥng ăn, ai lại dọn lên pḥng khách. Pḥng ăn rộng răi và khang trang hơn. Dĩ nhiên đây là dấu hiệu bất thường. Rồi tôi đi về phía trước nhà.

Đến pḥng trực của sĩ quan tùy viên, tôi thấy Thiếu tá Lưu là sĩ quan tùy viên lên ca, thay thế Đại úy Mùi làm việc ngày hôm trước. Anh đang xem xét giấy tờ và bận rộn lo giải quyết công việc thường nhựt một cách b́nh thản coi như không có chuyện ǵ xảy ra. H́nh ảnh anh Lưu để lại trong tôi một ấn tượng thật tốt đẹp. Sự tận tụy và tinh thần phục vụ của anh trong giây phút này thật là đáng quí. Tôi tin anh đă biết rơ mọi chuyện v́ anh là người có họ hàng với gia đ́nh Đại tướng.

Một lúc sau ông Trần Thiện Phương là anh ruột của Đại tướng đến. Ông đi thẳng lên lầu gặp Đại tướng trong ṿng vài phút rồi vội vă ra về. Sau đó Thiếu tá Đinh Sơn Tuyền là em bà Đại tướng cũng tới. Tôi đến chào ông Tuyền đang ngồi tại hành lang trước nhà với vẻ mặt trầm tư. Tôi trao số tiền 3 triệu đồng bạc lại cho ông. Sau đó Thiếu tá Tuyền chỉ vào thưa chuyện với Đại tướng trong ṿng vài phút rồi cũng vội vă ra về.

Gần xế th́ có lịnh từ Sở An ninh hoàn trả Đại úy Vân và toán cận vệ của anh về phủ Thủ tướng. Toán quân nhân gác nhà cũng được trả về Liên đoàn An ninh Danh dự. Kể từ giờ phút này nhà Đại tướng Khiêm coi như bỏ ngơ. Tôi bắt đầu lo lắng.

Lúc này cũng đă hơn 6 giờ chiều.

V́ thấy tôi có vẻ đâm chiêu Trung tá Châu cho biết là chiều nay Đại tướng muốn chánh thức mời Tổng thống Thiệu, vài nhân vật trong nội các và ngoại giao đoàn đến dự tiệc để ông chào giă biệt v́ từ ngày từ chức Thủ tướng đến nay chưa có dịp tổ chức. Tôi biết đó chỉ là lối ngụy trang cho chuyến đi. Tôi chỉ thắc mắc tại sao lại có Tổng thống Thiệu, tôi nghĩ Tổng thống Thiệu đă có kế hoạch ra đi riêng của ông.

Trời vừa chập choạng tối th́ các món ăn cũng được dọn lên. Hôm đó có chả gị, nem nướng; mấy dĩa chả gị cuốn nhỏ, chiên gịn được bày ra trông rất đẹp mắt. Cách tŕnh bày cũng làm cho thực khách cảm thấy món ăn ngon miệng hơn, nhưng lúc này ḷng dạ trăm thứ ngổn ngang th́ bụng nào thấy đói.
http://batkhuat.net/images/tl-nhu3.jpg
Hàng trước từ trái, TT Nguyễn Văn Thiệu, TT Hoa Kỳ Lyndon B Johnson, Phó TT Nguyễn Cao Kỳ
cùng chào cờ tại căn cứ không quân Mỹ tại đảo GUAM. Life magazine

ThaiHuynguyen
Gởi từ Đức