PDA

View Full Version : Đào Tuấn - Có đôi đảng viên như những con lợn


vuitoichat
10-30-2012, 16:34
“Tham ô là có tội, song lăng phí chỉ là một khuyết điểm”.

H́nh như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.

Tháng 3-1952, nhân dịp Đảng mở đợt vận động “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lăng phí, chống bệnh quan liêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă có bài nói quan trọng trước đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng: Thậm chí, ông Cụ đă nói rất nặng lời về việc: “Có đôi đảng viên như những con lợn (xin lỗi tiếng đó), họ rúc vào vườn rau của Nhà nước, chén một bữa no say”. Và: “Tham ô, lăng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm. V́ nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta”.

Sáng nay, khi Quốc hội thảo luận công khai trước ống kính truyền h́nh trực tiếp và sự theo dơi của hàng triệu cử tri, ĐBQH Lê Như Tiến đă nhắc lại lời cụ Hồ. Nỗi lo toan của ĐBQH Lê Như Tiến, cũng như của cử tri, của nhân dân đối với tham nhũng là không thừa. Khi mà thứ “Quốc nạn” đó có h́nh hài, có con số rơ ràng: Có từ 32-53% người dân được hỏi từng chứng kiến việc đưa hối lộ. 25-40% doanh nghiệp cũng thừa nhận phải trả chi phí không chính thức hàng năm hơn 2% doanh thu. Đây là con số được đưa ra 1 ngày trước (29.10), trong hội thảo “Đối thoại Phòng chống tham nhũng lần thứ 11″ cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên do Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng và Đại sứ quán Anh quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Xin hăy lưu ư đến chi tiết người dân “từng chứng kiến việc đưa hối lộ”.

Những con sâu, những bầy sâu, rất khó phát hiện trong các cuộc kiểm thảo. Nhưng trước con mắt nhân dân, nó hiển hiện công khai trắng trợn với h́nh ảnh “cướp ngày” muôn năm đúng. Những bộ phận không nhỏ, những tập đoàn tham nhũng rất khó xác định trong các cuộc chiến trên văn bản, nhưng ở ngoài đời sống, nó khôi ngô bảnh chọe và đầy quyền lực trong h́nh hài cụ thể là những người “có quyền và có tiền”.

Nhưng điều nguy hiểm không kèm mà vị dân biểu nói đến sáng nay, là thứ “anh em sinh đôi của tham nhũng”. Đó là lăng phí- cũng một kẻ thù không mang gươm, mang súng. Cặp sinh đôi này “Biến đất công thành đất tư, tiền công thành tiên tư”, làm “Suy kiệt nhựa sống xă hội”. Địa chỉ cụ thể của lăng phí là các DNNN, là Vinashin với món nợ 107 ngàn tỷ đồng, là những nghiên cứu khoa học “Đóng b́a cứng mạ chữ vàng” và chết cứng trong các thư viện khi mà kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn chỉ đạt 30%. Lăng phí c̣n là hàng triệu tấn sắt thép, xi măng đang nằm dăi dầu mưa gió. Là hàng trăm ngàn tỷ đồng từ đất bị chôn vùi xuống đất. Là vệ tinh Vinasat trị giá 250 triệu USD, tức hơn 250 ngàn tỷ đồng, trong đó có tới 80% vốn vay đang chưa lấp đầy ¼ băng tần, trong khi nhiều tổng công tiếp tục xin đầu tư hạ tầng trên mặt đất.

Kẻ thù không mang gươm mang súng, kẻ thù vô h́nh trên giấy tờ nhưng trắng trợn ngoài đời sống này đang khiến các DN “đột quỵ, chết lâm sàng, mất khả năng đề kháng”, khiến hàng triệu lao động “Ở Công ty mất việc, về quê mất đất, đi vướng núi, về vướng sông”, khiến 22 triệu lao động đang khắc khoải v́ Chính phủ “xin khất tăng lương”.

“Lăng phí th́ không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước của tập thể, th́ lăng phí cũng có tội. Tham ô là trộm, cướp, lăng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho chính phủ, có khi c̣n tai hại hơn tham ô”- 60 năm trước, Cụ Hồ đă nói thế.

Và điều nguy hiểm nhất đó, ngày hôm nay, trong hiện tại, được dân biểu Nguyễn Như Tiến trích dẫn như một căn bệnh di căn trong tư duy quản lư: “Tham ô là có tội, song lăng phí chỉ là một khuyết điểm”.

H́nh như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.

Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

jfkkfc
10-30-2012, 18:26
Dưỡng tử bất giáo, phụ chi quá, Huấn đạo bất nghiêm, sư chi đọa

mang nó ra tứ mă phanh thây

huonggiang4
10-30-2012, 20:48
"H́nh như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay."

Vẫn c̣n u mê ! Tên ma cô quốc tế, giả nhân giả nghiă mà vẫn gọi là Cu ?