PDA

View Full Version : Daphne Phụng, cô gái gốc Việt đằng sau Dự luật 35


vuitoichat
11-01-2012, 18:13
LOS ANGELES (LAT) - Daphne Phụng, một cô gái 37 tuổi gốc Việt, đă giúp Dự luật 35 (tăng h́nh phạt cho tội phạm trong giới buôn người) có mặt trong cuộc tổng tuyển cử tại California vào Tháng Mười Một, năm 2012. Dự luật này là dự luật hiện được nhiều người ủng hộ nhất.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/157113-TS-121031-Daphne.400.jpg
Daphne Phụng bỏ công việc của một nhân viên tài chính để đấu tranh chống nạn buôn bán t́nh dục. (H́nh: Imeh Akpanudosen/ Gettyimages)

Ba năm trước, sau khi coi một bộ phim tài liệu chiếu trên tivi, Daphne Phụng trằn trọc suốt đêm và những lời tâm sự của người phụ nữ Ukraina bị mang đến Mỹ để làm trong nhà chứa cứ văng vẳng trong đầu Daphne. Trong khi bạn cô đă thiếp ngủ sau cuộc đi chơi dài ngày, Daphne, khi đó là một nhân viên phân tích tài chính 34 tuổi, bắt đầu nghiên cứu và kêu sự giúp đỡ của mọi người. Hai năm sau đó, Daphne bỏ việc để dành trọn tâm sức vào việc tăng h́nh phạt cho tội ác buôn bán nô lệ t́nh dục.

“Tôi đến từ Việt Nam, một nơi mà người ta không tin vào sức mạnh của pháp luật” Phụng nói. Phụng đến Hoa Kỳ lúc 8 tuổi và nhập tịch khi học đại học. Cuốn phim tài liệu năm đó, Phụng tâm sự “khiến tôi hoài nghi nước Mỹ, một nơi mà tôi từng được nói là mang lại tự do và sự bảo vệ cho mọi người dân.”

Năm 2012, Phụng là động lực chính dẫn đến Dự luật 35 trong cuộc tổng tuyển cử tại California vào Tháng Mười Một sắp tới. Dự luật 35 sẽ mở rộng định nghĩa về tội buôn người để bao gồm những tội liên quan đến phân phối tài liệu khiêu dâm có h́nh trẻ em, tăng án tù thành 15 năm đến chung thân và tiền phạt là $1.5 triệu. Tiền phạt thu được sẽ được dùng cho nạn nhân và giới thi hành pháp luật.

“Dự luật này đánh vào tâm lư của người dân. Rất nhiều người ủng hộ dù chưa hiểu về các điều khoản của dự luật,” một cựu nhân viên của Sở Cảnh Sát San Jose cho ư kiến.

Trong số các dự luật trên các số liệu khảo sát, Dự luật 35 được nhiều người ủng hộ hơn hết thảy. Ngay từ lúc phe phản đối c̣n chưa được một sự đóng góp nào, Chris Kelly, cựu giám đốc bảo mật công ty Facebook, đă tặng $2 triệu cho phe ủng hộ Dự luật 35.

Những người phản đối Dự luật 35 nói rằng, “Việc theo dơi hoạt động trên Internet là xâm phạm quyền riêng tư của người dân.” Mọi người cho biết, “Tuy chúng tôi chống nạn buôn người, nhưng dự luật này được soạn thảo không rơ ràng và sẽ làm tiểu bang tốn tiền. Nạn buôn người sẽ không thuyên giảm chỉ v́ h́nh phạt tăng.”

Ngược lại, phe ủng hộ Dự luật 35 nói rằng, “Chúng ta cần những luật mạnh hơn để ngăn chặn những kẻ buôn người và lạm dụng t́nh dục trên mạng đang ngày phổ biến. Chúng ta cũng cần nhận diện nạn nhân, bảo vệ và giúp đỡ họ. Chúng ta cần phải thông qua Dự luật 35.”

Riêng bản thân Daphne Phụng cho biết, “Dự luật chỉ là bước đầu của cuộc đấu tranh chống lại nạn buôn người.” Trong lúc tṛ chuyện với hàng trăm hội đoàn, Phụng nói, “Nếu bạn muốn một thứ nào đó, bạn phải tự đưa tay ra bắt lấy nó.” Phụng lập ra tổ chức có tên Californians Against Slavery, tạm dịch là California chống nạn nô lệ, gơ cửa từng nhà và xin chữ kư người dân.

Nếu Dự luật 35 được người dân thông qua, Phụng nói “là một thành công đến trễ” sau bao nhiêu thời gian và công sức mà Phụng bỏ ra tại Sacramento. Cô sẽ kiếm việc để đi làm lại. “Chắc lại là một công việc về tài chính,” Phụng tâm sự. (T.A/nguoi-viet)