Log in

View Full Version : Người dân nghĩ ǵ về việc VN ứng cử vào UNHRC - phần 1 & 2


vuitoichat
11-15-2012, 15:54
Tường An, thông tín viên RFA (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-1-ta-11142012114447.html)

Sau khi Thứ trưởng Phạm B́nh Minh tuyên bố Việt Nam sẽ ứng cử vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 th́ có nhiều nguồn dư luận trong và ngoài nước quanh việc này.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-1-ta-11142012114447.html/000_Hkg5563509-305.jpg
Công an trước Ṭa án Nhân dân Hà Nội trong một phiên xử các học viên Pháp Luân Công./AFP photo
<embed src='http://giaoduc.net.vn/FlashPlayer/Player.swf' height='22' width='400' allowscriptaccess='a lways' allowfullscreen='tru e' flashvars="&file=http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-1-ta-11142012114447.html/11142012-unhrc-phan1-ta.mp3&plugins=viral-2d"/>

Hôm 28/2, phát biểu tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HĐNQ LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Thường trực Phạm B́nh Minh khẳng định, Việt Nam sẽ đảm nhiệm tốt vai tṛ này và sẽ có những đóng góp tích cực vào công việc chung của HĐNQ LHQ, v́ một thế giới ḥa b́nh, thịnh vượng và công bằng.

Phản đối

Ngay sau đó, có nhiều ư kiến phản đối từ trong nước cũng như ở hải ngoại phản đối việc Việt Nam ứng cử vào HĐNQ này. Tại hải ngoại, nổi cộm nhất là phong trào vận động 100.000 chữ kư với lời kêu gọi «Triệu con tim, một tiếng nói» của đài truyền h́nh SBTN.

Từ trong nước, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một kỹ sư, doanh nhân và là cựu viện trưởng viện ngiên cứu phát triển IDS, nay đă giải thể, ông b́nh luận về tin này như sau :

«Theo tôi biết Việt Nam có ư muốn tham gia vào HĐNQ LHQ từ lâu rồi. C̣n việc nộp đơn vào th́ cũng là một chuyện mà người ta muốn từ lâu rồi. Việt Nam có một kiểu riêng về Nhân quyền. Những người trọng trách trong nhà nước Việt Nam luôn nói Việt Nam tôn trọng Nhân quyền. Việt Nam đă kư những công ước quốc tế về Nhân quyền và rất là tôn trọng Nhân quyền.

Tuy nhiên hiểu theo đúng tinh thần vể Nhân quyền theo những văn kiện của LHQ th́ Việt Nam không tôn trọng Nhân quyền, không đảm bảo cho người dân được những quyền con người cơ bản. Và việc mà Việt Nam muốn xin gia nhập vào HĐNQ của LHQ, đó là ư muốn của Việt Nam và có thể Việt Nam muốn quảng bá cho thế giới thấy rằng nước Việt Nam cũng như chính quyền Việt Nam rất là tôn trọng Nhân quyền. Nhưng mà tôi nghĩ rằng những người ở LHQ có thẩm quyền để kết nạp Việt Nam hay không mà chấp nhận Việt Nam vào Hội đồng này th́ tôi nghĩ đó sẽ là một bước sỉ nhục cho những tuyên bố về Nhân quyền của LHQ.»

Hàng chục năm nay, dân oan biểu t́nh đ̣i đất, chống tham nhũng, chống bất công xă hội. Ngày 1 tháng 11, thương binh, dân oan, biểu t́nh trước trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng ở Hà Tĩnh. Ngày 6 tháng 11, hàng trăm dân oan, cựu chiến binh, khắp ba miền Nam Trung Bắc, tập hợp trước vườn hoa Lư Tụ Trọng. Dù HĐNQ LHQ vẫn c̣n là một khái nhiệm mơ hồ đối với chị Phạm thị Kiều, một dân oan ở Daknong, đă đi khiếu kiện từ nhiều năm nay trong vô vọng nhưng Nhân quyền đơn giản là quyền được sở hữu mảnh đất do ḿnh gầy dựng lên bằng công sức của ḿnh:
Nếu ủng hộ cho họ, cho những kẻ luôn vi phạm Nhân quyền trong đất nước của họ th́ đây là một tiền lệ rất nguy hiểm và là một mối đe dọa cho Tự do, Dân chủ trên toàn thế giới.
Nhà báo Trương Minh Đức
«Tôi là Phạm thị Kiều, tôi đă đi khiếu kiện rất nhiều năm nay, 7-8 năm nay rồi chứ không phải là ít. Bởi v́ nói về Nhân quyền, quyền con người, quyền được sống th́ không biết là cái quyền ấy ở đâu mà bây giờ chúng tôi chết không được, sống không xong, phải nói thật là như vậy. Bởi v́ sao ? bởi v́ đất của chúng tôi th́ các ông ấy cấu kết với nhau thành một băng nhóm ăn cướp mảnh đất của gia đ́nh nhà tôi.

Có làm thế nào th́ cũng phải theo luật pháp của nhà nước, đă có luật th́ cứ theo luật mà làm. Chúng tôi là dân đen thấp cổ bé họng không kêu ai được. Mấy năm nay dầm mưa dăi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để làm nên cuộc sống, thế bây giờ cuộc sống của chúng tôi cũng bị cướp. Có nghĩa là ăn cướp giữa ban ngày, ăn cướp một cách trắng trợn luôn».

Trong khi Thủ tướng Phạm B́nh Minh khẳng định: Việt Nam cần tham gia làm thành viên của Hội đồng nhân quyền để cùng các nước thực hiện quyền con người, chia sẻ những kinh nghiệm thành công của Việt Nam qua kinh nghiệm tham gia Hội đồng Bảo an, hoàn toàn có cơ sở tin rằng Việt Nam sẽ đóng góp tốt hơn vào công việc của HĐNQ, th́ ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Theo dơi Nhân quyền Human Rights Watch có cái nh́n khác hẳn :

“Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần. Thật quá tàn nhẫn. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Hà Nội về tôn trọng nhân quyền và cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để Việt Nam ngồi vào chiếc ghế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”

Nhà báo Trương Minh Đức, bị bắt v́ viết các bài báo chống tham nhũng. Ông bị kết án 5 năm tù về tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ theo điều 258 Bộ luật h́nh sự. Vừa ra tù được 6 tháng này, ông cho biết ư kiến của ông về việc này :

«Tôi được biết nhà cầm quyền CSVN đang vận động và làm đơn xin gia nhập vào Hội Đồng Nhân quyền của LHQ. Theo tôi nhận định rằng, trong nhiều năm qua, Việt Nam bị các tổ chức Nhân quyền , nhiều nước trên thế giới đă khuyến nghị là vi phạm Nhân quyền, đàn áp tôn giáo và Tự do Ngôn luận. Gần đây nhất là đă đưa ra những bản án phi lư, nặng nề đối với những người bất đồng chính kiến và Tự do Báo chí.

Tôi nghĩ việc nhà cầm quyền CSVN làm đơn xin ứng cử vào HDNQ LHQ trước tiên họ phải tự soi ḿnh lại coi họ có đủ tư cách hay chưa ? Và tôi cũng mong rằng những nhà lănh đạo các quốc gia yêu chuộng và tôn trọng Tự do, Dân chủ trên toàn thế giới hăy tẩy chay những kẻ độc tài ứng cử vào HĐNQ của LHQ. Nếu ủng hộ cho họ, cho những kẻ luôn vi phạm Nhân quyền trong đất nước của họ th́ đây là một tiền lệ rất nguy hiểm và là một mối đe dọa cho Tự do, Dân chủ trên toàn thế giới. »

Ủng hộ
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-1-ta-11142012114447.html/000_Hkg7530199-250.jpg/image
Công an ngăn cản những người biểu t́nh hô to khẩu hiệu chống Trung Quốc khi họ diễu hành về phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 7 năm 2012. AFP photo
Tuy nhiên, vẫn có những nhận định tích cực khác cho rằng nếu Việt Nam được vào HĐLHQ, họ sẽ phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, Việt Nam phải hợp tác toàn diện với HĐNQ. Từ Hà Nội, Nhà báo tự do Dương thị Xuân cho biết cũng cùng quan điểm đó :

«Theo tôi đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho vấn đề đấu tranh Nhân quyền ở Việt Nam. Ở Việt Nam không có Nhân quyền, thực tế là Tự do Ngôn luận mới là quyền con người đầu tiên và cũng là quyền mà tạo hóa ban cho con người thiêng liêng nhất th́ bị nhà cầm quyền hiện nay ngăn chặn : không được ra báo chí tư nhân, không có tự do ngôn luận, cũng không có những quyền Tự do cơ bản.

Sự kiện Việt Nam xin gia nhập HĐNQ LHQ khoá 2014-2016 th́ theo tôi là chúng ta ủng hộ một cách tích cực v́ vấn đề này sẽ thúc đẩy cuộc đấu tranh Nhân quyền trong nước được mạnh mẽ hơn trên cơ sở là Việt Nam gia nhập vào HĐNQ của LHQ niên khóa 2014-2016. Theo tôi th́ Việt Nam phải nhanh chóng ân xá, trả tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị.

Đấy là cái vấn đề mà tôi nghĩ Việt Nam ngày hôm nay phải thực thi ngay, phải trả lại tự do cho toàn bộ tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm. Cái thứ hai, trong bản yêu sách của nhân dân An Nam, Nguyễn Ái Quốc đă nộp bản yêu sách này tại Hội nghị Fontainebleau tại Versaille đến 100 năm nay vẫn c̣n giá trị nguyên, đó là vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập đảng th́ Việt Nam ngày hôm nay mới chứng tỏ ḿnh rất thiện chí muốn đẩy mạnh vấn đề Nhân quyền ở Việt Nam.»
Sự kiện Việt Nam xin gia nhập HĐNQ LHQ khoá 2014-2016 th́ theo tôi là chúng ta ủng hộ một cách tích cực v́ vấn đề này sẽ thúc đẩy cuộc đấu tranh Nhân quyền trong nước được mạnh mẽ hơn.
Nhà báo tự do Dương thị Xuân
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc UNHRC ra đời năm 2006, có tổng cộng 47 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, là một ṭa án công luận chuyên xem xét và phê phán các hành vi vi phạm nhân quyền của các nước trên thế giới. Ngày 12/11/2012 có 18 ghế được bầu lại, chia thành 5 ghế cho khối Phi Châu, 5 cho khối Á Châu, 2 cho khối Đông Âu, 3 cho khối Tây Âu và 3 cho khối Nam Trung Mỹ. Việt Nam có thể xin ứng cử vào 1 trong 5 ghế khuyết của khối Á Châu lần này.

Việt Nam hiện đang vận động sự ủng hộ của các nước trong nỗ lực ứng cử vào Hội đồng HĐNQ. Bên lề Hội nghị thường niên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9, Ngoại Trưởng các nước Đông Nam Á lên tiếng ủng hộ Hà Nội.

Tuy nhiên, sau hàng loạt các vụ bắt giam và xét xử những nhà hoạt động nhân quyền trong nước đặc biệt là sau phiên xử 3 blogger, các thanh niên công giáo, sinh viên..v.v… làn sóng phản đối ư định của Hà Nội muốn gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của các tổ chức bảo vệ Nhân quyền trên thế giới ngày càng dâng cao.

vuitoichat
11-15-2012, 15:59
Tường An, thông tín viên RFA (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-2-ta-11142012122023.html)

Sau phiên họp tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm B́nh Minh thông báo, Việt Nam quyết định ứng cử vào cơ quan này trong nhiệm kỳ 2014-2016, dự kiến sẽ được bầu trong năm 2013.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-2-ta-11142012122023.html/000_Was4284173.-305.jpg
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm B́nh Minh trong một phiên họp Đại Hội Đồng LHQ tại New York năm 2011/AFP photo
<embed src='http://giaoduc.net.vn/FlashPlayer/Player.swf' height='22' width='400' allowscriptaccess='a lways' allowfullscreen='tru e' flashvars="&file=http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-2-ta-11142012122023.html/11142012-unhrc-phan2234-ta.mp3&plugins=viral-2d"/>

VN muốn chứng tỏ thiện chí

Quyết định này đă gây ra hai phản ứng trái ngược. Rơ ràng nhất là làn sóng phản đối từ các tổ chức bảo vệ Nhân quyền ở hải ngoại, cũng như các nhà bất đồng chính kiến trong nước, các bloggers. Trong khi đó, các báo chí lề phải như VOVonline th́ cho rằng: «Việt Nam có chung mục đích với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đó là đề cao cũng như tôn trọng quyền của con người trong mọi chính sách phát triển của đất nước. Với nhiều nỗ lực và thành tựu việc đảm bảo quyền con người.»

Tuy nhiên, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Tổng thư kư giáo hội Tin lành Mennonite, người từng bị nhà cầm quyền VN bắt bớ, sách nhiễu rất nhiều lần th́ không tin vào thiện chí đó, ông nói:

“Việt Nam trước đây họ cũng kư vào Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, rồi họ cũng tham gia kư hiệp ước Quốc tế về quyền Dân sự và quyền Chính trị, chống phân biệt chủng tộc từ rất lâu, rất sớm. Điều ước quốc tế Việt Nam tham gia kư phải nói hàng ngàn các điều ước quốc tế. Kư cái ǵ, gia nhập cái ǵ th́ Việt Nam rất là hăng hái, ai gia nhập Việt Nam cũng xin gia nhập hết, những làm hay không, đó mới là vấn đề quan trọng.

Mà h́nh như tôi thấy là ngay cả pháp luật nhà nước Việt Nam đây, chính sách của Đảng và nhà nước đây mà họ c̣n làm không xong đây mà đ̣i tham gia HĐNQ Quốc tế để mà thực hiện quyền con người, cái Nhân quyền căn bản cho nhân loại. Trong nước từ đảng viên này tới đảng viên nọ, với người dân ủng hộ kháng chiến mà họ c̣n không tôn trọng, cướp đất, cướp đai mà làm sao họ vào HĐNQ đó làm cái ǵ.

Đó là sự hoài nghi của chúng tôi ở trong nước. Trong cái ḍng chảy suy nghĩ đang tuyên truyền phổ biến trong giới trong Việt Nam là: họ luôn luôn lập luận, ngay cả trong giới bạn bè, ngay cả giáo sư đại học cũng lập luận là “Chủ quyền của Đảng lănh đạo cầm quyền cao hơn Nhân quyền”. Lư luận đó bây giờ họ vẫn chưa thay đổi. Cho nên không biết họ nộp đơn vào đó để làm ǵ ? Trong khi cái quan niệm về Nhân quyền giữa đảng CSVN này, cái lập luận chính thống của họ phổ biến trong nước là nó khác một trời một vực với quan điểm về Nhân quyền mang tính cách phổ quát của Quốc tế mà họ nạp vô đó làm ǵ ? Tôi cũng không hiểu họ.”

Ông Leonard Leo thuộc Uỷ Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới sau chuyến đi từ Việt Nam về cho biết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không được nh́n nhận, vẫn c̣n nhiều tu sĩ đang bị giam cầm, phía công giáo th́ có nhiều người khác bị theo dơi hay bắt giữ , hàng chục tín đồ và chức sắc hai tôn giáo lớn ở miền Tây như Cao Đài và Hoà Hảo c̣n bị giam cầm. Ông nhấn mạnh chuyến đi Việt Nam vừa qua cho ông thấy rơ Việt Nam cần phải cải thiện và mở rộng chính sách tôn giáo để người dân được tự do hơn trong lănh vực này.

Ông Nguyễn văn Thơ, Hội trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Túy tỉnh Đồng Tháp, bị kết án 6 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng khi ông cùng các đồng đạo tuyệt thực đ̣i tự do tôn giáo, mới ra tù ngày 2 tháng 10 vừa qua. Qua những trải nghiệm bản thân, ông nhận xét về t́nh trạng Nhân quyền của Việt Nam như sau:

“Thật t́nh mà nói, Việt Nam không có Nhân quyền. Tôi nhớ, tháng 4 năm 2006, đă có lên danh sách 118 đầu tiên phổ biến Tuyên Ngôn cho Dân chủ, Nhân quyền cho Việt Nam.Rồi từ đó, CS trấn áp, bắt bớ, tù đày như là Linh mục Nguyễn văn Lư, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn văn Đài, Lê thị Công Nhận, Trần Quang Đạo rồi anh Trần Quốc Hiền, lại thêm anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng….v.v…Hàng ngàn người đấu tranh cho vấn đề Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam mà bị tù đày nghhiệt ngă.

Chính tôi ở trại giam Xuân Lộc 6 năm mới ra ngày 2 tháng 10 năm nay đă nh́n thấy bàn tay sắt của CS đối với những người tù đày hết sức là nghiệt ngă. Hiện giờ tôi thấy anh Trần Huỳnh Duy Thức, khi tôi ra khỏi nhà tù th́ hiện đang c̣n bị biệt giam, c̣n bị nhốt trong khám tối. Nhà nước CHXHCNVN đi ngược lại Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Để dẫn chúng những lời ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đă nói: “Ta nói ít, làm đúng, Lời nói đi đôi với việc làm. Ta không nói một đàng, làm một nẻo”. Mới đây ông Nguyễn Phú Trọng cũng lên phát biểu: “Ta nói ít làm đúng” Theo tôi nhận xét th́ CS nói một đằng, làm một nẻo. Sự thật Việt Nam không có Nhân quyền , những người đấu tranh cho Dân chủ , Nhân quyền bị bắt, bị tù đày th́ làm ǵ có Nhân quyền ? Nếu có Nhân quyền th́ quư vị này đi đấu tranh chi cho bị tù tội”. Tôi khẳng định Việt Nam không có tự do tôn giáo. »

Dân mất niềm tin
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinion-ab-vn-candidacy-unhrc-2-ta-11142012122023.html/000_Hkg7732279-250.jpg/image
Luật sư Lê Quốc Quân (giữa) cùng những người nông dân biểu t́nh chống trưng thu đất đai tại Hà Nội tháng 8/2012. AFP photo
Trong những ngày qua, ở hải ngoaị, có hai thỉnh nguyện thư nhận được khá nhiều sự hưởng ứng từ các trang thông tin điện tử và cộng đồng mạng. Một là thỉnh nguyện thư gửi cho Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và các lănh đạo thế giới kêu gọi ngăn chặn Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Hai là thỉnh nguyện thư “Triệu con tim, một tiếng nói” vận động cho nhân quyền Việt Nam do Đài truyền h́nh SBTN phát động. Các hoạt động này cũng gây được tiếng vang về trong nước. Từ Huế, Linh Mục Phan văn Lợi lên tiếng:

“Việc mà nhà cầm quyền CSVN nộp đơn để xin vào HĐNQ của LHQ đă làm cho những nhà đấu tranh ở Việt Nam, những nhà đối kháng, những nhà Dân chủ rất là ngạc nhiên và phẫn nộ, bởi v́ chế độ CSVN là một chế độ đàn áp Nhân quyền khốc liệt nhất. Không những đàn áp tôn giáo mà c̣n đàn áp những quyền khác như là Tự do ngôn luận, Tự do hội họp, Tự do bầu cử. Bao nhiêu sai lầm mà nhà cầm quyền CSVN đang gây ra cho Dân tộc th́ làm sao mà có thể ngồi vào một cái định chế Quốc tế để mà lên tiếng cho Nhân quyền ? Phạm Nhân quyền th́ có, cho nên là chúng tôi hoàn toàn phản đối chuyện nhà cầm quyền CSVN được vào HĐNQ.

Chúng tôi biết rằng có 1 chiến dịch lấy chữ kư trên toàn thế giới để ngăn cản việc này, và chiến dịch đó rất là chính đáng. Mọi người Việt Nam trong cũng như ngoài nước sẽ kư vào để cho Quốc tế thấy rằng nhà cầm quyền CSVN tuy đă kư vào các tuyên ngôn Nhân quyền, các công ước Nhân quyền, nhưng không bao giờ tuân giữ cả. Nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn dối trá, sai những phái đoàn ra hải ngoại, ra các nước khác để mà bưng bít, để mà ngụy biện. Họ đưa ra hai bộ luật, một bộ luật rất tốt đẹp để lừa gạt thế giới, c̣n luật áp dụng ở Việt Nam là triệt tiêu tất cả mọi quyền của con người .”

Từ Thụy điển, Cư sĩ Phật giáo Thích Trí Lực tŕnh bày quan điểm của ông:

“Theo tôi th́ Việt Nam không xứng đáng, thực sự không xứng đáng để gia nhập vào HĐNQ này, bởi v́ Việt Nam có tôn trọng Nhân quyền đâu mà gia nhập HĐNQ? Trong những năm qua, nhà cầm quyền CQVN đă đàn áp mọi sự bất đồng chính kiến như việc bắt giam những bloggers, hay gần đây bắt giam những sinh viên đă biểu t́nh hoặc tỏ bày thiện ư chống xâm lược Trung Quốc.
Theo tôi th́ Việt Nam không xứng đáng, thực sự không xứng đáng để gia nhập vào HĐNQ này, bởi v́ Việt Nam có tôn trọng Nhân quyền đâu mà gia nhập HĐNQ?
Cư sĩ Phật giáo Thích Trí Lực
Nếu Việt Nam muốn gia nhập HĐNQ LHQ th́ trước hết Việt Nam hăy tôn trọng quyền con người. Tôn trọng quyền con người có nghĩ là Việt Nam hăy tôn trọng quyền Tự do Dân chủ và nhất là phải để cho các tôn giáo độc lập và tự quyết các vấn đề nội bộ của ḿnh. Đằng này, Việt Nam đă thẳng tay đàn áp các tôn giáo đi ngược lại chính sách của họ, điển h́nh là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do Ngài Hoà Thượng Thích Quảng Độ lănh đạo. Bao nhiêu năm qua, giáo hội đă bị đàn áp trắng trợn không chút nương tay và c̣n biết bao nhiêu tôn giáo khác không nằm trong sự kiểm soát của nhà cầm quyền CS cũng đă bị đàn áp tương tự như thế. Th́ theo tôi, Việt Nam không xứng đáng để gia nhập vào HĐNQ này.”

Việc Việt Nam có thể ngồi vào 1 trong 47 chiếc ghế của HĐNQ LHQ không có nghĩa nó sẽ là một tấm b́nh phong để Việt Nam có thể tiếp tục các hành vi vi phạm Nhân quyền mà ngược lại, Việt Nam sẽ phải chấp nhận đứng dưới sự giám sát của "Thủ tục Xem xét Định kỳ T́nh trạng Nhân quyền" (UPR) của nước ḿnh trong nhiệm kỳ tại chức. Và dĩ nhiên, Việt Nam sẽ phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền của cơ quan này. Với Việt Nam, đây là một cơ hội mà cũng là một thách thức để Việt Nam thực hiện những ǵ mà Hà Nội vẫn thường hứa hẹn với thế giới trong lănh vực nhân quyền.
s9QAjKnvV4A

jfkkfc
11-15-2012, 20:07
Sau khi Thứ trưởng Phạm B́nh Minh tuyên bố Việt Nam sẽ ứng cử vào HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, Lào tuyên bố sẽ thành lập đội ngư phủ và cảnh sát biển, tương lai sẽ mua thêm tàu ngầm và tàu đổ bộ.

cc4cc
11-15-2012, 20:14
Việt Nam trượt Hội đồng Nhân quyền LHQ
Ngày hôm qua, 12/11/2012 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đă bầu ra 18 thành viên mới, trong đó không có Việt Nam.

18 quốc gia mới được bỏ phiếu kin bao gồm: Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela xếp theo thứ tự bảng chữ cái Latin).

Việt Nam đă bị 'đánh rượt' - Đây có lẽ là điều Chính Phủ Việt Nam phải thấy đó là nỗi nhục khi mà cả Pakistan, Venezuela, Kazakhstan, Kenya, Ethiopia.... cũng được bầu trọn!

HĐNQLHQ với tổng số 47 thành viên là một bộ phận liên quốc gia trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng là tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu và giải quyết t́nh trạng vi phạm nhân quyền cũng như đưa ra các khuyến nghị đối với những vi phạm này.

Thành viên của Hội đồng được phân phối công bằng theo địa lư bao gồm: 13 cho các nước châu Phi, 13 cho các quốc gia châu Á, 8 cho châu Mỹ Latin và vùng biển Caribbean, 7 cho các quốc gia Tây Âu và 6 cho Đông Âu.

Trong thời gian qua, đảng và nhà nước Việt Nam cũng đă ứng cử vào HĐNQLHQ và đă có những vận động rầm rộ qua các hoạt động ngoại giao quốc tế, điển h́nh là vào khoá họp thứ 21 của HĐNQLHQ, cũng như trên các phương tiện truyền thông của đảng vào nhà nước.

Trong khi t́m cách Quảng bá, vận động rầm rộ th́ Việt Nam lại gia tăng hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng và ngày càng gia tăng tại Việt Nam, nhiều tổ chức người Việt – bao gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam, Quỹ Tù nhân Lương tâm, Tập hợp V́ Nền Dân Chủ, và Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS - đă đồng kư tên vào một bản lên tiếng phản đối nhà nước cộng sản VN ứng cử vào HĐNQLHQ.

Lời phát biểu của – Bs Nguyễn Đan Quế – đại diện Tổ chức Tập Hợp V́ Nền Dân Chủ có thể nói lên đủ mọi góc cạnh của vấn đề: “Việt Nam không đủ tư cách để ứng cử hay trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Những người ra ứng cử phải đại diện cho những nước có thành tích nhân quyền tương đối tốt để có thể lên tiếng tranh đấu cho những vụ vi phạm nhân quyền ở nước khác. Hiện giờ cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển h́nh như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG chẳng hạn, hoặc đàn áp các cuộc biểu t́nh của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hoàn toàn là những sự lên tiếng có tính cách ôn ḥa. Chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc, cho các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử.”

cc4cc
11-15-2012, 20:16
Danh sách 47 thành viên HĐNQLHQ và thời điểm hết nhiệm kỳ:

Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013), Uganda (2013). Những thành viên mới cho nhiệm kỳ 2013-2015: Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela.

T́nh h́nh nhân quyền của Việt Nam vốn đă xấu càng trở nên trầm trọng trong những năm qua dưới thời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật xuất thân từ công an. Hàng loạt những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến hay các blogger bị kết những bản án hết sức nặng nề, thậm chí tới 16 năm như trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, 14 năm rưỡi như Điếu Cày (qua 2 lần bị kết án), 10 năm như Tạ Phong Tần. Gần đây nhất là vụ xử tù 2 nhạc sĩ An B́nh và Việt Khang chỉ v́ những bài hát chống Trung Quốc và việc họ là thành viên của một tổ chức tranh đấu ôn ḥa. Kế tiếp là vụ bắt giữ 2 sinh viên với rất nhiều mờ ám.
Trong lúc Miến Điện, một nước độc tài quân phiệt đang có những chuyển biến tích cực nhằm dân chủ hóa đất nước th́ Việt Nam vẫn đi ngược lại tiến tŕnh thời đại.
Việc Việt Nam tự ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền từng bị một số nhà b́nh luận cho rằng, giống như gái đĩ đi rao giảng trinh tiết. Đây chính là hậu quả của hàng loạt vụ bắt bớ, đàn áp biểu t́nh, bắt cóc, vi phạm quyền tối thiểu của con người mà chính Tên Đồ Tể Nguyễn Văn Hưởng đă gây ra và Ngài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng - Người 'kiên định' sử dụng đồ tể làm cố vấn sẽ phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả nhục nhă này!

tuhientram
11-15-2012, 23:44
Vạch mặt xảo trá của VC bà con. Cám ơn cc4cc