Log in

View Full Version : 4 thách thức đối ngoại trước mắt của ông Obama


vuitoichat
12-05-2012, 11:01
Ngoài những vấn đề kinh tế, đối ngoại được xem là một thách thức lớn đối với ông Obama trong nhiệm kỳ thứ 2 tại Nhà Trắng.

Thách thức mang tên Iran

Trong đó, giải quyết mối quan hệ với Iran là một thách thức rất lớn đối với Tổng thổng Obama, đặc biệt là chương tŕnh hạt nhân của nước Cộng ḥa Hồi giáo này. Các biện pháp trừng phạt kinh tế xem chừng khó ḷng ngăn cản chương tŕnh hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, sử dụng vũ lực cũng không phải là một giải pháp khả thi trong bối cảnh hiện tại.

Robin Niblett, Giám đốc Học viện Quan Hệ Quốc Tế Hoàng gia Anh nhận định, chính quyền Obama sẽ không thể duy tŕ sự mơ hồ của ḿnh đối với chương tŕnh hạt nhân của Iran. Ông nói: “Obama là một người rất thực dụng khi nói đến việc sử dụng vũ lực”
http://media12.baodatviet.v n/2012/11/13/C146438_iran-nuclear-programbaodatv.jpg
Chương tŕnh hạt nhân Iran là bài toán khó đối với Tổng thống Obama Ảnh minh họa

Theo quan điểm của ông Obama, một cuộc tấn công phủ đầu bằng quân sự khó ḷng làm chậm chương tŕnh hạt nhân Iran trong một vài năm.

Thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế là lựa chọn hàng đầu của ông Obama nhằm làm chậm chương tŕnh hạt nhân Iran.

Tuy nhiên, trước bầu cử tổng thống Mỹ một tuần, Không quân Iran đă tấn công một máy bay không người lái MQ-1 Predator của Mỹ trên biển Arab. Vừa mới đây, chiếc UAV Scan Eagle bị tóm gọn khi đang thực hiện nhiệm vụ trên không phận Iran. Thách thức với Tổng thống Obama là phải đáp trả hành động này như thế nào. Với Lầu Năm Góc im lặng trước vấn đề này không phải là thói quen của họ.

Làm thế nào để không dùng đến các biện pháp quân sự mà vẫn làm hài ḷng các quan chức Lầu Năm Góc là một bài toán khó cho ông Obama trong giải quyết mối quan hệ với Iran.

Chiến lược UAV

Trong nhiệm kỳ đầu của ḿnh, ông Obama đă đẩy mạnh việc sử dụng các phương tiện bay không người lái cho nhiệm vụ tấn công chống khủng bố tại Afghanistan, Pakistan, Yemen.

Điều này đă đem lại những hiệu quả nhất định, đỉnh điểm của chiến lược UAV này là chiến dịch tấn công tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Tuy nhiên, chiến lược UAV của ông Obama đang vấp phải sự phản đối quyết liệt từ chính quyền và người dân các nước sở tại.

Ông Robin Niblett cho biết: “Chính quyền có đủ khả năng để loại bỏ các mối đe dọa từ sự tiến hóa của chủ nghĩa khủng bố. Tổng thống sẽ mở rộng chiến lược UAV của ḿnh với mức độ rộng răi hơn bao giờ hết ở nhiệm kỳ thứ 2 của ḿnh. Tuy nhiên, điều này sẽ tác động rất lớn đến danh tiếng và uy tín của nước Mỹ trên trường quốc tế”.
http://media12.baodatviet.v n/2012/11/13/C146438_drone-baodatviet.vn_1.jpg
Loại trừ mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và đảm bảo h́nh ảnh nước Mỹ là điều không hề dễ dàng với ông Obama.

Tranh chấp chủ quyền biển đảo tại châu Á

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền Obama khéo léo né tránh việc can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền tại châu Á - Thái B́nh Dương. Đây được đánh giá là một sự thành công trong việc tránh làm căng thẳng mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền tại châu Á - Thái B́nh Dương đang có dấu hiệu nóng hơn.

Nếu đứng ngoài các tranh chấp, Washington sẽ đánh mất ḷng tin với các đồng minh chiến lược, nếu tham gia vào một trong các bên tranh chấp có thể dẫn đến các xung đột vũ trang, đó sẽ là thảm họa không chỉ với khu vực.

Việc cung cấp vũ khí cho Đài Loan cũng là một thách thức không nhỏ, đa phần các quan chức Lầu Năm Góc đều tỏ ra không hài ḷng với quyết định từ chối đề nghị mua 66 chiếc F-16 C/D Block 52 của Đài Loan.

Vấn đề đối với ông Obama là đảm bảo khả năng quốc pḥng của Đài Loan và tránh làm căng thẳng thêm mối quan hệ với Bắc Kinh.

Trong nhiệm kỳ đầu, chính quyền Obama đă phê duyệt gói cung cấp vũ khí trị giá 18,7 tỷ USD cho Đài Bắc. Chính quyền Đài Loan đă phát hành thông cáo ngoại giao tiếp tục tin tưởng chính quyền Obama sẽ tiếp tục duy tŕ mối quan hệ trên cơ sở Đạo luật quan hệ Đài Loan.

Đây là một bài toán không hề dễ dàng đối với chính quyền ông Obama trong nhiệm kỳ thứ 2.

Mối quan hệ với Israel

Chính quyền Israel liên tục bày tỏ sự bất măn với chính quyền Obama về vấn đề hạt nhân Iran vào thỏa thuận ḥa b́nh với Palestine.

Sallai Meridor, cựu đại sứ Israel tại Washington nhận định: “Tôi cảm thấy vị tổng thống này là một người rất chiến lược. Tôi không mong đợi ông ta sẽ bị chi phối hành động bởi cảm xúc”.

Ông Meridor cho rằng, Washington đang lăng quên các mối đe dọa với an ninh của Israel. Dan Shapiro, đại sứ đương nhiệm của Israel tại Mỹ xoa dịu những lo lắng của người đồng nghiệp, nhiệm kỳ thứ 2 Tổng thống Obama sẽ tiếp tục cam kết không lay chuyển của ḿnh đối với an ninh Israel.

Chính quyền Obama sẽ phải trấn an đồng minh Israel về các mối nguy cơ từ chương tŕnh hạt nhân Iran và ngăn chặn việc Tel Aviv đơn phương sử dụng vũ lực chống lại chương tŕnh hạt nhân Iran.

Quan hệ với châu Âu định h́nh giải pháp mới?

Tất nhiên sẽ c̣n rất nhiều vấn đề đối ngoại khác, nhưng trên đây là những vấn đề “nóng” mà chính quyền Tổng thống Obama phải có câu trả lời trong thời gian sớm nhất.

Dầu vậy, mọi thứ không phải đều là khó khăn. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Obama đă thành công trong việc giải quyết mối quan hệ với châu Âu. Markus Kaim, người đứng đầu chính sách an ninh tại Viện An ninh Quốc tế Đức nhận định. Chiến dịch tại Libya năm 2011 là một hướng đi kỳ vọng cho tương lai và có nhiều khả năng sẽ lặp lại. Mỹ chỉ đóng góp về chuyên môn, châu Âu không phải lúc nào cũng cần Mỹ để đối phó với các cuộc khủng hoảng ở bên ngoài khu vực.

Svenja Sinjen chuyên gia an ninh tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Đức nói: “Người châu Âu sẽ phải tự chăm sóc các vấn đề an ninh của ḿnh”. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội cho Đức thể hiện vai tṛ lănh đạo tại châu Âu.

Để châu Âu tham dự nhiều hơn vào các vấn đề quốc tế với vai tṛ lănh đạo là một bước đi khôn ngoan của ông Obama và điều này sẽ tiếp tục phát huy ở nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Các nhà lănh đạo châu Âu bày tỏ quan điểm rất tích cực với nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama.

Quốc Việt(theo Defencenews)