PDA

View Full Version : Cuộc đời li kỳ của người đàn ông không mặt


vuitoichat
12-12-2012, 21:18
Latif Khatana, 32 tuổi, được mệnh danh là "Người đàn ông không mặt", đang sung sướng ăn mừng khi trở thành cha của một bé gái khỏe mạnh.

Latif, bị một chứng bệnh khiến các nếp gấp khổng lồ của da treo kín mặt, suốt nhiều năm qua đă bị đối xử tồi tệ v́ bệnh tật của ḿnh, từng vô cùng lo sợ đứa con chưa sinh sẽ thừa hưởng căn bệnh của ḿnh.

Tuy nhiên, Latif và vợ là Salima, 25 tuổi, ở Jammu và Kashmir (Ấn Độ) đă vui sướng tới từng phút giây khi đứa con gái mới sinh Ulfat của họ được xác nhận không có bệnh tật ǵ.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/12/12/13/20121212132350_40fac e2.jpg
Ulfat, tên gọi nghĩa là t́nh yêu theo tiếng Urdu, chào đời tự nhiên tại nhà ở quận Reasi vào ngày 10/11. Ngay sau khi Latif được ôm con gái trên tay, người này đă kiểm tra con khắp lượt xem có dấu hiệu bệnh tật ǵ rơ ràng không. Và cặp bố mẹ này đă vô cùng mừng rỡ khi đứa con gái nhỏ khỏe mạnh, không bị những biểu hiện bệnh tật nào.

Latif bị rối loạn da có tên Neurofibromatosis, làm cho các mảnh da che phủ toàn bộ khuôn mặt, gây ảnh hưởng tới khả năng nh́n và làm cho người đàn ông này gần như không có mặt.

"Tôi đặc biệt lo lắng về đường nét khuôn mặt của con. Khi tôi thấy cháu xinh xắn và ổn, tôi thở phào nhẹ nhơm. Bé có khuôn mặt xinh xắn như một thiên thần". Latif nói, cô con gái mới sinh đă đem đến niềm vui cho anh ta sau nhiều năm đau khổ v́ căn bệnh.

"Tôi muốn quên đi cuộc sống trước đây. Làm cha là một chương mới trong cuộc đời một người đàn ông và tôi muốn nắm bắt từng giây của quăng thời gian này. Tôi rất vui và tôi sẽ lo lắng về bé nhiều hơn, hiện giờ tôi không quan tâm tới ḿnh nữa".

Khi vợ của Latif biết ḿnh có bầu, cặp đôi này đă trải qua nhiều đêm lo lắng không ngủ rằng đứa bé có bị bệnh như Latif không.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/12/12/13/20121212132350_12fac e1.jpg
Salima, chào đời chỉ với một chân, đă kết hôn với Latif vào tháng 8/2008. Latif đă mất nhiều thời gian để t́m vợ song khi gặp Salima, họ đă vượt qua những tàn tật để cưới nhau.

Latif kể: "Chúng tôi luôn muốn có con nhưng cũng luôn lo sợ. Cuối cùng, chúng tôi nắm bắt cơ hội nhưng trong suốt thời gian Salima mang thai, tôi luôn cầu nguyện đứa trẻ sắp ra đời sẽ khỏe mạnh.

Tôi không quan tâm đó là con trai hay con gái chừng nào đứa trẻ không phải che khuôn mặt trong hổ thẹn. Khi tôi nghe thấy tiếng con khóc, đó là khoảnh khắc thật đặc biệt, tim tôi ngập tràn hạnh phúc".

Để trợ giúp gia đ́nh, Latif phải đi ăn xin. T́nh trạng bệnh tật của Latif khiến người đàn ông này không thể t́m được việc làm. Mỗi năm, vài tháng, Latif tới thành phố Kashmir để kiếm đủ tiền gửi về nhà.

"Tôi không muốn rời con nhưng không có nhiều lựa chọn, tôi sẽ phải đi vắng vào mùa xuân. Tôi phải kiếm đủ tiền để hỗ trợ gia đ́nh và đó là cách duy nhất".

Hoài Linh (Theo DailyMail)