PDA

View Full Version : Thế giới tam cực : Mỹ, Trung Quốc và Đức


Hanna
12-31-2012, 10:16
Tuần san Courrier International của Pháp và tuần san The Economist của Anh vừa hợp tác phát hành một số báo đặc biệt cuối năm mang tên “Thế giới năm 2013” với nhiều dự báo khắp năm châu cho năm mới. Trong đó bài đáng chú ư nhất là bài chạy tựa « Hai ông vua thế giới và một nữ hoàng », nhận định rằng tương lai thế giới sẽ do ba nước sau đây làm đầu tàu : Mỹ, Trung Quốc và Đức.

Trung Quốc và Mỹ sẽ phân chia thế giới ?

Trước tiên đến với Hoa Kỳ, bài viết cho biết, nhiệm kỳ thứ nh́ của tổng thống Obama sẽ ưu tiên vào công việc nội trị, và trong kỳ tranh cử th́ việc nội bộ nước Mỹ cũng chiếm vị trí trọng tâm. Ấy thế nhưng theo bài viết, vấn đề ngoại giao cũng sẽ được ông Obama chú ư bởi v́ rất nhiều lư do mà trong đó có việc độ căng thẳng của một số hồ sơ đặc biệt trên thế giới dường như đang chạm đỉnh, như Iran và Syria chẳng hạn. Một nguyên nhân khác sâu xa hơn đó là việc cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang bước sang một giai đoạn mới, bởi ở hai nước đều vừa có một lănh đạo chóp bu mới.

Tại Trung Quốc, một « đối thủ » mới của tổng thống Obama đă « lên ngôi » hồi tháng 11 rồi, đó là tân tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ông Tập « lên ngôi » trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng tiến gần nền kinh tế Hoa Kỳ trong cuộc đua kinh tế thế giới. V́ thế, bài viết nhận định, năm tới đây, một trong những chiến trường đầu tiên của ông Obama sẽ là chiến trường kinh tế. Kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, c̣n thêm rắc rối với vấn đề "vách đá tài chính". Bài viết dự đoán, các doanh nghiệp Trung Quốc thường có nhiều vốn và là doanh nghiệp quốc doanh, sẽ tham gia mua lại các doanh nghiệp gặp khó khăn của Mỹ, và sẽ tậu được những hợp đồng kết xù tại Mỹ.

Một hồ sơ ngoại giao khác cũng sẽ khiến cho hai cường quốc này chạm trán nhau, đó là những tranh chấp lănh thổ trên Biển Trung Hoa liên quan đến nhiều nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines… Các tranh chấp này lại có nguy cơ kéo dài và lại diễn ra giữa Trung Quốc và một số nước đồng minh của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Quốc ngày càng không dấu tham vọng bá chủ, nên đă tăng cường hiện đại hóa hải quân.

Hồ sơ Bắc Triều Tiên cũng sẽ khiến cho ông Tập Cận B́nh và ông Obama phải tính đến trong quan hệ ngoại giao. Chưa hết, c̣n việc Mỹ và Trung Quốc luôn bất đồng ư kiến về vấn đề hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Syria. Đây là những vấn đề mà theo bài viết là rất hóc búa đối với ông Tập Cận B́nh và ông Obama.

Đức tiếp tục ngự trị Châu Âu ?

Đến với Châu Âu, bài viết cho rằng, thủ tướng Đức Angela Merkel là một « nữ hoàng ». Dù rằng bà Merkel có muốn danh hiệu này hay không th́ báo chí cũng đă nhiều lần nhận định về vai tṛ « lănh đạo Châu Âu » của bà.

« Vương quốc Châu Âu » của bà Merkel đang gặp khủng hoảng trong khu vực đồng euro (eurozone), đến mức mà đồng tiền chung châu Âu có nguy cơ sụp đổ. Bài viết đưa ra hai khả năng với hai nhận định. Nếu eurozone tan ră vào năm 2013 th́ việc đó sẽ hại đến h́nh ảnh của bà Merkel bởi bà là người tiên phong trong việc thúc ép các nước thi hành chính sách khắc khổ. Và một khi kinh tế Châu Âu gặp nạn th́ tiến tŕnh phục hồi kinh tế của nước Mỹ cũng sẽ bị vạ lây.

Tuy nhiên, bài viết hy vọng nhiều vào viễn cảnh thứ hai : đó là vào năm 2013 đồng euro sẽ không sụp đổ, mà sẽ tiếp tục tồn tại và tiến về một cấu trúc Châu Âu theo kiểu liên bang. Và trong cái viễn ảnh đó, th́ bài viết nhấn mạnh : bà Merkel một khi tái cử sẽ có sức nặng hơn nữa trong Liên Hiệp Châu Âu, dù rằng ở các thể chế cấp Châu Âu bà Merkel không hề giữ một chức vụ chính thức nào.

Như vậy, sau cái thời chiến tranh lạnh với thế giới lưỡng cực Mỹ-Liên Xô, th́ bài viết vẽ ra một viễn ảnh thế giới tam cực với hai ông vua ngự trị thế giới là Mỹ và Trung Quốc và một bà hoàng ngự trị tại Châu Âu là nước Đức, mà đại diện là bà Angela Merkel.

Hai đầu tàu kinh tế Đông Nam Á

Trong lĩnh vực kinh tế, hai tờ Courrier International và The Economist nh́n về vùng Đông Nam Á với bài viết đáng chú ư: “Các quần đảo đang tràn đầy sức lực”, để chỉ sự lớn mạnh của hai nước thành viên Asean là Indonesia và Philippines.

Năm 2001, ngân hàng Goldman Sachs đă dùng thuật ngữ BRIC để chỉ bốn nước đầu tàu trong các nước tân hưng là Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi trước đó vào năm 1997, ngân hàng thế giới đă dùng tên “ngũ hùng” để chỉ các năm nước bao gồm 4 nước nói trên và Indonesia. Indonesia không được liệt tên vào nhóm BRIC, bởi v́ khi ấy cuộc khủng hoảng tài chính tại Châu Á lúc đó đă làm điêu đứng nền kinh tế nước này.

Thế nhưng, năm 2012 lại là năm không tốt đẹp đối với nhóm BRIC với chỉ số tăng trưởng không như mong đợi. Từ tháng 9/2011, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đă hạ chỉ tiêu tăng trưởng cho năm 2012 của bốn nước này đến 1,5% điểm trung b́nh. Nhưng kết quả này đă tạo điều kiện cho các nước tân hưng khác tiếp tục nổi lên, trong đó có Indonesia.

Bàn về tiềm năng kinh tế của Indonesia, bài viết cho biết, dân số nước này đông hơn Nga và Braxin, giàu hơn Ấn Độ. Những năm trước 1997, tăng trưởng của Indonesia vượt cả ba nước Nga, Braxin và Ấn Độ. C̣n năm 2012 th́ nước này bắt đầu vượt trở lại Ấn Độ lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á trong những năm 1990. Dự đoán cho năm 2013, bài viết nhận định, thế mạnh dân số của Indonesia sẽ tiếp tục được khẳng định khi vào năm tới dân số nước này sẽ vượt 250 triệu người. Đồng nội tệ của Indonesia cũng ngừng mất giá. GDP Indonesia trong năm 2013 ước tính sẽ vượt 1 000 tỷ đô la, đứng thứ 16 thế giới.

Philippines là nước đông dân thứ nh́ của Asean với 106 triệu người. Năm 2012, tăng trưởng của nước này đạt 5%, một con số mà cả trời tây mong ngóng. Đầu tư nước ngoài vào Philippines rất mạnh, nguồn tiền gửi về nước của người Philippines ở nước ngoài cũng không hề nhỏ. Hiện tại, Philippines có trữ lượng hối đoái tương đương 120% tổng nợ nước ngoài. Dự báo cho năm 2013, bài viết cho rằng, tăng trưởng của Philippines sẽ đạt 6%.

Kinh tế thế giới năm 2013 “khỏe” hơn năm 2012

Nh́n trên tổng thể nền kinh tế thế giới, Courrier International và The Economist đăng loạt bài dự phóng tóm lược cho năm 2013 với số liệu cụ thể trong từng lĩnh vực khác nhau.

Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ tiếp tục chậm, không đồng đều giữa các nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguy cơ rơ ràng nhất đó là khủng hoảng khu vực đồng euro sẽ tiếp tục ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp Châu Âu và của tất cả các nước xuất khẩu nhiều đến khu vực này. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ ở mức 3,5% tức chỉ tăng 0,4% so với năm 2012. Các doanh nghiệp sẽ dè dặt hơn trong việc đầu tư và tuyển nhân công.

Tại Mỹ và Nhật Bản, hiện đang gặp khó khăn ngân sách, sẽ không có bước đột phá trong năm mới. Trung Quốc sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2013. Chính sách nới lỏng điều kiện tín dụng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của nước này sẽ ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của các nước dồi dào nguồn nguyên liệu mà Trung Quốc đang cần như Úc, Canada hay các nước vùng Châu Mỹ La Tinh.

Một dự đoán khác cũng đáng chú ư: trao đổi mậu dịch thế giới năm 2013 sẽ tăng ở mức 4,3%, tức khá hơn năm 2012, nhưng kém hơn năm 2010 và 2011. T́nh trạng bảo hộ mậu dịch của các nước sẽ tăng cao trong năm 2013, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc t́m được thị trường xuất khẩu thích hợp.

RFI