PDA

View Full Version : Đa đoan thôn nữ lỡ th́...


johnnydan9
01-10-2013, 14:43
Đàn bà ngay từ khi được sinh ra, đă là một thiệt tḥi... Dù xă hội có phát triển tân tiến đến đâu th́ sự tồn tại của người đàn bà vẫn gắn liền phần thua thiệt.
Cái tuổi nó đuổi xuân đi lúc nào không hay. Ngoảnh qua ngoảnh lại, chị Thủy đă là người quá lứa lỡ th́. Chị chôn những khát vọng tuổi xuân của ḿnh vào gánh hàng rau. Đi từ lúc mờ đất, đến khi trời nhọ mặt người, chị mới về đến nhà. Gánh rau chẳng những không làm oằn lưng chị, mà lại cứ làm cho chị ngày càng mặn ṃi, rắn rỏi, khoẻ khoắn hơn.
Cùng làng chị, có người đàn ông ngoại ngũ tuần xa quê mới về. Ông lập nghiệp h́nh như ở một thị trấn hẻo lánh miền trung du, vợ con cũng b́u ríu ở đó. Đến tuổi đă ở phía đốc bên kia của cuộc đời, chẳng biết v́ nỗi niềm ǵ, ông đột nhiên muốn trở lại nơi chôn nhau cắt rốn.
Có lẽ là do cái duyên thiên lư, ông chọn đúng chỗ chị Thủy hay đặt gánh hàng rau để mở một cửa hàng tạp hoá nho nhỏ. Thi thoảng, ông lại đóng cửa hàng vài bữa đi thăm vợ con. Thi thoảng, bầu đoàn thê tử nhà ông lại b́u ríu xuống làm xôn xao cái quán nhỏ.


Ông có 5 đứa con gái. Ở làng quê này, những đứa con gái dù có xinh xắn, tài giỏi đến đâu th́ vẫn cứ làm cho bố mẹ chúng ít khi được “ngồi chiếu trên” trong những bữa cỗ bàn của ḍng tộc.
Bẵng đi một thời gian, người ta thấy cái gánh hàng rau của chị Thuỷ đặt gần hơn với khuôn cửa của gian hàng tạp hoá. Rồi đôi lúc thấy ông chủ của gian hàng kê cái ghế ngồi ở cửa trông hàng rau, đôi lúc thấy chị Thuỷ thay vị trí của ông chủ trong gian hàng tạp hoá... Người làng dị nghị, chỉ trỏ. Những đứa con gái ông chủ hiệu tạp hoá cũng nhiều lần về làm tan nát gánh rau. Chị Thuỷ vẫn b́nh thản ngày lại ngày ngồi bên bậc cửa như cuộc đời tất yếu là như vậy.
Lại bẵng đi một thời gian nữa. Người ta lại thấy gian hàng tạp hoá đóng cửa im ỉm. Ông chủ tạp hoá lại chán cảnh nhà quê. Chị Thuỷ vẫn ngồi đấy với gánh hàng rau. Bầu bạn với chị bên thềm căn pḥng im ỉm khoá là đứa bé gái kháu khỉnh.
Cả làng, ai cũng biết tên bố đứa bé. Chỉ có người cán bộ hộ tịch là đành phải bỏ trống phần tên bố đẻ trong tờ giấy khai sinh của đứa trẻ. Chị Thuỷ bất lực với ô trống bạc bẽo này, bởi chị đă dại dột gật đầu với một thoả thuận: "Nếu cô sinh con trai, tôi sẽ danh chính, ngôn thuận cưới cô làm vợ, c̣n nếu cô sinh con gái, chúng ta coi như chưa từng quen biết nhau".
http://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=436722&stc=1&d=1357828955 30 tuổi với người thành phố mà chưa lập gia đ́nh cũng chẳng hề hấn ǵ. Nhưng đồng lứa chị Liên ở quê, có người con đă học cấp 2, chị thành ra… gái ế. Nhờ người mai mối, chị quen một “quan chức” ngoài thành phố. Chị theo người đàn ông đáng tuổi bố chị về sống riêng trong ngôi nhà ngói 5 gian mới xây xong trong làng không cần lấy một mâm cơm mời chú bác. Chẳng biết chị tham cái nhà mái ngói năm gian ông để cho “vợ bé” hay chị mơ về một ngày được bế con lên sống đời “quan bà” ở ngoài phố.
Chị vẫn thường hư hửng khoe với bạn bè: “Quan ông” nói với chị rằng v́ đất đai, của nả “quan” nhiều quá, rằng ḍng họ nhà “quan” mấy đời độc đinh, rằng chỉ cần chị sinh ra một “cậu ấm” th́ chẳng những đời chị lên hương, mà mấy đứa em chị, họ hàng nhà chị cũng sẽ một tay “quan” nâng đỡ…
9 tháng 10 ngày, chị sinh cho “quan” một thằng cu thật. Nhưng khốn khổ cho số kiếp chị, thằng bé không được tṛn trịa như con nhà người khác. Chị chưa kịp mừng, chưa kịp báo công để hưởng “lộc” th́ "quan ông" đă lẳng lặng quay gót, không để lại cho chị, cho giọt máu của “quan” được dù chỉ một lời hỏi thăm ngắn ngủi.
Vừa hết cữ, chị Liên nhận được “trát” của Toà. Nguyên đơn chẳng ai khác là “bà lớn”. Bà kiện chị về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Kiện chị v́ tội “Cướp tài sản” – là phần đất với giấy tờ chính chủ thuộc về chồng bà. Không phản kháng, chị lặng lẽ ôm con về lại nhà mẹ đẻ.


Bích c̣n quá trẻ, chưa đến 30 nhưng cô đă tay bồng tay bế. Lỡ một lần đ̣ v́ người chồng bạc mệnh. Gái một con, Bích làm cho bất kỳ gă đàn ông nào đi ngang qua cô cũng phải ngoái đầu nh́n lại.
Cũng bởi cái lẽ ấy nên chưa kịp đoạn tang chồng, Bích đă chuẩn bị sinh đứa con thứ 2 – đứa con của một người bố khác.
Bố của đứa bé này cũng thuộc dạng “độc đinh”, được cưng như trứng mỏng. Khi biết con trai ḿnh phải ḷng “gái góa”, bố mẹ anh ta nhất định không chịu. Không thuyết phục nổi bố mẹ, gă phỉnh phờ Bích rằng: “Các cụ th́ nhất cháu nh́ con, chúng ḿnh cứ sinh một thằng cu, nhất định các cụ phải mang kiệu vàng đến rước mẹ con em”.
Thèm một gia đ́nh, thèm một người bố cho con, Bích dễ dàng xiêu ḷng theo lời đường mật. Để rồi, đường cứ nhạt dần, mật cứ nhạt dần, đến khi cô khai hoa măn nguyệt cũng là lúc bố đứa bé tuyên bố không thể thuyết phục nổi bố mẹ ḿnh, và đề nghị: "Từ nay chúng ta đường ai nấy đi!”


“Gái năm con ở chưa hết ḷng chồng”, chẳng biết v́ cái nhẽ lỡ th́ mà dại dột, v́ cái kiếp đa đoan, hay v́ cái khát vọng thiêng liêng của người mẹ mà các chị lại lỡ liều ḿnh trong một cuộc thử nghiệm mạo hiểm như thế...
Thường bị gán cho những từ "nhẹ dạ, cả tin"..., sự đau khổ đeo bám người đàn bà nhiều hơn đàn ông bởi cái tính này... Chẳng phải ngẫu nhiên, mà người ta ví đàn bà như một bông hoa, c̣n đàn ông như một con ong.
Con ong sau khi hút hết mật, nó lại đi t́m một bông hoa khác và chẳng nhớ ǵ đến những bông hoa đă từng cho ḿnh mật ngọt. Và rồi, như một sự an ủi, người ta gán cho người đàn bà những tính từ khác, nào là "bản lĩnh, vị tha"...
Bản lĩnh để những người phụ nữ đa đoan đương đầu với những sóng gió của cuộc đời và vị tha để chấp nhận bỏ qua những lỗi lầm của người đàn ông... Vị tha để họ nuôi lớn ḷng nhân từ của những đứa trẻ được sinh ra từ lầm lỡ.
Mộc Miên