PDA

View Full Version : Hãy công bằng với Messi!


megaup
01-29-2013, 16:37
Vâng, điều mà mình muốn nhắc đến đang là đề tài nóng hổi trên mạng khiến các fan và antifan tranh cãi kịch liệt: HGH trong bóng đá với nhân vật trung tâm là Lionel Messi.

Trước hết chúng ta phải công nhận HGH là một dạng chất tăng cường thể trạng của con người, bị cấm trong hầu hết các môn thể thao trừ bóng đá, việc sử dụng nó tuy ko sai nhưng cũng ko nên nếu chúng ta đang ở một thể trạng bình thường. Có nghĩa là động cơ để phải sử dụng chất tăng trưởng này đáng phải đem ra bàn luận chứ ko thể đánh đồng vào cùng một mục đích gian lận kết quả theo như ý kiến của nhiều fan!

Vậy động cơ của Messi và Amstrong có giống nhau không? Xin thưa hoàn toàn khác! Messi từ nhỏ đã ko may mắn khi bị rối loạn hoóc-môn tăng trưởng khá nặng, khiến các bác sĩ ở Argentina chuẩn đoán anh không thể cao quá 1m43 – một chiều cao hết sức khiêm tốn. Có bệnh thì phải chữa, rõ ràng động cơ của Messi so với việc tiêm doping vào cơ thể bình thường để gian lận kết quả như Amstrong là không thể tương đồng. Đến đây sẽ có nhiều ý kiến cho rằng ừ thì Messi có bệnh nên buộc phải tiêm HGH, như thế chắc chắn các cơ, xương của Messi là cứng cáp, bền bỉ vượt trội so với cầu thủ khác, điều này hoàn toàn ko hẳn, chính xác là chưa thể chứng thực 100%!

<table summary="" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" align="center" width="200"> <tbody> <tr> <td>http://www3.bongda.com.vn/data/Image/2013/Thang01/29/Messi1.jpg</td> </tr> <tr> <td> Đó là khổ luyện và tài năng. Ảnh: Internet.

</td> </tr> </tbody> </table>
Việc tiêm HGH vào cơ thể Messi được các bác sĩ giám sát chặt chẽ để cân đúng bằng lượng hoóc-môn mà Messi thiếu hụt. Vì theo hiểu biết của bản thân ở tuổi trưởng thành nếu thừa hooc-môn, con người sẽ trở nên biến dị, đặc biệt về chiều cao. Đội ngũ y tế của Barca đã từng công bố chiều cao 1m69 của Messi sau điều trị bằng đúng chiều cao trung bình của một người Argentina trưởng thành. Như vậy từ một người ốm yếu còi xương đã trở thành một người phát triển bình thường. Phải thừa nhận nếu không có HGH thì không có Messi ngày hôm nay vì thể chất của Messi 1m69 chắc chắn hơn Messi 1m43 nhưng có hơn những cầu thủ khác hay ko thì chúng ta phải làm những xét nghiệm để biết, còn không thì hãy đưa ra những dẫn chứng đời thực để bảo vệ luận điểm của bản thân, và theo quan điểm của mình, cơ và xương của Messi hoàn toàn bình thường so với những cầu thủ khác!

Hưởng lợi từ Tiqui-taca

Những ai mới xem Barca khoảng 3-4 năm gần đây sẽ thấy Messi cày ải liên tục và không gặp nhiều những chấn thương, và họ cho rằng chắc chắn cơ xương của anh phải phi thường mới có thể chịu được như vây. Ko sai! 4 năm trở lại đây, chính xác là từ năm 2009 khi Pep về Barca, lối đá Tiqui-Taca đã được hình thành, và bản thân Messi cũng được hưởng lợi từ lối đá này. Hãy quay lại giai đoạn 2006-2008, đây là giai đoạn Messi được xếp đá dạt cánh, Barca chưa có Tiqui-taca, việc một cầu thủ chạy cánh lại sở hữu tố chất kĩ thuật thượng thừa như Messi thì khối lượng hoạt động là vô cùng lớn. Cộng với việc thiếu kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao nên anh thường xuyên nhận những pha bóng ác ý mà chưa thể tìm ra những phương cách để hạn chế, hậu quả thấy ngay: anh chấn thương gần như liên tục, từ dây chằng đầu gối cho đến tổn thương ngón chân, đặc biệt chỉ trong 3 mùa giải mà anh rách cơ đùi đến 4 lần! Và sự nghiệp của Messi sẽ đi về đâu nếu tiqui-taca ko được tạo dựng? Với lối đá này, Messi được làm số 9 ảo, anh chạy ít hơn, xử lí bóng tinh tế hơn và đặc biệt kinh nghiệm né những đòn vào bóng ác ý của đối phương đã được đúc kết. Chúng ta có thể thấy Messi giờ đi bộ khá nhiều, chỉ khi nào cần anh mới bứt tốc.

<table summary="" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" align="center" width="200"> <tbody> <tr> <td>http://www3.bongda.com.vn/data/Image/2013/Thang01/29/Messi2.jpg</td> </tr> <tr> <td> Thể trạng thấp bé nhưng anh không thiếu hoóc-môn - Ảnh: Internet

</td> </tr> </tbody> </table>
Những điều này không thể khẳng định 100% nhưng cũng đủ cho thấy nhờ sự thay đổi về lối chơi, về những phương pháp trị liệu tiến bộ, chế độ dinh dưỡng hợp lí… đã giúp anh ít chấn thương đi chứ ko phải vì HGH như theo lí luận của nhiều antifan. Vì nếu nhờ HGH thì tại sao giai đoạn đầu Messi lại chấn thương khá nhiều? Rốt cuộc HGH làm cơ và xương yếu đi hay bền hơn? Hoặc có khi Messi phải gẫy đôi chân thì mới thuyết phục được những ý nghĩ khá tiêu cực của antifan?

Thêm nữa, có những ý kiến cho rằng thật bất công với những Saviola, Owen… và cho rằng nếu những cầu thủ có thể trạng nhỏ bé nếu được tiêm HGH sẽ thành công, ví dụ như những người châu Á. Điều này không sai về bản chất nhưng sai hoàn toàn về mục đích. Trường hợp của Messi, vì thiếu hoóc-môn tăng trưởng sinh ra từ tuyến yên nên anh không thể đạt được chiều cao trung bình, còn người Châu Á vốn dĩ do gen di truyền nên mới mang tầm vóc khiêm tốn mặc dù tuyến yên sinh đủ hoóc-môn. Như vậy, một bên là thiếu hóc-môn, phải tiêm cho đủ, một đằng là đủ hoóc-môn nhưng muốn tiêm để thừa, để vượt trội. Có thể thấy sự cảm thông nên dành nên dành cho bên nào rồi, tương tự với trường hợp của Saviola hay Owen.

Hãy công bằng với anh!

Cuối cùng, HGH liệu có làm Messi trở nên phi thường, vượt trội hay không thì không thể biết chắc, phải nhờ đến những xét nghiệm chuyên ngành mới dám khẳng định chắc chắn 100%. Nhưng chúng ta vẫn có thể đoán biết được phần nào nhờ những dẫn chứng thực tiễn, chứ đừng quy chụp, đừng vôi vàng rũ bỏ những cố gắng, những thành công của Messi chỉ vì lòng đố kị. Vì dù sao, HGH không phải thần dược, không phải thuốc tiên để có thể lũng đoạn được cả 1 nền bóng đá. Với xuất phát điểm không như ý, Messi đã chịu thiệt thòi lớn so với người khác, phải trải qua một quá trình dài điều trị, khổ luyện để chung ta được hân hạnh chứng kiến một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử túc cầu giáo. Dù là fan hay anti, hãy trân trọng điều đó!

(Bạn đọc: ShenLong)