vuitoichat
02-17-2013, 09:33
Đớn đau, tuyệt vọng, cận kề cái chết, họ vẫn nắm tay nhau vượt qua cuộc hành trình khốc liệt giành sự sống. Nghị lực, hy vọng và trên hết là tình yêu thương đã giúp họ làm nên những điều kỳ diệu.
Niềm tin trong tuyệt vọng
Viết sách dạy nấu ăn, hướng dẫn nấu ăn trên truyền hình, làm chủ một nhà hàng nổi tiếng, bếp trưởng của một nhãn hàng, Lâm Phương Vũ khiến người khác cảm nhận anh là người thành đạt, viên mãn.
Nhưng mấy ai biết Vũ vừa đi qua những ngày tháng cam go, có lúc tưởng chừng gục ngã vì tuyệt vọng khi sắp mất đi người vợ thân yêu.
Mang thai đứa con thứ hai, Hồng Lan Thanh, vợ Vũ được bác sĩ chẩn đoán bị suy thận cấp tính. Thai được bảy tháng, Thanh phải nhập viện mổ bắt con khi chỉ số Creatinin và BUN (chỉ số đánh giá chức năng thận) tăng chóng mặt, phải chạy thận nhân tạo.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/06/15/20130206150128_ghept han.jpg
Một ca ghép thận tại Bệnh viện 19-8 Hà Nội (Ảnh: ANTĐ)
Bỏ dở chuyến công tác tại Thái Lan, Vũ quay về chăm sóc vợ con và bước vào hành trình chạy chữa cho Thanh.
Nhìn vợ héo úa, đau đớn từng ngày, anh ước gì mình có thể chia sẻ bớt nỗi đau ấy. Vũ nghẹt thở khi nghĩ đến việc mình có thể mất Thanh bất cứ lúc nào. Xót xa nhìn vợ tiều tụy, Vũ lại càng nhẹ nhàng, dỗ dành khi chị dằn vặt với anh.
Bệnh tật, trầm cảm sau sinh biến Thanh tươi tắn ngày nào thành người vợ xét nét, bẳn tính. Chị ghen bóng ghen gió, quăng vứt đồ đạc, khóc lóc dỗi hờn khiến Vũ như phát điên, nhưng điều đó lại càng khiến anh thương vợ hơn.
Anh tìm bác sĩ tư vấn, tiết giảm các mối quan hệ, gần gũi trò chuyện, bông đùa để vợ anh vui và tin anh luôn đồng hành cùng chị trong "cuộc chiến" này.
Ghép thận là cách duy nhất để cứu sống Thanh khi căn bệnh suy thận của chị đã vào giai đoạn cuối.
"Phải cứu sống vợ bằng mọi giá" - Vũ mang theo khao khát ấy ngược xuôi khắp nẻo Bắc Nam tìm thầy, tìm thuốc, tìm thận để ghép cho vợ.
Nhưng làm sao có được hàng tỷ đồng để mua thận, chạy chữa cho Thanh? Vừa thay vợ chăm sóc con thơ, Vũ vừa lao vào kiếm tiền: chấm thi, chụp hình quảng cáo, mở nhà hàng... Nhưng cứ như muối bỏ biển, bao nhiêu tiền anh nhọc nhằn kiếm được đều "trôi" theo chạy thận, mua thuốc cho Thanh.
"Mình khỏe, sẽ còn làm ra tiền" - Vũ tự động viên mình như vậy, anh chỉ đau đáu một nỗi tìm đâu ra quả thận tương thích với vợ mình? May sao người chị thứ 2 trong số 11 anh chị em của Thanh có cùng nhóm máu A với chị.
Người chị lặng lẽ làm thủ tục hiến thận cho em. Gần đến ngày nhập viện, chồng con chị biết chuyện lo sợ khóc lóc, ngăn cản. Giận quá, chị Hai đòi ly hôn để cứu em gái. Không thể vì vợ mình mà gia đình chị tan nát, Vũ xin chị để anh tìm quả thận khác cho Thanh.
Tìm kiếm cơ hội đi công tác nước ngoài, qua hàng chục nước từ Á sau Âu, đến đâu Vũ cũng mang theo bệnh án của vợ, miệt mài vào từng bệnh viện tìm mua thận cho Thanh.
Có những lúc tưởng chừng như vô vọng, khi anh nghe bác sĩ thông báo Thanh suy thận cấp tính, chỉ số Creatini và BUN đã tăng đến đỉnh.
Nhưng "còn nước còn tát", Vũ lại lặn lội tìm kiếm trong số bà con xa của Thanh. Trong nỗi đau cùng cực, vợ chồng anh vẫn nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình, vào tình yêu để rồi "phép màu" cũng đến với họ.
Một người cháu họ xa của Thanh ở tận Lâm Đồng có quả thận tương thích với chị. Gia đình người cháu vốn khó khăn nên Vũ không để cháu thiệt thòi. Anh bán nhà - tài sản cuối cùng của gia đình, lấy tiền ghép thận cho vợ. Ngày Thanh nhập viện chờ mổ, 3 cha con anh thấp thỏm bên ngoài phòng bệnh, dõi theo từng phút diễn ra ca mổ sinh tử của chị.
3 năm vật lộn trong đau đớn, tình yêu của chồng đã giúp Thanh giành lại sự sống.
"Thi gan" với tử thần
Thấy cảnh chị Trần Thị Ngọc Phương tiêm thuốc, tắm rửa, chăm sóc cho anh Nguyễn Thành Long, chồng chị một cách thuần thục, nhiều người ngạc nhiên: "Chị học y tá, điều dưỡng ở đâu mà hay vậy?". Phương cười mà nước mắt rưng rưng.
Lấy nhau đã biết anh Long mắc bệnh suy thận, nhưng chưa bao giờ Phương hình dung có ngày mình phải vật vã theo từng cơn đau của chồng, cùng anh chống chọi với tử thần luôn chực chờ lấy đi mạng sống của Long.
Sống cùng nhau 3 năm hạnh phúc, khi bác sĩ chẩn đoán: Long bị suy thận giai đoạn cuối, quả thận hư đã lây bệnh sang bên còn lại, Phương vẫn ngỡ mình nghe nhầm. Nhưng rồi chị cũng gạt nước mắt, dặn lòng phải bằng mọi giá giành lại sự sống cho anh.
Cùng là nhân viên thu ngân ở siêu thị, được lãnh đạo cơ quan giúp đỡ, chị thuê một quầy bán cá tươi với giá ưu tiên trong siêu thị mong muốn kiếm tiền cho anh chữa bệnh.
Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên chưa đầy một tháng sau anh chị đã cạn vốn. Đã bệnh tật lại gặp cảnh khốn cùng, vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc.
May sao có người bạn giúp Phương kinh doanh thời trang da và thành công. Có tiền, Phương bắt tay vào việc ghép thận cho chồng bằng quả thận của mình, nhờ nó tương thích với Long.
Phát hiện chính vợ là người cho mình thận, Long phản đối quyết liệt. Hơn ai hết, Long hiểu khi cãi lời cha mẹ quyết tâm lấy anh, Phương đã chịu nhiều thiệt thòi. Căn bệnh suy thận khiến anh không thể mang đến cho Phương niềm hạnh phúc chính đáng của một người vợ khi đời sống gối chăn không trọn vẹn.
Nhưng với chị, hạnh phúc là được ở bên Long, được chăm sóc, lo lắng cho anh và chị sẵn sàng chia sẻ cùng anh sự sống của mình.
Tuy nhiên, những nghiệt ngã mới lại tiếp tục thử thách lòng người khi bác sĩ cho hay căn bệnh suy thận mãn tính đã tấn công vào gan khiến Long chưa thể ghép thận.
Khó khăn lắm chị mới tìm được bác sĩ nhận chữa gan cho anh, chữa xong bệnh gan thì trong quá trình chạy thận, anh lại nhiễm lao từ bệnh nhân khác.
Anh sút 10kg, chân đi không vững phải ngồi xe lăn, mắt cũng mờ dần do tác dụng phụ của thuốc trị lao cộng với suy thận mãn.
Tuyệt vọng, quẫn trí, Long đập phá đồ đạc, chỉ muốn chết. Trong vô vọng, Phương thấy mình đã kiệt sức, chị cũng muốn được chết theo chồng.
Thương vợ héo hon vì mình mỗi ngày, Long đã kịp trấn tĩnh và tự động viên mình phải chấp nhận, phải đương đầu.
Được chồng vực dậy tinh thần, Phương tiếp tục đi bên anh trên con đường đầy nỗi xót xa. Gom góp được 20.000 USD, nghe lời "cò", Phương theo một đường dây mua bán thận đưa chồng sang Bệnh viện Hồng Quân (Trung Quốc) để ghép thận.
Hy vọng tràn trề bỗng tắt lụi khi Phương được một bác sĩ ở đây rỉ tai "Đưa chồng về Việt Nam chữa đi. Thận được mua bán ở đây không qua quy trình xét nghiệm nghiêm ngặt, nhiều nguy cơ lây nhiễm lắm, cơ thể Long không kham nổi đâu".
Phương rùng mình khi biết nhiều bệnh nhân đến đây được ghép quả thận từ người mắc bệnh máu trắng, thậm chí nhiễm HIV.
Quay về Việt Nam, mỗi tuần Long phải đến bệnh viện 3 lần để tiêm thuốc, nhưng anh quá yếu không thể đi được. Vậy là phương lên mạng mày mò tìm hiểu cách chữa trị, hỏi thăm bác sĩ rồi mang thuốc về nín thở... tiêm cho chồng.
Lần tiêm đầu, bắp tay Long sưng vù, Phương mua trứng gà về luộc rồi lăn cho tay chồng bớt tấy đỏ. Những lần sau rút kinh nghiệm, Phương tiêm "ngọt" hơn.
Lần hồi, Phương thành y tá, điều dưỡng riêng của chồng, nhưng tính mạng anh vẫn "Treo chỉ mành" khi cả 2 quả thận đã hỏng mà chưa có thận tương thích để ghép.
Không bỏ cuộc, ngoài những lúc giúp chồng cập nhật kiến thức về quản trị mạng, học ngoại ngữ, nghe thời sự để không tụt hậu, giúp anh tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ trở thành người quản lý hệ thống thu ngân điện tử, Phương lại sấp ngửa ngược xuôi trong các bệnh viện.
Gặp ai chị cũng níu áo hỏi thăm để mua thận cho chồng. Phương không nhớ rõ mình đã "níu", đã cầu xin bao nhiêu người, và cuối cùng sự kiên gan thách thức số phận cùng tình yêu dành cho chồng của Phương đã được đền bù.
Cơ hội sống còn của Long đến vào phút chót khi một người có quả thận tương thích đồng ý bán cho anh.
3 năm sau ngày ghép thận, Long được đề bạt làm giám đốc quản trị mạng của hệ thống siêu thị Vinatex Mart. Giấc mơ sự nghiệp thành hiện thực, ngẫm lại những ngày tháng đối mặt tử thần, Long không thể quên gương mặt khắc khổ, nhẫn nại của Phương, không thể quên những giọt nước mắt và ý chí sắt đá của người phụ nữ anh yêu thương.
Dẫu chuyện con cái là khát khao không bao giờ gạt được, bởi sau ghép thận Long lại mắc bệnh tiểu đường, họ vẫn dựa vào nhau, nâng đỡ nhau mỗi ngày còn lại của cuộc đời.
***
Đâu đó giữa cuộc sống bộn bề, ta vẫn thường bắt gặp câu chuyện về sự hy sinh. Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Vân (quận Tân Bình, TP.HCM), người đã hiến tặng thận cho chồng là anh Nguyễn Xuân Minh.
Đơn giản và hồn hậu như chính cuộc đời mình, lý do chị sẵn sàng chia sự sống với chồng là "mình có hai quả mà anh ấy bị hỏng toàn phần . Không hiến thì nói thương chồng sao được".
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/06/14/20130206144558_vuong .jpg
NSƯT Minh Vương (phải) may mắn được ghép thận từ món quà của một thanh niên (Ảnh: Người lao động)
Đó là cái kết đầy cảm đọng của Nghệ sĩ ưu tú Minh Vương, 63 tuổi bị suy thận mãn. Mỏi mòn chờ được ghép thận, ông bất ngờ nhận món quà từ gia đình, của người thanh niên qua đời vì tai nạn giao thông. Giờ đây, mang trong mình quả thận của anh, ông vẫn không biết anh là ai, đã sống, đã yêu như thế nào.
Đó là câu chuyện của chị Trần Thu Hồng (52 tuổi, TP.Cà Mau) xin hiến xác cho khoa học khi qua đời và hiến một quả thận lúc còn sống. Chị không muốn bỏ phí những "tài sản" vô giá để có thể cứu sống bao người.
Còn rất nhiều câu chuyện cổ tích như thế dược dệt bằng sợi tơ của tình yêu và sự hy sinh khiến ta thấy cuộc đời, tình người đẹp đẽ biết bao.
Để mỗi sáng mai thức dậy, lòng nhủ lòng hãy sống để yêu thương, hãy cho đi để nhận lại nhiều hơn, hãy chia sẻ buồn đau để xua tan bất hạnh và trao tặng nụ cười để hạnh phúc được nhân lên.
Theo Nghi Anh - Tố Phương (Phụ nữ TP.HCM số Tết)
Niềm tin trong tuyệt vọng
Viết sách dạy nấu ăn, hướng dẫn nấu ăn trên truyền hình, làm chủ một nhà hàng nổi tiếng, bếp trưởng của một nhãn hàng, Lâm Phương Vũ khiến người khác cảm nhận anh là người thành đạt, viên mãn.
Nhưng mấy ai biết Vũ vừa đi qua những ngày tháng cam go, có lúc tưởng chừng gục ngã vì tuyệt vọng khi sắp mất đi người vợ thân yêu.
Mang thai đứa con thứ hai, Hồng Lan Thanh, vợ Vũ được bác sĩ chẩn đoán bị suy thận cấp tính. Thai được bảy tháng, Thanh phải nhập viện mổ bắt con khi chỉ số Creatinin và BUN (chỉ số đánh giá chức năng thận) tăng chóng mặt, phải chạy thận nhân tạo.
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/06/15/20130206150128_ghept han.jpg
Một ca ghép thận tại Bệnh viện 19-8 Hà Nội (Ảnh: ANTĐ)
Bỏ dở chuyến công tác tại Thái Lan, Vũ quay về chăm sóc vợ con và bước vào hành trình chạy chữa cho Thanh.
Nhìn vợ héo úa, đau đớn từng ngày, anh ước gì mình có thể chia sẻ bớt nỗi đau ấy. Vũ nghẹt thở khi nghĩ đến việc mình có thể mất Thanh bất cứ lúc nào. Xót xa nhìn vợ tiều tụy, Vũ lại càng nhẹ nhàng, dỗ dành khi chị dằn vặt với anh.
Bệnh tật, trầm cảm sau sinh biến Thanh tươi tắn ngày nào thành người vợ xét nét, bẳn tính. Chị ghen bóng ghen gió, quăng vứt đồ đạc, khóc lóc dỗi hờn khiến Vũ như phát điên, nhưng điều đó lại càng khiến anh thương vợ hơn.
Anh tìm bác sĩ tư vấn, tiết giảm các mối quan hệ, gần gũi trò chuyện, bông đùa để vợ anh vui và tin anh luôn đồng hành cùng chị trong "cuộc chiến" này.
Ghép thận là cách duy nhất để cứu sống Thanh khi căn bệnh suy thận của chị đã vào giai đoạn cuối.
"Phải cứu sống vợ bằng mọi giá" - Vũ mang theo khao khát ấy ngược xuôi khắp nẻo Bắc Nam tìm thầy, tìm thuốc, tìm thận để ghép cho vợ.
Nhưng làm sao có được hàng tỷ đồng để mua thận, chạy chữa cho Thanh? Vừa thay vợ chăm sóc con thơ, Vũ vừa lao vào kiếm tiền: chấm thi, chụp hình quảng cáo, mở nhà hàng... Nhưng cứ như muối bỏ biển, bao nhiêu tiền anh nhọc nhằn kiếm được đều "trôi" theo chạy thận, mua thuốc cho Thanh.
"Mình khỏe, sẽ còn làm ra tiền" - Vũ tự động viên mình như vậy, anh chỉ đau đáu một nỗi tìm đâu ra quả thận tương thích với vợ mình? May sao người chị thứ 2 trong số 11 anh chị em của Thanh có cùng nhóm máu A với chị.
Người chị lặng lẽ làm thủ tục hiến thận cho em. Gần đến ngày nhập viện, chồng con chị biết chuyện lo sợ khóc lóc, ngăn cản. Giận quá, chị Hai đòi ly hôn để cứu em gái. Không thể vì vợ mình mà gia đình chị tan nát, Vũ xin chị để anh tìm quả thận khác cho Thanh.
Tìm kiếm cơ hội đi công tác nước ngoài, qua hàng chục nước từ Á sau Âu, đến đâu Vũ cũng mang theo bệnh án của vợ, miệt mài vào từng bệnh viện tìm mua thận cho Thanh.
Có những lúc tưởng chừng như vô vọng, khi anh nghe bác sĩ thông báo Thanh suy thận cấp tính, chỉ số Creatini và BUN đã tăng đến đỉnh.
Nhưng "còn nước còn tát", Vũ lại lặn lội tìm kiếm trong số bà con xa của Thanh. Trong nỗi đau cùng cực, vợ chồng anh vẫn nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình, vào tình yêu để rồi "phép màu" cũng đến với họ.
Một người cháu họ xa của Thanh ở tận Lâm Đồng có quả thận tương thích với chị. Gia đình người cháu vốn khó khăn nên Vũ không để cháu thiệt thòi. Anh bán nhà - tài sản cuối cùng của gia đình, lấy tiền ghép thận cho vợ. Ngày Thanh nhập viện chờ mổ, 3 cha con anh thấp thỏm bên ngoài phòng bệnh, dõi theo từng phút diễn ra ca mổ sinh tử của chị.
3 năm vật lộn trong đau đớn, tình yêu của chồng đã giúp Thanh giành lại sự sống.
"Thi gan" với tử thần
Thấy cảnh chị Trần Thị Ngọc Phương tiêm thuốc, tắm rửa, chăm sóc cho anh Nguyễn Thành Long, chồng chị một cách thuần thục, nhiều người ngạc nhiên: "Chị học y tá, điều dưỡng ở đâu mà hay vậy?". Phương cười mà nước mắt rưng rưng.
Lấy nhau đã biết anh Long mắc bệnh suy thận, nhưng chưa bao giờ Phương hình dung có ngày mình phải vật vã theo từng cơn đau của chồng, cùng anh chống chọi với tử thần luôn chực chờ lấy đi mạng sống của Long.
Sống cùng nhau 3 năm hạnh phúc, khi bác sĩ chẩn đoán: Long bị suy thận giai đoạn cuối, quả thận hư đã lây bệnh sang bên còn lại, Phương vẫn ngỡ mình nghe nhầm. Nhưng rồi chị cũng gạt nước mắt, dặn lòng phải bằng mọi giá giành lại sự sống cho anh.
Cùng là nhân viên thu ngân ở siêu thị, được lãnh đạo cơ quan giúp đỡ, chị thuê một quầy bán cá tươi với giá ưu tiên trong siêu thị mong muốn kiếm tiền cho anh chữa bệnh.
Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên chưa đầy một tháng sau anh chị đã cạn vốn. Đã bệnh tật lại gặp cảnh khốn cùng, vợ chồng chỉ biết ôm nhau khóc.
May sao có người bạn giúp Phương kinh doanh thời trang da và thành công. Có tiền, Phương bắt tay vào việc ghép thận cho chồng bằng quả thận của mình, nhờ nó tương thích với Long.
Phát hiện chính vợ là người cho mình thận, Long phản đối quyết liệt. Hơn ai hết, Long hiểu khi cãi lời cha mẹ quyết tâm lấy anh, Phương đã chịu nhiều thiệt thòi. Căn bệnh suy thận khiến anh không thể mang đến cho Phương niềm hạnh phúc chính đáng của một người vợ khi đời sống gối chăn không trọn vẹn.
Nhưng với chị, hạnh phúc là được ở bên Long, được chăm sóc, lo lắng cho anh và chị sẵn sàng chia sẻ cùng anh sự sống của mình.
Tuy nhiên, những nghiệt ngã mới lại tiếp tục thử thách lòng người khi bác sĩ cho hay căn bệnh suy thận mãn tính đã tấn công vào gan khiến Long chưa thể ghép thận.
Khó khăn lắm chị mới tìm được bác sĩ nhận chữa gan cho anh, chữa xong bệnh gan thì trong quá trình chạy thận, anh lại nhiễm lao từ bệnh nhân khác.
Anh sút 10kg, chân đi không vững phải ngồi xe lăn, mắt cũng mờ dần do tác dụng phụ của thuốc trị lao cộng với suy thận mãn.
Tuyệt vọng, quẫn trí, Long đập phá đồ đạc, chỉ muốn chết. Trong vô vọng, Phương thấy mình đã kiệt sức, chị cũng muốn được chết theo chồng.
Thương vợ héo hon vì mình mỗi ngày, Long đã kịp trấn tĩnh và tự động viên mình phải chấp nhận, phải đương đầu.
Được chồng vực dậy tinh thần, Phương tiếp tục đi bên anh trên con đường đầy nỗi xót xa. Gom góp được 20.000 USD, nghe lời "cò", Phương theo một đường dây mua bán thận đưa chồng sang Bệnh viện Hồng Quân (Trung Quốc) để ghép thận.
Hy vọng tràn trề bỗng tắt lụi khi Phương được một bác sĩ ở đây rỉ tai "Đưa chồng về Việt Nam chữa đi. Thận được mua bán ở đây không qua quy trình xét nghiệm nghiêm ngặt, nhiều nguy cơ lây nhiễm lắm, cơ thể Long không kham nổi đâu".
Phương rùng mình khi biết nhiều bệnh nhân đến đây được ghép quả thận từ người mắc bệnh máu trắng, thậm chí nhiễm HIV.
Quay về Việt Nam, mỗi tuần Long phải đến bệnh viện 3 lần để tiêm thuốc, nhưng anh quá yếu không thể đi được. Vậy là phương lên mạng mày mò tìm hiểu cách chữa trị, hỏi thăm bác sĩ rồi mang thuốc về nín thở... tiêm cho chồng.
Lần tiêm đầu, bắp tay Long sưng vù, Phương mua trứng gà về luộc rồi lăn cho tay chồng bớt tấy đỏ. Những lần sau rút kinh nghiệm, Phương tiêm "ngọt" hơn.
Lần hồi, Phương thành y tá, điều dưỡng riêng của chồng, nhưng tính mạng anh vẫn "Treo chỉ mành" khi cả 2 quả thận đã hỏng mà chưa có thận tương thích để ghép.
Không bỏ cuộc, ngoài những lúc giúp chồng cập nhật kiến thức về quản trị mạng, học ngoại ngữ, nghe thời sự để không tụt hậu, giúp anh tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ trở thành người quản lý hệ thống thu ngân điện tử, Phương lại sấp ngửa ngược xuôi trong các bệnh viện.
Gặp ai chị cũng níu áo hỏi thăm để mua thận cho chồng. Phương không nhớ rõ mình đã "níu", đã cầu xin bao nhiêu người, và cuối cùng sự kiên gan thách thức số phận cùng tình yêu dành cho chồng của Phương đã được đền bù.
Cơ hội sống còn của Long đến vào phút chót khi một người có quả thận tương thích đồng ý bán cho anh.
3 năm sau ngày ghép thận, Long được đề bạt làm giám đốc quản trị mạng của hệ thống siêu thị Vinatex Mart. Giấc mơ sự nghiệp thành hiện thực, ngẫm lại những ngày tháng đối mặt tử thần, Long không thể quên gương mặt khắc khổ, nhẫn nại của Phương, không thể quên những giọt nước mắt và ý chí sắt đá của người phụ nữ anh yêu thương.
Dẫu chuyện con cái là khát khao không bao giờ gạt được, bởi sau ghép thận Long lại mắc bệnh tiểu đường, họ vẫn dựa vào nhau, nâng đỡ nhau mỗi ngày còn lại của cuộc đời.
***
Đâu đó giữa cuộc sống bộn bề, ta vẫn thường bắt gặp câu chuyện về sự hy sinh. Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Vân (quận Tân Bình, TP.HCM), người đã hiến tặng thận cho chồng là anh Nguyễn Xuân Minh.
Đơn giản và hồn hậu như chính cuộc đời mình, lý do chị sẵn sàng chia sự sống với chồng là "mình có hai quả mà anh ấy bị hỏng toàn phần . Không hiến thì nói thương chồng sao được".
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/02/06/14/20130206144558_vuong .jpg
NSƯT Minh Vương (phải) may mắn được ghép thận từ món quà của một thanh niên (Ảnh: Người lao động)
Đó là cái kết đầy cảm đọng của Nghệ sĩ ưu tú Minh Vương, 63 tuổi bị suy thận mãn. Mỏi mòn chờ được ghép thận, ông bất ngờ nhận món quà từ gia đình, của người thanh niên qua đời vì tai nạn giao thông. Giờ đây, mang trong mình quả thận của anh, ông vẫn không biết anh là ai, đã sống, đã yêu như thế nào.
Đó là câu chuyện của chị Trần Thu Hồng (52 tuổi, TP.Cà Mau) xin hiến xác cho khoa học khi qua đời và hiến một quả thận lúc còn sống. Chị không muốn bỏ phí những "tài sản" vô giá để có thể cứu sống bao người.
Còn rất nhiều câu chuyện cổ tích như thế dược dệt bằng sợi tơ của tình yêu và sự hy sinh khiến ta thấy cuộc đời, tình người đẹp đẽ biết bao.
Để mỗi sáng mai thức dậy, lòng nhủ lòng hãy sống để yêu thương, hãy cho đi để nhận lại nhiều hơn, hãy chia sẻ buồn đau để xua tan bất hạnh và trao tặng nụ cười để hạnh phúc được nhân lên.
Theo Nghi Anh - Tố Phương (Phụ nữ TP.HCM số Tết)