tonycarter
04-10-2013, 20:48
Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu đến 95% đất hiếm của toàn cầu, đă lờ đi những tác động xấu của ngành khai thác này để thu về khoản tiền khổng lồ. Tuy nhiên hiện nay, Người dân Trung Quốc đang phải nhận “trái đắng” cho những hành động trên.
Những người hứng chịu hậu quả đầu tiên là cư dân sống quanh khu vực khai thác đất hiếm. Người dân ở vùng Nội Mông, khu vực có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, cho biết hoá chất độc hại từ băi đất này đă ṛ rỉ xuống nguồn nước và làm nhiễm độc ruộng đất. Những mảnh ruộng của vùng này biến thành đất hoang không thể trồng loại cây ǵ. Những người dân sinh sống xung quanh khu vực khai thác trong bán kính 10Km đểu chịu ảnh hưởng. Họ bị rụng răng và bạc tóc từ rất sớm.
http://tamnhin.net/Uploaded/maitroly/Images/Thang%205/o%20nhiem.jpg
Hai phần ba lượng đất hiếm của Trung Quốc được chế biến ở vùng Baotou, cạnh sa mạc Gobi, nơi có rất nhiều khoáng sản. Các chất hoá học khi khai thác đất hiếm có thể gây ra ung thư và khiến động vật và người bị biến đổi gen gây ra các trường hợp dị tật. Chính vị vậy mà các nhà bảo vệ môi trường đă cực lực phản đối khai thác đất này. Tuy nhiên, tập đoàn Baogang-tập đoàn nhà nước lớn nhất vẫn tiếp tục khai thác loại đất này.
Khu vực này hiện nay đang được chính phủ đầu tư trở thành “thành phố xanh”, môi trường nơi đây bước đầu được làm sạch bằng cách đóng cửa các nhà máy khai thác. Tuy nhiên hành động này đă quá muộn, người dân khu vực này vẫn tiếp tục lên án tập đoàn Baogang đă đầu độc và huỷ hoại môi trường sống của người dân bản địa.
Và đặc biệt người dân nơi đây đang vô cùng bức xúc với hiện tượng ô nhiễm do khu vực đập chứa rác của các khu khai thác. Tuy nhiên nhà chức trách của nhà máy từ chối trả lời về khả năng phát tán chất phóng xạ uranium và thorium có nguồn gốc từ nhà máy này. Theo 1 nghiên cứu do cơ quan phụ trách môi trường trong khu vực cho biết năm 2006 nồng độ Thorium (một sản phẩm phụ trong quá tŕnh chế biến đất hiếm) ở trong làng Dalahai cao gấp 36 lấn so với các khu vực khác.
Giá nào cho công cuộc khôi phục?
Chính quyền đă quyết định đền bù cho người nông dân khoảng 60.000 nhân dân tệ cho mỗi ‘Mu’ đất (tương đương với 8.400 đôla Ôxtrâylia/Mu; 1 Mu = 667 m2) để họ có thể tái định cư ở một làng mới cách đó 4 km. Tuy nhiên, người nông dân sẽ không c̣n đất canh tác và họ cho rằng khoản tiền đền bù này không đủ bù đắp những thiệt hại họ phải gánh chịu. Ông Wang Tao đặt câu hỏi: “Những người như chúng tôi chỉ biết trồng trọt hoặc chăn nuôi. Nếu chúng tôi không có công việc ổn định, chúng tôi sẽ thu nhập từ nguồn nào? Chúng tôi sẽ sống ra sao?”.
Theo ông Wang Guozhen, cựu Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu và Kỹ thuật Kim loại Trung Quốc, một cơ quan có liên hệ với chính phủ, những tổn hại đối với môi trường do việc khai thác đất hiếm tại Trung Quốc gây ra không thể phục hồi. Ông Wang nhận xét: “Số tiền từ việc bán đất hiếm chắc chắn không đủ để giải quyết những tác hại đối với môi trường”.
Do nhu cầu tăng vọt, Trung Quốc đang giới hạn hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm đất hiếm. Các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh muốn đẩy giá toàn cầu lên cao và bảo quản nguồn kim loại này cho các ngành công nghiệp công nghệ cao đang phát triển nhanh chóng của chính nước này.
Động thái này đă dẫn đến những lời phàn nàn từ phía các nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ cao ở nước ngoài. Mỹ và Australia đă phản ứng bằng cách phát triển hoặc tái khai thác các mỏ đất hiếm bị đóng cửa khi nguồn cung từ Trung Quốc có giá thành thấp hơn.
Bích Thủy
(Theo AFP)
Những người hứng chịu hậu quả đầu tiên là cư dân sống quanh khu vực khai thác đất hiếm. Người dân ở vùng Nội Mông, khu vực có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, cho biết hoá chất độc hại từ băi đất này đă ṛ rỉ xuống nguồn nước và làm nhiễm độc ruộng đất. Những mảnh ruộng của vùng này biến thành đất hoang không thể trồng loại cây ǵ. Những người dân sinh sống xung quanh khu vực khai thác trong bán kính 10Km đểu chịu ảnh hưởng. Họ bị rụng răng và bạc tóc từ rất sớm.
http://tamnhin.net/Uploaded/maitroly/Images/Thang%205/o%20nhiem.jpg
Hai phần ba lượng đất hiếm của Trung Quốc được chế biến ở vùng Baotou, cạnh sa mạc Gobi, nơi có rất nhiều khoáng sản. Các chất hoá học khi khai thác đất hiếm có thể gây ra ung thư và khiến động vật và người bị biến đổi gen gây ra các trường hợp dị tật. Chính vị vậy mà các nhà bảo vệ môi trường đă cực lực phản đối khai thác đất này. Tuy nhiên, tập đoàn Baogang-tập đoàn nhà nước lớn nhất vẫn tiếp tục khai thác loại đất này.
Khu vực này hiện nay đang được chính phủ đầu tư trở thành “thành phố xanh”, môi trường nơi đây bước đầu được làm sạch bằng cách đóng cửa các nhà máy khai thác. Tuy nhiên hành động này đă quá muộn, người dân khu vực này vẫn tiếp tục lên án tập đoàn Baogang đă đầu độc và huỷ hoại môi trường sống của người dân bản địa.
Và đặc biệt người dân nơi đây đang vô cùng bức xúc với hiện tượng ô nhiễm do khu vực đập chứa rác của các khu khai thác. Tuy nhiên nhà chức trách của nhà máy từ chối trả lời về khả năng phát tán chất phóng xạ uranium và thorium có nguồn gốc từ nhà máy này. Theo 1 nghiên cứu do cơ quan phụ trách môi trường trong khu vực cho biết năm 2006 nồng độ Thorium (một sản phẩm phụ trong quá tŕnh chế biến đất hiếm) ở trong làng Dalahai cao gấp 36 lấn so với các khu vực khác.
Giá nào cho công cuộc khôi phục?
Chính quyền đă quyết định đền bù cho người nông dân khoảng 60.000 nhân dân tệ cho mỗi ‘Mu’ đất (tương đương với 8.400 đôla Ôxtrâylia/Mu; 1 Mu = 667 m2) để họ có thể tái định cư ở một làng mới cách đó 4 km. Tuy nhiên, người nông dân sẽ không c̣n đất canh tác và họ cho rằng khoản tiền đền bù này không đủ bù đắp những thiệt hại họ phải gánh chịu. Ông Wang Tao đặt câu hỏi: “Những người như chúng tôi chỉ biết trồng trọt hoặc chăn nuôi. Nếu chúng tôi không có công việc ổn định, chúng tôi sẽ thu nhập từ nguồn nào? Chúng tôi sẽ sống ra sao?”.
Theo ông Wang Guozhen, cựu Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu và Kỹ thuật Kim loại Trung Quốc, một cơ quan có liên hệ với chính phủ, những tổn hại đối với môi trường do việc khai thác đất hiếm tại Trung Quốc gây ra không thể phục hồi. Ông Wang nhận xét: “Số tiền từ việc bán đất hiếm chắc chắn không đủ để giải quyết những tác hại đối với môi trường”.
Do nhu cầu tăng vọt, Trung Quốc đang giới hạn hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm đất hiếm. Các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh muốn đẩy giá toàn cầu lên cao và bảo quản nguồn kim loại này cho các ngành công nghiệp công nghệ cao đang phát triển nhanh chóng của chính nước này.
Động thái này đă dẫn đến những lời phàn nàn từ phía các nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ cao ở nước ngoài. Mỹ và Australia đă phản ứng bằng cách phát triển hoặc tái khai thác các mỏ đất hiếm bị đóng cửa khi nguồn cung từ Trung Quốc có giá thành thấp hơn.
Bích Thủy
(Theo AFP)