Log in

View Full Version : V́ sao người giàu ở Trung Quốc bỏ nước ra đi?


tonycarter
04-16-2013, 09:29
Tạp chí The Atlantic mới có bài nhận định an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, và hạ tầng chỉ là vài nguyên nhân khiến một số người Trung Quốc có tiền của cân nhắc bỏ đất nước ra hải ngoại định cư. BBC giới thiệu cùng quí vị.

<table style="width:100px;" align="center"><tbody><tr><td>http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=460744&stc=1&d=1366104505
Trung Quốc đang đối diện ô nhiễm không khí tại nhiều thành phố.
</td></tr></tbody></table>Dữ liệu được đưa lên cổng thông tin Sina ở Trung Quốc cho thấy hơn 150 ngàn công dân Trung Quốc rời Trung Quốc ra nước ngoài định cư trong riêng năm 2011.
Điểm đến hàng đầu của họ là New Zealand, nơi 13% người di cư quyết định tới định cư, tiếp theo là Canada, Úc, và Hoa Kỳ.
Nhập cư theo dạng có tŕnh độ cao và diện du học chiếm đa số trong khi cũng có cách nhập cư theo các dạng khác.
Người giàu có và người có học vấn cao là nhóm lớn nhất trong xu hướng di cư này.
Một báo cáo của China Merchants Bank và Bain & Company cho thấy "Trong số những chủ doanh nghiệp tại Hoa lục có hơn 100 triệu nhân dân tệ, 27% đă di cư khỏi Trung Quốc, trong khi 47% số người khác đang cân nhắc việc di cư".
Trên thực tế, người giàu tại Trung Quốc cân nhắc di cư không chỉ gồm những người từ các thành phố lớn nhất của Trung Quốc mà cũng có cả dân từ một số thành phố hạng hai như Đại Liên và Trùng Khánh.

‘Đổi hộ chiếu’

Đây không phải là lần đầu Trung Quốc đă chứng kiến một làn sóng di cư.
Một số người Trung Quốc đă quyết định chuyển ra nước ngoài trong những năm đầu của thời cải cách và mở cửa, là giai đoạn tự do hóa nền kinh tế bắt đầu vào năm 1978. Làn sóng di cư kéo dài một thập niên bắt đầu từ cuối những năm 1980, nhóm này gồm chủ yếu là các sinh viên du học ở nước ngoài, và các điểm đến chủ yếu là Đài Loan, Hồng Kông và các nước châu Á.
Trong khi làn sóng di dân Trung Quốc trước đây được thúc đẩy bởi lực lượng lao động tŕnh độ giản đơn như người làm nhà hàng ăn, thợ may và thợ cắt tóc, và sau đó là nhóm sinh viên, làn sóng di dân mới ngày nay bao gồm những người Trung Quốc "có chỗ đứng tốt" về nghề nghiệp, chẳng hạn như kỹ sư, kế toán và các luật sư, cũng như những người siêu giàu.
Thực ra không quá khó hiểu nguyên nhân thúc đẩy nhóm người này ở Trung Quốc rời quê hương, nhất là trong bối cảnh báo chí nói về mức độ ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, chất lượng cuộc sống, giáo dục và cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc.
Thậm chí sự bất tiện khi mang cuốn hộ chiếu Trung Quốc, vốn làm khó khăn khi du lịch quốc tế, có thể là động cơ khiến một số người t́m kiếm cuốn hộ chiếu khác để đi lại dễ dàng hơn.
Làn sóng di dân này không tránh khỏi sự gièm pha từ một số người không thể rời Trung Quốc trong khi một số người khác lại bày tỏ sự cảm thông.

‘Cảm giác an toàn’

<table style="width:100px;" align="center"><tbody><tr><td>http://vietbf.com/forum/attachment.php?attac hmentid=460743&stc=1&d=1366104505
Giới tài phiệt Trung Quốc đang quan tâm đầu tư tài chính sang phương Tây
</td></tr></tbody></table>Một người viết trên trang Sina Weibo, rằng "Tiền bạc ngày càng được chuyển ra nước ngoài, để lại một mớ hổ lốn ở trong nước". Một người khác nhận xét, "Với giá nhà đất cao, hệ thống giáo dục và y tế méo mó, và thực trạng môi trường ngày càng tồi tệ ... ngay cả quyền sinh sản cơ bản cũng đă bị tước mất. Với tất cả những điều này, bạn không thể đổ lỗi cho những di cư ra nước ngoài, họ chỉ muốn t́m một môi trường có sự công bằng và phù hợp cho cuộc sống. "
Ren Zhiqiang, một ông trùm bất động sản cực kỳ có ảnh hưởng trong dư luận tại Trung Quốc có thể chỉ ra các lư do tâm lư thực sự đằng sau làn sóng di dân mới nhất này:
Ông nói “Có rất nhiều lư do cho làn sóng di dân, nhưng quan trọng nhất là cảm giác an toàn. An toàn trong cuộc sống, tài sản, thực phẩm, không khí, giáo dục, và các quyền khác.
“Việc thiếu cảm giác an toàn là một trong những lư do quan trọng tại sao có là sự bất ổn xă hội. Chỉ bằng cách cho công dân một cảm giác an toàn th́ người ta mới có thể được thiết lập một xă hội ổn định”, ông b́nh luận.
Với nhiều rời khỏi Trung Quốc v́ những lư do đă nói ở trên, di dân đă trở thành một vấn đề chính trị.
Trong tháng 11/ 2011, Nhân dân Nhật báo của nhà nước có bài xă luận với tựa "Chúng ta nên gây khó hơn cho người giàu di cư", đă thu hút một số lượng lớn độc giả và tiếp tục lan truyền trên các mạng xă hội tại Trung Quốc.

‘Thuế vượt biên’

Bài báo đề xuất một thứ "thuế thoát" đánh vào người Trung Quốc giàu rời khỏi đất nước.
Nhiều người tham gia b́nh luận trên mạng đồng ư rằng đó là một biện pháp sẽ mang lại lợi ích cho phần lớn người Trung Quốc, trong khi hạn chế ḍng vốn chảy ra nước ngoài.
Có một người b́nh luận, "Một khi đă có tiền bạc và quyền lực, người ta không c̣n yêu nước nước nữa. Hăy nghĩ xem tiền và quyền từ đâu mà ra? Những người đó chỉ thuần túy là những kẻ phản bội thời b́nh."
Các cư dân mạng cũng đặt câu hỏi về ư nghĩ cho rằng di cư tương đương với việc bỏ rơi đất nước hay không. Một người viết trên Weibo:
"Di cư có những điểm tốt và điểm xấu. Di cư có nhất thiết có nghĩa là bạn không yêu đất nước này? Người Trung Quốc di cư không mang lại lợi ích cho đất nước này hay sao?
“Có phải số tiền khổng lồ mà người Trung Quốc, một thời rời đất nước ra đi, đă và đang đầu tư từ hải ngoại về nước, đă mang lại sự lớn mạnh cho Trung Quốc? Người Trung Quốc ở nước ngoài không thể trở thành đối tượng tốt để cải thiện quyền lực mềm của Trung Quốc hay sao?"


BBC