Log in

View Full Version : Biển Đông ’sôi sục’ trong tuần


tonny_thuong
05-10-2013, 23:55
- Những ngày qua, hàng loạt động thái gây hấn của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông khiến nhiều người lo ngại xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tiếp tục thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông, Tân Hoa xă cho hay, trưa 5/5, Trung Quốc đă phái 9 con tàu hộ tống và kéo dàn khoan - lọc dầu khí Lệ Loan 3-1 cao bằng ṭa nhà 18 tầng từ Thanh Đảo cơ động nhằm về hướng Biển Đông.

Dàn khoan - lọc dầu khí khổng lồ này di chuyển trên biển với tốc độ 3 đến 4 hải lư/giờ, theo tính toán của giới chức Trung Quốc sau 12 ngày nó sẽ tới một mỏ khí thiên nhiên ở "một vùng nước sâu trên Biển Đông". Dự kiến, tháng 9/2013 dàn khoan khủng này sẽ bắt đầu "khai thác dầu khí" trên một vùng biển ở Biển Đông.

http://phunutoday.vn/dataimages/201305/original/images1214095_tau_ca _trung_quoc_ra_truon g_sa_danh_bat_trai_p hep_3.jpg

Tàu cá Trung Quốc ra khơi đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tiếp sức cho động thái này, ngày 9/5 Tân Hoa xă cũng cho biết, Trung Quốc sẽ điều tàu lặn có người lái Giao Long đến khảo sát ở vùng biển Đông vào đầu tháng 6 tới. Thủy thủ đoàn ba người của tàu Giao Long đang nghiên cứu các dữ liệu về đa dạng sinh học và địa lư ở biển Đông để chuẩn bị cho sứ mệnh thám sát vùng biển sâu đầu tiên của con tàu lặn này.

Chính quyền Trung Quốc từng lên tiếng xác nhận, một trong những mục đích chính của tàu lặn này là thăm ḍ để triển khai việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú dưới đáy đại dương.

Ngoài ra con tàu này c̣n có thể được Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động quân sự như vẽ bản đồ đáy biển, tăng năng lực hoạt động cho tàu ngầm, thâm nhập cáp thông tin của các nước để dọ thám...

Theo Quỹ Nghiên cứu biển Đông, biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney – Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang.

Bộ Năng lượng Mỹ đă đánh giá, lượng dự trữ dầu đă được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, Trung Quốc tin rằng, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng.

Vùng biển này cũng chưa nhiều loại tài nguyên khoáng sản đầy tiềm năng khác, như kim loại quư, băng cháy…

Song song với hành động kéo dàn khoan khủng và chuẩn bị điều tàu lặn đến biển Đông, ngày 6/5, 32 chiếc tàu cá Trung Quốc cũng đă rời đảo Hải Nam tiến ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt trái phép. Đợt đánh bắt trái phép này tại khu vực Trường Sa sẽ kéo dài 40 ngày, Theo cùng với 32 tàu cá này còn có 1 tàu hậu cần cỡ lớn khoảng 4000 tấn. Đây là một hành động ngang ngược của Trung Quốc nhằm vơ vét tài nguyên, xâm phạm vùng biển chủ quyền lănh hải của Việt Nam, đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật pháp và thông lệ quốc tế, tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) đã ký năm 2002.

Cùng ngày, bản tin trên tờ Nhân Dân nhật báo điện tử cho biết tàu Trung Quốc đã bật vòi rồng xua đuổi "tàu cá nước ngoài" đánh bắt tại vùng biển gần Đá Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines và Trung Quốc cũng "tuyên bố" chủ quyền và Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép - PV).

Bản tin trên tờ Nhân Dân nhật báo điện tử không nói rơ thời gian xảy ra vụ "dùng vũ lực trục xuất tàu cá nước ngoài" ở Đá Vành Khăn, đồng thời cũng không tiết lộ thông tin tàu cá bị tàu Ngư chính đang hoạt động trái phép ở đây xua đuổi là của quốc gia nào trong khi phần biển kiểm soát tàu cá trên h́nh ảnh minh họa bị tờ báo làm mờ.

Chưa dừng lại các hành động khiêu khích, gây hấn của mình, 1 tàu khu trục của Hải quân và 2 tàu dân sự của Trung Quốc đang kéo đến sát Băi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), vào ngày 7/5. Được biết, Băi Cỏ Mây nằm gần Đá Vành Khăn, cách đảo Palawan của Philippines khoảng 150 hải lư về phía tây nam.

Đáp trả lại, ngày 9/5 Manila đă ngay lập tức điều 3 tàu chiến gồm tàu tuần tra PS 36, tàu khu trục PS 74 và tàu vận tải quân PS 71, nhằm theo dơi mọi hành động của tàu Trung Quốc ở vùng biển này.

http://phunutoday.vn/dataimages/201305/original/images1214096_tau_ha i_quan.jpg

Tàu Hải quân Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Phía Manila cũng khẳng định sẽ có động thái khi phát hiện 32 tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực mà Philippines tuyên bố "chủ quyền". Còn Đại tá Edgard Arevalo, người phát ngôn lực lượng hải quân Philippines cho biết hải quân nước này sẽ theo dơi sát sao hoạt động của 32 tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa.

Căng thẳng trở nên cao độ khi sáng 9/5 xảy ra một vụ nổ súng của tàu Hải Quân Philippines vào tàu cá Đài Loan biển số Quảng Hưng Đại 28 trên vùng biển giữa Đài Loan và Philippines, cách cực Nam đảo Đài Loan 180 hải lư khiến một ngư dân Đài Loan chết tại chỗ, 2 người khác bị thương.

http://phunutoday.vn/dataimages/201305/original/images1214097_nghi_s i_dai_loan.JPG

Nghị sĩ Đài Loan Phan Mạnh An

Phía Philippines đã thừa nhận có bắn một tàu "lạ" nhưng không biết chính xác đó là tàu cá của Đài Loan.

Người phát ngôn của lực lượng tuần duyên Philippines Armand Balilo cho biết vụ việc diễn ra trong vùng biển của Philippines và hải quân Philippines đă hành động đúng với trách nhiệm của ḿnh.

“Nếu có ai đó chết, chúng tôi thật sự thông cảm, nhưng sẽ không xin lỗi”, AFP dẫn lời ông Balilo.

Ông Balilo cho biết vụ việc xảy ra ở vùng biển phía bắc đảo Luzon thuộc chủ quyền Philippines và không nằm trong bất kỳ phần lănh thổ tranh chấp nào.

Trong khi đó, ông Phan Mạnh An, Nghị sĩ của huyện B́nh Đông, Đài Loan cho biết sở dĩ Philippines nổ súng vào tàu cá Quảng Đại Hưng 28 là v́ lực lượng công vụ Philippines đă xác định nhầm đó là 1 tàu cá Trung Quốc khiến 1 ngư dân Đài Loan tử vong. Sau vụ "bắn nhầm" này, phía Bộ Ngoại giao Đài Loan nhận định tình hình biển Đông đã thực sự trở nên căng thẳng.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa chủ động đề xuất đàm phán với ASEAN Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC).

Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết: “Mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan”.

KL (Tổng hợp)
theo pn

Minhrau
05-11-2013, 02:55
biển đông đang sôi sục nhưng việt cộng vẫn ngồi đó sụt mà không có hành động nào