PDA

View Full Version : Có nên cho trẻ về quê nghỉ hè?


johnnydan9
06-16-2013, 15:16
Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lư giúp trẻ thông qua giảng giải để trẻ hiểu cuộc sống ở quê ra sao, những khó khăn nào trẻ có thể gặp, dạy trẻ một số kỹ năng pḥng tránh các tai nạn như phỏng, côn trùng đốt, ngă, đuối nước…”

Tai nạn đau ḷng của hai trẻ 10 tuổi và 12 tuổi ở TP.HCM được cha mẹ cho về quê ngoại ở Thanh Hoá chơi, khi người cậu chèo thuyền chở cả hai ra hồ hang Hiểm ở xă Hà Lĩnh th́ thuyền lật làm ba cậu cháu chết đuối chiều 11.6, đă tác động đến “kế hoạch hè” của nhiều ông bố bà mẹ.

Con không về quê, cha mẹ mới… an tâm

Chị Vơ Thị Ánh Tuyết nhà ở Tân B́nh (TP.HCM) cho biết chị vừa gọi điện thoại cho ông xă kể lại tai nạn thương tâm trên, và không đồng ư cho cậu con trai (năm nay lên lớp 5) về quê nội ở An Giang chơi trong ba tháng hè. “Con ḿnh không trong tầm mắt th́ sao an tâm nổi. Phải để cháu lớn hơn mới được…”, chị Tuyết nói.

Tương tự, chị Hoàng Thuư Uyên, nhà ở quận 7, cũng vừa gọi điện thoại về Đà Nẵng “triệu hồi” cô con gái chín tuổi về nhà sớm hơn kế hoạch ban đầu là cho bé ở quê ngoại chơi đến hết tháng 6. “Gọi cháu về cho an tâm”, chị Uyên cho biết lư do.

Rủi ro đâu cứ ở quê?

Anh Lương Hữu Thái, giám đốc công ty tư vấn và thiết kế kiến trúc Xanh (TP.HCM) cho biết vợ chồng anh vẫn duy tŕ thói quen cho con về quê chơi trong tháng hè đầu tiên. “Tôi muốn sau này con trưởng thành, trong kư ức vẫn đọng lại những trải nghiệm chân trần lội ruộng, tát nước bắt cá, được nghe tiếng gà gáy sáng, thấy đàn c̣ bay trong sớm mai… Lo con gặp chuyện nọ chuyện kia th́ cha mẹ nào chẳng có, nhưng quan trọng là thiết kế chuyến đi về quê sao cho an toàn chứ ở Sài G̣n này nếu không quản con khéo th́ cũng đủ thứ chuyện đó chứ”, anh Thái nói.

Cũng chung suy nghĩ, chị Lâm Mỹ Hoa nhà ở quận 10, cho biết sau những lần được về quê, hai con chị có biểu hiện trưởng thành hơn, hiểu biết hơn về cuộc sống, thể chất mạnh khoẻ hơn… “Cho con về quê với ông bà hoặc những người bà con tin cậy, đỡ tốn tiền cho đi học mấy lớp kỹ năng sống mà lại thực tế và hiệu quả”, chị Hoa nói.

http://younhac.com/forum/attachment.php?attac hmentid=80482&stc=1&d=1371395754
Ảnh minh họa.

Đừng từ chối quê và nên tuỳ ư trẻ

Tiến sĩ tâm lư học Nguyễn Lệ Hằng, viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết trong những ngày hè, nếu gia đ́nh sắp xếp cho trẻ được về quê vui chơi để giáo dục t́nh yêu con người, thiên nhiên và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ. Thông qua những chuyến về quê chơi, trẻ vừa được khám phá cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, vừa hiểu được cội nguồn của gia đ́nh.

TS Hằng nói: “Về quê trẻ sẽ học được thêm những bài học làm người, được hiểu hơn giá trị thực sự của cuộc sống. Khi hiểu được đời sống sinh trưởng của một con côn trùng, một cái cây, cảm nhận được gió, nắng, sự yên b́nh thôn quê thế nào, tâm hồn đứa trẻ sẽ trở nên hiền hoà, biết yêu thương hơn. Những tác động này có thể cha mẹ chưa thấy ngay, nhưng về lâu dài sẽ h́nh thành trong nhận thức trẻ”.

Theo thạc sĩ tâm lư Nguyễn Hữu Vinh, trung tâm tư vấn tâm lư đời sống – gia đ́nh Gia An (TP.HCM), không phải đứa trẻ nào cũng có thể thích ứng ngay với cuộc sống ở quê. Do đó, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lư giúp trẻ thông qua giảng giải để trẻ hiểu cuộc sống ở quê ra sao, những khó khăn nào trẻ có thể gặp. Có thể cho trẻ xem những bức ảnh, đoạn phim để giải thích cặn kẽ những đồ vật, con vật hay gặp ở quê để xoá cảm giác bỡ ngỡ khi trẻ tiếp xúc. Thạc sĩ Vinh gợi ư: “Nên bảo đảm trẻ dù làm ǵ ở quê cũng đều có sự trông chừng của người lớn. Nếu không cùng về quê với con, cha mẹ nên nhắc người thân ở quê để mắt tới trẻ thường xuyên. Nên dạy trẻ một số kỹ năng pḥng tránh các tai nạn như phỏng, côn trùng đốt, ngă, đuối nước…”

Nguyễn Thảo Vy (lớp 4/2 tiểu học Trần Văn Ơn, G̣ Vấp, TP.HCM): Thấy ḿnh được nạp lại năng lượng

Em được về Đà Lạt một năm khoảng hai lần, vào dịp hè và tết, mỗi lần 2 – 3 tuần. Em rất thích v́ ở quê nội có nhiều anh chị em cùng lứa, chơi rất vui. Em c̣n được đi hái dâu, trồng rau với bà nội. Thường th́ về Đà Lạt xong, em thấy vui vẻ hơn, cũng thấy ḿnh được nạp lại năng lượng, v́ Sài G̣n nóng và hay kẹt xe. Tuy nhiên, nếu về quê mà không có người chơi cùng, không có người chăm sóc th́ đúng là đáng lo. Em luôn được lưu ư là phải vâng lời ông bà, họ hàng, không được đi đâu một ḿnh. Với lại ba mẹ cũng không cho em cầm tiền hay đeo trang sức để đề pḥng.

Trần Đức Huy (lớp 3A1 tiểu học số 1 thị trấn Phú Túc, Krông Pa, Gia Lai): Lớn lên rất nhiều sau các chuyến về quê

Em rất thích được về quê. Tết và những kỳ nghỉ hè em đều được về quê chơi. Mỗi lần về, em được đi câu cá. Em câu rất giỏi nhé, có lần câu được cả một rổ năm con. Em cũng thích được đi nhổ đậu phộng với ông bà. Mỗi lần nhổ về, em lại tự tay nhen lửa để luộc đậu phộng cho cả nhà ăn. Sau các chuyến về quê, em thấy ḿnh lớn lên rất nhiều. Em quư thức ăn hơn v́ ở quê, mọi người phải tự bắt cá, trồng rau để có đồ ăn. Em cũng yêu thương gia đ́nh hơn. Em hay gọi điện về hỏi thăm ông bà v́ sợ ông bà ở một ḿnh buồn. Em được mẹ dạy không nên tắm sông và trèo cây, đi đâu cũng đi cùng các anh chị lớn. V́ em chưa biết bơi nên chỉ ra các ao cạn của nhà ông bà để chơi chứ không tự ra sông.

Theo Sài G̣n Tiếp Thị

Minhrau
06-16-2013, 18:03
ngày trước vùng quê là điễm lư tưởng để con cháu về chơi trong 3 tháng hè v́ dân quê hiền lành chất phát ngày nay sau giải phóng nếu có về quê th́ nên suy nghỉ lại v́ dân quê ngày nay hầu hết đă trở thàng lưu manh côn đồ quá nguy hiễm