johnnydan9
06-17-2013, 14:58
Mùa nào thức đấy, những ngày Đông lạnh giá thì bà có món bánh trôi tàu, chè sen nóng còn khi Hè sang lại nhộn nhịp những chè đỗ đen, chè đỗ xanh và các loại thạch đen, thạch xanh. Vốn là một đứa khoái đồ ngọt nên lần đầu tiên vào quán của bà Ngọ, tôi đã dõng dạc gọi một cốc chè xanh đen thật ngọt làm mấy đứa bạn đi cùng vô cùng ngạc nhiên. Chúng vội vã thuyết phục tôi rằng ở quán này đặc sản nhất phải kể đến món thạch xanh còn chè tuy cũng ngon nhưng nhiều nơi khác cũng có.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/169/2011_169_12_thachxan h1.jpg
Chẳng biết quán hàng của bà Ngọ có từ bao giờ, chỉ nhớ rằng khi tôi biết cầm những đồng tiền đầu tiên mẹ cho để ăn quà với chúng bạn thì "nhà hàng” đầu tiên mà chúng tôi lựa chọn đó là quán của bà Ngọ. Quán nằm trong một con ngõ nhỏ mà trước đây tôi không hề để ý, rất đơn giản chỉ với một chiếc bàn gỗ dài và mấy cái ghế kê dọc hai bên. Không biển hiệu, không băng rôn quảng cáo, cũng chẳng thực đơn cho mỗi vị khách, quán của bà Ngọ vẫn đông vui từ lúc mở hàng cho đến cuối ngày, khi bà đóng cửa để về nghỉ, chuẩn bị cho một ngày bận rộn tiếp theo. Mùa nào thức đấy, những ngày Đông lạnh giá thì bà có món bánh trôi tàu, chè sen nóng còn khi Hè sang lại nhộn nhịp những chè đỗ đen, chè đỗ xanh và các loại thạch đen, thạch xanh. Vốn là một đứa khoái đồ ngọt nên lần đầu tiên vào quán của bà Ngọ, tôi đã dõng dạc gọi một cốc chè xanh đen thật ngọt làm mấy đứa bạn đi cùng vô cùng ngạc nhiên. Chúng vội vã thuyết phục tôi rằng ở quán này đặc sản nhất phải kể đến món thạch xanh còn chè tuy cũng ngon nhưng nhiều nơi khác cũng có. Quả thật, đây là lần đầu tiên tôi đi ăn quà ở ngoài hàng chứ không phải do bố mẹ mua về nhà nên cũng có phần bỡ ngỡ lắm. Thấy các bạn nói vậy, tôi cũng vội vã chuyển thực đơn ngay, dù thật lòng cũng không thích lắm. Không ngờ, món thạch đó lại hấp dẫn đến vậy. Những miếng thạch giòn giòn, dai dai mà vẫn mềm mịn, có vị thanh thanh, hơi chua chua, hòa với nước đường ngọt nhẹ, thêm ít đá đã được đập nhỏ và một ít dầu chuối thơm lừng khiến tôi ngây ngất mãi. Vui nhất là đến lúc thanh toán tiền, giá rẻ đến không ngờ: chỉ 500 đồng cho một cốc thạch như thế. Số tiền mẹ cho tôi để mời các bạn đi ăn sinh nhật hóa ra còn dư dả để mời thêm một lần sinh nhật nữa. Tối ấy về nhà, tôi kể lại chuyện này cho cả nhà nghe và không quên hết lời ca ngợi món thạch xanh như màu lá cây đầy quyến rũ.
Qua mấy hôm sau là đến chủ nhật, mẹ rủ tôi đi chợ cùng. Khi đã mua xong hết các món ăn, hai mẹ con đang chuẩn bị đi về thì như nhớ ra điều gì, mẹ bảo tôi đứng chờ một lát rồi đi lại phía hàng khô. Thấy lạ, trên đường về tôi hỏi mẹ về tác dụng của loại lá găng vừa mua, mẹ chỉ cười bảo lát nữa sẽ biết. Về đến nhà, mẹ xếp các món đồ đi chợ ra các khu khác nhau: trứng thì nhẹ nhàng đặt vào trong âu cho khỏi vỡ, thịt lợn thì ướp muối để chuẩn bị kho còn cua thì cho ra chậu kẻo chúng chết ngạt trong túi giấy bóng. Mấy mớ rau đay, mồng tơi, rau muống và sấu phân loại riêng từng rổ để lát nữa làm cơm. Xong tất cả, mẹ mới lấy một nắm lá găng khô bỏ vào chậu ngập nước, ngâm cho mềm. Vừa làm, mẹ vừa giải thích cho tôi biết cần phải nhặt sạch những cái gai găng nhỏ xíu mà cứng như kim châm còn sót lại trên lá để tránh lúc chế biến bị đâm vào tay. Công việc ấy tưởng như đơn giản mà cũng mất đến hàng chục phút. Xong xuôi, mẹ lại vớt lá găng ra, rửa sạch và ngâm tiếp một lúc nữa mới vớt ra rổ. Trong khi mẹ tỉ mẩn ngồi vò nát đám lá găng thì tôi chạy sang nhà bà ngoại ở gần đấy để xin về một thìa vôi nhỏ. Mẹ bảo, muốn để thạch xanh vừa giòn, vừa trong lại chóng đông thì không thể thiếu cái món nước vôi trong này. Nước thạch vò ra, mẹ cho vào miếng vải xô sạch, lọc kỹ càng. Tất cả được cho vào một cái nồi nhôm lớn mẹ vẫn thường dùng để nấu chè, thêm vào một bình nước đun sôi để nguội rồi đậy vung, cất vào một góc bếp. Mẹ bảo trong quá trình thạch hình thành, tuyệt đối không được va chạm vào chiếc nồi kẻo thạch bị long chân thì sẽ khó kết và đông giòn.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/169/2011_169_12_thachxan h2.jpg
Mẹ lại bắc bếp đun nước đường cho ngả màu vàng sánh như mật, thêm vào một chút gừng đã đập dập... Nước nguội thì tôi thả vào vài bông hoa nhài thay cho tinh dầu chuối như ở hàng ở bà Ngọ. Lúc này đây, nồi thạch đã kịp đông rồi. Mẹ lấy ra miếng vỏ con trai vẫn dùng để hớt tào phớ rồi khéo léo hớt từng lát thạch xanh như màu lá cây, bỏ vào cốc thủy tinh to, rưới thêm muỗng nước đường thoang thoảng hương hoa nhài, gừng tươi, lại thêm vào chút đá bào là hoàn thành một món giải khát tuyệt vời. Lúc này, hai cậu em trai tôi dù không được ai gọi về cũng đã có mặt từ lúc nào, hớn hở nhận lấy cốc thạch từ tay mẹ. Trong khi tôi vẫn còn đang từ từ thưởng thức món thạch của mẹ với cảm giác ngon lành, thơm mát và lạ miệng thì hai cậu em đã hoàn thành hiệp thứ nhất và đang xin mẹ tôi cốc tiếp theo. Bà vui lắm. Cứ tưởng bây giờ xuất hiện nhiều thứ giải khát, đồ uống hấp dẫn, những kem tây tàu, sinh tố đủ loại thì món thạch lá găng quê mùa này sẽ chẳng còn được trẻ em yêu thích nhưng hóa ra, so với những ngày thơ bé của mẹ, niềm vui của chúng tôi khi được thưởng thức món ăn này cũng chẳng khác là bao. Rồi như nhớ ra, mẹ vội vàng đi lấy thêm cốc để múc thạch mang sang nhà bà ngoại. Hẳn bà sẽ rất vui vì gặp lại món thạch dân dã, bình dị tưởng như đã bị quên lãng bởi ồn ào của phố thị hôm nay.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/169/2011_169_12_thachxan h1.jpg
Chẳng biết quán hàng của bà Ngọ có từ bao giờ, chỉ nhớ rằng khi tôi biết cầm những đồng tiền đầu tiên mẹ cho để ăn quà với chúng bạn thì "nhà hàng” đầu tiên mà chúng tôi lựa chọn đó là quán của bà Ngọ. Quán nằm trong một con ngõ nhỏ mà trước đây tôi không hề để ý, rất đơn giản chỉ với một chiếc bàn gỗ dài và mấy cái ghế kê dọc hai bên. Không biển hiệu, không băng rôn quảng cáo, cũng chẳng thực đơn cho mỗi vị khách, quán của bà Ngọ vẫn đông vui từ lúc mở hàng cho đến cuối ngày, khi bà đóng cửa để về nghỉ, chuẩn bị cho một ngày bận rộn tiếp theo. Mùa nào thức đấy, những ngày Đông lạnh giá thì bà có món bánh trôi tàu, chè sen nóng còn khi Hè sang lại nhộn nhịp những chè đỗ đen, chè đỗ xanh và các loại thạch đen, thạch xanh. Vốn là một đứa khoái đồ ngọt nên lần đầu tiên vào quán của bà Ngọ, tôi đã dõng dạc gọi một cốc chè xanh đen thật ngọt làm mấy đứa bạn đi cùng vô cùng ngạc nhiên. Chúng vội vã thuyết phục tôi rằng ở quán này đặc sản nhất phải kể đến món thạch xanh còn chè tuy cũng ngon nhưng nhiều nơi khác cũng có. Quả thật, đây là lần đầu tiên tôi đi ăn quà ở ngoài hàng chứ không phải do bố mẹ mua về nhà nên cũng có phần bỡ ngỡ lắm. Thấy các bạn nói vậy, tôi cũng vội vã chuyển thực đơn ngay, dù thật lòng cũng không thích lắm. Không ngờ, món thạch đó lại hấp dẫn đến vậy. Những miếng thạch giòn giòn, dai dai mà vẫn mềm mịn, có vị thanh thanh, hơi chua chua, hòa với nước đường ngọt nhẹ, thêm ít đá đã được đập nhỏ và một ít dầu chuối thơm lừng khiến tôi ngây ngất mãi. Vui nhất là đến lúc thanh toán tiền, giá rẻ đến không ngờ: chỉ 500 đồng cho một cốc thạch như thế. Số tiền mẹ cho tôi để mời các bạn đi ăn sinh nhật hóa ra còn dư dả để mời thêm một lần sinh nhật nữa. Tối ấy về nhà, tôi kể lại chuyện này cho cả nhà nghe và không quên hết lời ca ngợi món thạch xanh như màu lá cây đầy quyến rũ.
Qua mấy hôm sau là đến chủ nhật, mẹ rủ tôi đi chợ cùng. Khi đã mua xong hết các món ăn, hai mẹ con đang chuẩn bị đi về thì như nhớ ra điều gì, mẹ bảo tôi đứng chờ một lát rồi đi lại phía hàng khô. Thấy lạ, trên đường về tôi hỏi mẹ về tác dụng của loại lá găng vừa mua, mẹ chỉ cười bảo lát nữa sẽ biết. Về đến nhà, mẹ xếp các món đồ đi chợ ra các khu khác nhau: trứng thì nhẹ nhàng đặt vào trong âu cho khỏi vỡ, thịt lợn thì ướp muối để chuẩn bị kho còn cua thì cho ra chậu kẻo chúng chết ngạt trong túi giấy bóng. Mấy mớ rau đay, mồng tơi, rau muống và sấu phân loại riêng từng rổ để lát nữa làm cơm. Xong tất cả, mẹ mới lấy một nắm lá găng khô bỏ vào chậu ngập nước, ngâm cho mềm. Vừa làm, mẹ vừa giải thích cho tôi biết cần phải nhặt sạch những cái gai găng nhỏ xíu mà cứng như kim châm còn sót lại trên lá để tránh lúc chế biến bị đâm vào tay. Công việc ấy tưởng như đơn giản mà cũng mất đến hàng chục phút. Xong xuôi, mẹ lại vớt lá găng ra, rửa sạch và ngâm tiếp một lúc nữa mới vớt ra rổ. Trong khi mẹ tỉ mẩn ngồi vò nát đám lá găng thì tôi chạy sang nhà bà ngoại ở gần đấy để xin về một thìa vôi nhỏ. Mẹ bảo, muốn để thạch xanh vừa giòn, vừa trong lại chóng đông thì không thể thiếu cái món nước vôi trong này. Nước thạch vò ra, mẹ cho vào miếng vải xô sạch, lọc kỹ càng. Tất cả được cho vào một cái nồi nhôm lớn mẹ vẫn thường dùng để nấu chè, thêm vào một bình nước đun sôi để nguội rồi đậy vung, cất vào một góc bếp. Mẹ bảo trong quá trình thạch hình thành, tuyệt đối không được va chạm vào chiếc nồi kẻo thạch bị long chân thì sẽ khó kết và đông giòn.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2011/169/2011_169_12_thachxan h2.jpg
Mẹ lại bắc bếp đun nước đường cho ngả màu vàng sánh như mật, thêm vào một chút gừng đã đập dập... Nước nguội thì tôi thả vào vài bông hoa nhài thay cho tinh dầu chuối như ở hàng ở bà Ngọ. Lúc này đây, nồi thạch đã kịp đông rồi. Mẹ lấy ra miếng vỏ con trai vẫn dùng để hớt tào phớ rồi khéo léo hớt từng lát thạch xanh như màu lá cây, bỏ vào cốc thủy tinh to, rưới thêm muỗng nước đường thoang thoảng hương hoa nhài, gừng tươi, lại thêm vào chút đá bào là hoàn thành một món giải khát tuyệt vời. Lúc này, hai cậu em trai tôi dù không được ai gọi về cũng đã có mặt từ lúc nào, hớn hở nhận lấy cốc thạch từ tay mẹ. Trong khi tôi vẫn còn đang từ từ thưởng thức món thạch của mẹ với cảm giác ngon lành, thơm mát và lạ miệng thì hai cậu em đã hoàn thành hiệp thứ nhất và đang xin mẹ tôi cốc tiếp theo. Bà vui lắm. Cứ tưởng bây giờ xuất hiện nhiều thứ giải khát, đồ uống hấp dẫn, những kem tây tàu, sinh tố đủ loại thì món thạch lá găng quê mùa này sẽ chẳng còn được trẻ em yêu thích nhưng hóa ra, so với những ngày thơ bé của mẹ, niềm vui của chúng tôi khi được thưởng thức món ăn này cũng chẳng khác là bao. Rồi như nhớ ra, mẹ vội vàng đi lấy thêm cốc để múc thạch mang sang nhà bà ngoại. Hẳn bà sẽ rất vui vì gặp lại món thạch dân dã, bình dị tưởng như đã bị quên lãng bởi ồn ào của phố thị hôm nay.