Hanna
07-29-2013, 19:21
Khẳng định Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng hàng đầu, phía Nhật Bản cho rằng cần có những cải cách để sử dụng vốn ODA hiệu quả hơn. Trong cuộc họp giữa Bộ Kế hoạch & Đầu tư và phái đoàn Nhật Bản vừa diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, đại sứ Tanizaki Yasuaki khẳng định Việt Nam vẫn là đối tác quan trọng và quốc gia này sẽ hỗ trợ tối đa để Việt Nam thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa từ nay tới năm 2020. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Việt Nam cần sử dụng vốn ODA hiệu quả hơn. "Hiện nay có một số dự án không đạt hiệu quả như mong đợi và phía Nhật Bản phải làm việc thường xuyên với Bộ Kế hoạch & Đầu tư, gần như hàng tuần để trao đổi, đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề này", ông Tanizaki Yasuaki cho biết.
Nhật Bản đang là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam với khoảng 55 dự án ODA, tổng vốn cam kết 12,7 tỷ USD. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ dẫn báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi cho biết, nhiều dự án dùng vốn của Nhật Bản đang chậm tiến độ do vướng về giải phóng mặt bằng và thiếu vốn đối ứng như dự án cầu Nhật Tân, tuyến cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, hạ tầng cảng Lạch Huyện…
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu lập các đoàn kiểm tra, giám sát từng dự án đang được phản ánh có vướng mắc và chậm tiến độ. Đồng thời, lập "danh sách đen" các dự án vướng mắc kéo dài để tập trung xử lý.
Liên quan tới ngành công nghiệp ôtô - mũi nhọn họp tác giữa hai nước, phía Nhật Bản đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm năng khi thu nhập bình quân đầu người dự báo đạt 3.000 USD vào năm 2020, gấp đôi hiện nay. Song, phía bạn cho rằng hiện tại thị trường Việt Nam nhỏ, phân tán nên chưa thể thúc đẩy sự phát triển của ngành ôtô.
Hiện đang có những định hướng mâu thuẫn cản trở sự phát triển của ngành ôtô như một mặt mở rộng thị trường, mặt khác lại tăng cường đánh thuế để tăng nguồn thu, hay thực hiện quy định hạn chế lượng xe hai bánh để giảm ùn tắc giao thông. "Những định hướng này khiến cho chính sách phát triển ngành ôtô trở nên bất an", báo cáo của Nhật Bản cho hay.
Cũng thừa nhận sự "thất bại" trong chiến lược phát triển ngành ôtô thời gian qua là do chính sách thuế không khuyến khích nhà đầu tư và ngành công nghiệp phụ trợ "phát triển rất kém", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định thời gian tới sẽ cùng phía Nhật Bản cải thiện chính sách để phát triển ngành công nghiệp ôtô và ngành phụ trợ cho lĩnh vực này.
Về tình hình kinh tế vĩ mô, Nhật Bản nhận định những biến động cực đoan của lạm phát và tỷ giá tại Việt Nam đã giảm xuống, nhưng vẫn cần "loại bỏ hoàn toàn" những rủi ro này để doanh nghiệp yên tâm xem xét mô hình kinh doanh hướng đến quá trình công nghiệp hóa Chính phủ đang xúc tiến.
Bên cạnh đó, dự báo về tiến triển của vấn đền nợ xấu, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng cũng sẽ là thông tin không thể thiếu với nhà đầu tư Nhật Bản.
AP
Nhật Bản đang là nhà tài trợ song phương lớn nhất của Việt Nam với khoảng 55 dự án ODA, tổng vốn cam kết 12,7 tỷ USD. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ dẫn báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi cho biết, nhiều dự án dùng vốn của Nhật Bản đang chậm tiến độ do vướng về giải phóng mặt bằng và thiếu vốn đối ứng như dự án cầu Nhật Tân, tuyến cao tốc Nhật Tân - Nội Bài, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, hạ tầng cảng Lạch Huyện…
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu lập các đoàn kiểm tra, giám sát từng dự án đang được phản ánh có vướng mắc và chậm tiến độ. Đồng thời, lập "danh sách đen" các dự án vướng mắc kéo dài để tập trung xử lý.
Liên quan tới ngành công nghiệp ôtô - mũi nhọn họp tác giữa hai nước, phía Nhật Bản đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm năng khi thu nhập bình quân đầu người dự báo đạt 3.000 USD vào năm 2020, gấp đôi hiện nay. Song, phía bạn cho rằng hiện tại thị trường Việt Nam nhỏ, phân tán nên chưa thể thúc đẩy sự phát triển của ngành ôtô.
Hiện đang có những định hướng mâu thuẫn cản trở sự phát triển của ngành ôtô như một mặt mở rộng thị trường, mặt khác lại tăng cường đánh thuế để tăng nguồn thu, hay thực hiện quy định hạn chế lượng xe hai bánh để giảm ùn tắc giao thông. "Những định hướng này khiến cho chính sách phát triển ngành ôtô trở nên bất an", báo cáo của Nhật Bản cho hay.
Cũng thừa nhận sự "thất bại" trong chiến lược phát triển ngành ôtô thời gian qua là do chính sách thuế không khuyến khích nhà đầu tư và ngành công nghiệp phụ trợ "phát triển rất kém", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định thời gian tới sẽ cùng phía Nhật Bản cải thiện chính sách để phát triển ngành công nghiệp ôtô và ngành phụ trợ cho lĩnh vực này.
Về tình hình kinh tế vĩ mô, Nhật Bản nhận định những biến động cực đoan của lạm phát và tỷ giá tại Việt Nam đã giảm xuống, nhưng vẫn cần "loại bỏ hoàn toàn" những rủi ro này để doanh nghiệp yên tâm xem xét mô hình kinh doanh hướng đến quá trình công nghiệp hóa Chính phủ đang xúc tiến.
Bên cạnh đó, dự báo về tiến triển của vấn đền nợ xấu, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng cũng sẽ là thông tin không thể thiếu với nhà đầu tư Nhật Bản.
AP