PDA

View Full Version : Ngành hàng không Đông Nam Á phát triển mạnh


tonycarter
10-25-2013, 03:02
BANGKOK — Tại Đông Nam Á, thu nhập gia tăng trong thập niên qua giúp cho ngành hàng không phát triển, và những hăng hàng không giá rẻ đang tăng trưởng với tốc độ kỷ lục. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA ở Bangkok, công nghiệp hàng không đang gấp rút xây phi trường, và những cơ sở hạ tầng hàng không, huấn luyện hàng chục ngàn phi công mới, trong khi vẫn phải giữ cho các tiêu chuẩn an toàn nằm ở mức cao.

<table class="cms_table" align="center" width="100"><tbody><tr class="cms_table_tr" valign="top"><td class="cms_table_td">http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=528981&stc=1&d=1382670106 (http://www.ciisaigon.com/forum/attachment.php?attachmentid=124009&stc=1&d=1382666953)
Hành khách xếp hàng làm thủ tục lên máy bay tại quầy của Hăng hàng không giá rẻ Vietjet Air ở sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 20/10/2013.</td> </tr> </tbody></table>
Những tổ chức của ngành hàng không cho biết trong 8 tháng đầu của năm 2013, có hơn 138 triệu hành khách đi máy bay của các hăng hàng không châu Á-Thái B́nh Dương tăng 5% so với năm ngoái.

Trung tâm Hàng không châu Á Thái B́nh Dương có trụ sở tại Sydney nói việc tăng trưởng này có được là nhờ các hăng hàng không giá rẻ, là những hăng đă chiếm hơn phân nửa số hành khách trong năm 2012. Cách đây một thập niên, không có hăng hàng không giá rẻ nào cả.

Ông Martin Craig, giám đốc Hiệp hội Du lịch châu Á Thái B́nh Dương, cho biết số người thuộc giới trung lưu ngày càng tăng đă đẩy mạnh mức cầu du lịch.

“Sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động du lịch và du hành bằng máy bay bên trong các nước Á châu đơn giản là được thúc đẩy bởi sự kiện là ngày càng có nhiều người tiến vào tầng lớp trung lưu. Những người này có dư tiền để chi tiêu và một trong những việc đầu tiên mà họ muốn tiêu khoản tiền mà họ làm việc cực nhọc để có được là du hành ra nước ngoài.”

Giới trung lưu Đông Nam Á, hiện có khoảng 500 triệu người, sẽ lên đến mức 1,7 tỉ người vào năm 2030. Tuy nhiên ông Craig nói những con số dự đoán này có thể quá bảo thủ.

Để chuyên chở tất cả số hành khách này, các nhà phân tích ngành hàng không nói cần phải huấn luyện gần 200.000 phi công.

Các nhà phân tích nói thị trường du lịch nội địa chính đang lớn mạnh là Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan với tổng số 25 hăng hàng không giá rẻ đang hoạt động, và nhiều hăng nữa đang được thành lập.

Nhà phân tích hàng không Brendan Sobie nói Lào, Miến Điện và Việt Nam được xem như là ‘những thị trường biên cương’ với tiềm năng tăng trưởng to lớn. Ông nói tại Việt Nam tỉ lệ hành khách tăng trưởng với tỉ lệ hai con số.

“Việt Nam là một thị trường mới nổi và có nhiều hoạt động kinh tế -do đó Việt Nam phải làm nhiều việc để bắt kịp với một số thị trường khác tại Đông Nam Á—từ khía cạnh tăng trưởng và xâm nhập của các hăng hàng không giá rẻ chúng tôi thấy việc bắt kịp đang bắt đầu và Hiệp hội Du lịch châu Á Thái B́nh Dương cho rằng Việt Nam là một trong 3 thị trường tăng trưởng lớn nhất trên thế giới trong vài năm tới.”

Tại Miến Điện, con số chỗ ngồi trên các máy bay chở khách rời phi trường chính tại Rangoon đă tăng gần gấp đôi trong hai năm qua.

Vào lúc các hăng hàng không gấp rút đáp ứng mức cầu gia tăng, các nhà phân tích nói an toàn cần phải được đặt vào tâm điểm của ngành hàng không. Tuy nhiên những tiêu chuẩn an toàn trên toàn vùng vẫn chưa cân đối. Trước đây trong tháng một máy bay của Hăng hàng không Lào rơi xuống sông Mê Kông trong lúc mưa băo làm tất cả 49 người trên máy bay thiệt mạng.

Hành khách và phi hành đoàn thuộc 10 quốc gia và vụ rớt máy bay này là một tai nạn hàng không gây chết người nhiều nhất tại Lào kể từ năm 1954.

Vào năm 2012 tại Miến Điện, 4 chiếc máy bay đă gặp tại nạn nghiêm trọng. Trong lúc số du khách muốn đến quốc gia một thời bị cô lập này đang gia tăng một cách mạnh mẽ, một số tổ chức báo động là ngành hàng không ở nước này bành trướng quá nhanh. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo du khách đến Miến Điện là sự an toàn và việc giám sát của ngành hàng không nước này vẫn c̣n khép kín đối với nước ngoài.

Các nhà phân tích công nghiệp, như cơ quan đánh giá mức tín dụng Standard & Poors, cho rằng có sự không cân đối trong tiêu chuẩn hạ tầng cơ sở và huấn luyện trên toàn vùng. Trong một số trường hợp, tốc độ phát triển có thể vượt quá khả năng của các giới chức để đảm bảo đủ tiêu chuuẩn an toàn và hạ tầng cơ sở thích hợp.

Đối với ông Brendan Sobie của Trung tâm Hàng không châu Á Thái B́nh Dương, thách thức chính là các nước phải làm thế nào để có đủ hạ tầng cơ sở nhằm thỏa măn nhu cầu du hành của người dân trong nước và của số du khách nước ngoài mỗi ngày một nhiều.

“Quốc gia nào và những phi trường nào không đầu tư vào hạ tầng cơ sở sẽ mất khách vào tay những quốc gia và những phi trường khác. Và việc này dĩ nhiên sẽ tạo nên những sáng kiến đầu tư. Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là vẫn có sự thiếu hụt lớn lao; cần phải mất thời gian dài để xây một phi trường, phi đạo và nhà ga hàng không và điều đang xảy ra là đôi khi chỉ v́ sự tăng trưởng quá nhanh nên những nước này không theo kịp và điều mà chúng ta chứng kiến là hiện nay là nhiều quốc gia đang gấp rút để bắt kịp.”

Với du lịch và thương mại tăng nhanh tại những nước đang phát triển ở Đông Nam Á, vấn đề đặt ra cho các quốc gia này là làm thế nào các chính phủ có thể đối phó được với tăng trưởng và mối quan tâm về an toàn.

Ron Corben / VOA